Đang mang thai

Con đã lớn chừng nào? Mẹ cần bổ sung bao nhiêu loại vitamin tổng hợp: acid folic, DHA cho bà bầu, sắt cho bà bầu... Các kiến thức về sức khỏe sinh sản lưu ý cho mẹ  đảm bảo dinh dưỡng và thể chất để có 1 thai kỳ an toàn.
 

Bí quyết xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khoa học và hợp lý với đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu là yếu tố quan trọng giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Hiểu rõ về nguyên tắc dinh dưỡng trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thông qua các giai đoạn, các sai lầm về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ giúp bà bầu ăn uống đúng cách và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. 

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ

1. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ

Theo các chuyên gia khoa học, phụ nữ mang thai cần ăn tăng thêm 50-450 kcal/ngày so với trước khi mang thai. Và dinh dưỡng trong thai kỳ cần đáp ứng các nguyên tắc như sau

Các nhóm dưỡng chất cần bổ sung trong thai kỳ

Mẹ bầu nên ăn uống, bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cụ thể là những dưỡng chất như sau:

- Canxi: Hỗ trợ cơ thể mẹ bầu điều hòa chức năng của nhiều cơ quan, tăng cường sự phát triển của xương và răng của thai nhi. 

- Axit Folic: Bà bầu nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt, chắc chắn không thể bỏ qua Acid folic. Acid folic giúp hình thành ống thần kinh, tủy sống của bé. Axit Folic giúp giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh, kể cả tật nứt đốt sống. 

Thực phẩm giàu acid folic tốt cho bà bầu
Thực phẩm giàu acid folic tốt cho bà bầu

- Sắt: Mang ôxi đến các tế bào và mô, giúp tạo hồng cầu, và hỗ trợ sự phát triển của não ở thai nhi. Thiết sắt có thể gây ra bệnh thiếu máu ở bà bầu. 

- Iôt: Giúp sản sinh các hormone tuyến giáp cho mẹ bầu. Trẻ sơ sinh nào có mẹ bị thiếu iôt trầm trọng có thể bị chậm phát triển thần kinh, chậm nói, và gặp vấn đề liên quan đến thính giác.

- Axit béo Omega-3: Tăng cường sự phát triển não bộ, thị lực và trí nhớ cho thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu - Thuốc bổ, vitamin trong thai kỳ

Bổ sung Vitamin và các loại khoáng chất là việc hết sức cần thiết trong thai kỳ. Cụ thể có những loại vitamin và khoáng chất mẹ bầu cần chú ý bổ sung như sau:

- Các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12…): Cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo điều kiện cho sự phát triển hệ thống thần kinh ở trẻ nhỏ.

- Vitamin A: Tăng cường sự phát triển làn da và thị lực ở trẻ sơ sinh.

- Vitamin C: Hỗ trợ phát triển xương và răng ở thai nhi, tăng cường quá trình trao đổi chất.

Ngoài việc bổ sung các loại thức ăn trong thực đơn hàng ngày, bà bầu có thể sử dụng một số loại thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng có chứa vitamin và các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm này cần có sự tư vấn của Bác sĩ hoặc Dược sĩ.
Avisure mama - Vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai
Avisure mama - Vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai

Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khoa mạnh

Dưới đây là những loại thực phẩm lành mạnh mà bà bầu nên sử dụng như:

- Ngũ cốc: Nên dùng gạo hoặc gạo lứt (gạo chứa cả cám), ăn khoảng 200-300 gam gạo/ngày.

- Thức ăn giàu đạm: Thịt, cá, trứng, sữa… Mẹ bầu cần bổ sung thức ăn giàu đạm với lượng 180-210 gam/ngày.

- Chất béo: Mẹ bầu nên chọn chất béo lành mạnh (các axit béo không bão hòa), bao gồm các loại thực phẩm như: dầu oliu, dầu thực vật, hạt dầu (hạt điều, hạnh nhân, hạt hướng dương).

Mẹ bầu nên bổ sung thêm dầu oliu, dầu hạt lanh.. trong thực đơn ăn uống của mình
Mẹ bầu nên bổ sung thêm dầu oliu, dầu hạt lanh.. trong thực đơn ăn uống của mình

- Sữa: Đây là nguồn cung cấp canxi và chất đạm quan trọng cho mẹ bầu trong thai kỳ. Nên chọn các loại sữa ít chất béo, ít đường hoặc không đường. Mẹ bầu có thể chọn sữa bò hoặc các loại chế phẩm từ sữa, mỗi ngày bà bầu nên uống 3-4 ly sữa (600-800 ml sữa) hoặc 3-4 ly sữa chua, hoặc 120 gam pho mát.

