Sau khi sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh, Nuôi con bằng sữa mẹ, Giáo dục con trong những năm đầu đời và các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
 

Hướng dẫn mẹ cách ăn dặm cho bé

Chắc hẳn mẹ cũng đang thắc mắc về vấn đề ăn dặm cho bé, cho bé ăn dặm khi nào là tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ những thắc mắc về bé ăn dặm.
Sau giai đoạn bú sữa, bé cần được bổ sung năng lượng. Và theo như các bác sĩ, thời điểm ăn dặm khi nào tốt nhất cho bé được xác định là từ 5-6 tháng tuổi, là phù hợp với đa số các bé trong giai đoạn phát triển.

Thời điểm ăn dặm phù hợp cho bé?

Ăn dặm là việc bổ sung dinh dưỡng cho bé, ngoài sữa mẹ. Thời gian bắt đầu ăn dặm cho bé là khi bé trong 6 tháng tuổi. Theo truyền thống của người Việt, trẻ nên bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay, hay cháo nấu với thịt, trứng, rau.


Mẹ nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm khi bé được 5-6 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé cũng cần bổ sung năng lượng. Bởi từ giai đoạn 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp 450kcal/ngày, trong khi đó thì trẻ cần 700kcal/ngày. Do vậy việc bổ sung năng lượng bằng việc ăn dặm là cần thiết, để bù đắp thiếu hút năng lượng. Nếu không bù đắp đủ năng lượng, bé sẽ còi cọc, chậm phát triển.

Một lý do nữa cần ăn dặm cho bé là lượng sắt không còn đủ, nên phải bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nếu không trẻ sẽ thiếu sắt, khiến trẻ bị thiếu máu. Nếu như bé bị thiếu hụt lượng sắt lướn, sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu cao ở nhóm tuổi này.

Bé ăn dặm bao nhiêu là đủ?
 
Mẹ đã biết tầm quan trọng của việc cho bé ăn dặm trong giai đoạn này nhưng không biết cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ và cho bé ăn dặm thế nào đúng cách?

Theo các bác sĩ, trong giai đoạn cho bé ăn dặm, mẹ vẫn cần cho bé bú sữa ít nhất 3-4 lần/ngày, ăn dặm 2 bữa bột/ngày, rồi sau đó tăng lên 3-4 bữa bột/ngày. Các mẹ lưu ý là khi trong 6 tháng, bé cần được ăn dặm đúng cách. Cụ thể cần cung cấp đủ 4 nhóm chất là:

Nhóm đường bột: Mẹ nên dùng gạo tám thơm, không dùng gạo nếp, hạt sen, đậu xanh, ý dĩ,….sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu cho trẻ. Khi trẻ lên 1 tuổi, mẹ cần đa dạng hơn trong thực đơn hằng ngày cho trẻ.

Nhóm cung cấp chất đạm: Mẹ có thể sử dụng thịt lợn, lòng đỏ trứng gà, trứng đây đều là những thực phẩm dễ tiêu hóa trong chế độ ăn dặm cho bé. Sau đó khi bé quen, cho bé ăn thịt bò, cá tôm…..Khi bé lên 1 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng hơn, ăn cả quả trứng…..


Nhóm thực phẩm giàu chất đạm

Nhóm cung cấp chất béo: Trong chế độ cho bé ăn dặm, không thể thiếu chất béo, nhưng mẹ cần cho bé ăn cân đối, tránh gây ra những bệnh về mỡ. Mẹ cần cho bé ăn đầy đủ cả dầu thực vât và dầu động vật trong chế độ cho bé ăn dặm. Cho bé ăn đa dạng các loại dầu thực vật như đậu nành, oliu, mè,….

Nhóm chất xơ và vitamin đây cũng là nhóm chất quan trọng cần có trong thực đơn cho bé ăn dặm. Mẹ nên cho 1 thìa rau, sau này lên 2-3 thìa/bát bột là đủ. Nếu như trẻ bị táo bón, mẹ có thể tăng cường nhưng không nên quá nhiều. Với trẻ thừa cân, béo phì, trong thời kỳ cho bé ăn dặm, mẹ cần tăng cường nhóm này.

Chọn thực phẩm cho bé ăn dặm đúng cách
  • Mẹ cần chú ý trong việc bổ sung năng lượng và dĩnh dưỡng, đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A,C folate…
  • Đảm bảo thực phẩm cung cấp sạch và an toàn, không gây hại đến sức khỏe, không có chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Không  nên cho bé ăn dặm đồ quá cay, mặn, nên chọn thực phẩm dễ ăn với trẻ, khiến trẻ thích thú khi ăn
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý vệ sinh an toàn trong thời kỳ cho bé ăn dặm nhé
Trên đây là những lưu ý  về cách ăn dặm cho bé, mẹ nào đang có bé trong thời kỳ ăn dặm thì nên chú ý nhé.

ĐẶT MUA ONLINE

Avisure Mama có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Bài viết liên quan

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ
CHUYÊN GIA