- Các loại rau: Chọn các loại rau xanh và đậm màu, ví dụ: rau muống, rau dền, rau ngót, xà lách, rau cải… 

- Trái cây: Cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, nên chọn trái cây tươi và giàu vitamin, khoáng chất như: xoài, kiwi, dâu, cà chua, chuối…

Những thực phẩm bà bầu nên kiêng

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và phòng ngừa dị tật ở thai nhi, mẹ bầu cần tránh tiêu thụ những loại đồ ăn, thực phẩm như sau:

- Hạn chế muối hoặc gia vị, món ăn quá mặn: bột canh, nước mắm, nước tương, cá khô, dưa chua, cà muối… Nên dùng muối hoặc bột canh có chứa iot. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị phù do thận hoặc tăng huyết áp thì phải ăn rất ít muối hoặc ăn nhạt tuyệt đối.

- Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như: rượu bia, cà phê, nước chè đặc… Không hút thuốc lá, hoặc ngửi phải khói thuốc (hút thuốc lá tự động) trong quá trình mang thai.

Ba bầu nên kiêng rượu bia, các chất kích thích
Bà bầu nên kiêng rượu bia, các chất kích thích

- Hạn chế sử dụng các loại gia vị cay như: ớt, hạt tiêu, tỏi.

- Không nên tiêu thụ các loại đồ ăn có chứa nhiều đường ngọt, để tránh nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Cụ thể như: bánh ngọt, bánh kem, kẹo, hoa quả chứa nhiều đường (vải, mận, xoài…) 

2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu qua từng giai đoạn

Dưới dây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn:

- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu: Trong giai đoạn đầu, mẹ bầu cần nạp 200-300 kcal/ngày. Tuy nhiên, không cần bồi bổ quá nhiều vì thai nhi chưa hấp thu được nhiều nhưng vẫn đặc biệt chú ý cung cấp các dưỡng chất như: vitamin B12, axit folic, sắt để giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

- 3 tháng giữa: Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên đáng kể và năng lượng cần nạp vào mỗi ngày là: 300 kcal/ngày. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như: chất bột (cơm, mì, khoai, sắn), chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ Canxi với hàm lượng 1000 - 1200 mg/ngày.

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa đầy đủ nhóm chất đạm, canxi, sắt, dha, kẽm...
Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa đầy đủ nhóm chất đạm, canxi, sắt, dha, kẽm...

- 3 tháng cuối: Giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, bà bầu vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất như đã nêu trên. Ngoài ra, còn cần tăng cường bổ sung Axit béo Omega-3 để tăng cường sự phát triển não bộ và cung cấp đầy đủ Canxi để hệ xương của thai nhi phát triển vượt trội.

3. Một số sai lầm về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Không phải mẹ bầu nào cũng có chế độ dinh dưỡng đúng cách, dưới đây là một số sai lầm về dinh dưỡng thường gặp trong thai kỳ:

- Không ăn đa dạng các loại thực phẩm: Nhiều mẹ bầu mắc phải sai lầm chỉ ăn một vài loại thức ăn có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu chất, gây thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bữa ăn của mẹ bầu cần đa dạng các loại thực phẩm.

- Cung cấp không đủ hàm lượng các dưỡng chất như: Canxi, Kẽm, Sắt, Axit Folic… có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thì mẹ bầu nên bổ sung thêm qua thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất đảm bảo tốt nhất cho thai kỳ
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất đảm bảo tốt nhất cho thai kỳ

- Ăn quá no, chưa cân đối các dưỡng chất cần thiết: Nhiều mẹ ăn quá nhiều chất béo, nhưng lại thiếu đi vitamin và khoáng chất. Do vậy, bữa ăn hàng ngày của mẹ nên chú ý đảm bảo tỷ lệ các thành phần dưỡng chất.

Hy vọng rằng thông qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bà bầu có thêm những kiến thức bổ ích về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Chúc mẹ bầu và em bé luôn khỏe mạnh, có nhiều niềm vui trong suốt thai kỳ nhé.
Mẹ bầu có thể tham khảo thêm chủ đề: Bà bầu nên kiêng gì?

 

ĐẶT MUA ONLINE

Avisure Mama có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Bài viết liên quan

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ
CHUYÊN GIA