Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Có thai tuần đầu nên lưu ý những gì?

10:23 | 04/09/2024
233 lượt xem
Mang thai là hành trình vất vả khó khăn nhưng lại là thiên chức thiêng liêng cao cả của phụ nữ. Tuần đầu mang thai là giai đoạn nguy hiểm nhất trong cả quá trình 9 tháng 10 ngày nên mẹ bầu nên nắm rõ một vài lưu ý để có thể bảo vệ sức khoẻ và thai nhi mới xuất hiện trong bụng. Vậy có thai tuần đầu nên lưu ý những gì thì mời các mẹ bầu cùng theo dõi những thông tin chi tiết dưới đây.

1. Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Dấu hiệu mang thai tuần đầu
1 số dấu hiệu mang thai tuần đầu
Rất nhiều mẹ bầu thụ thai nhưng không hề biết do các dấu hiệu có thai những tuần đầu còn quá mờ nhạt. Tuy nhiên, đối với một số mẹ bầu nhạy cảm đã có thể phát hiện ra những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này. Cụ thể một vài dấu hiệu mang thai tuần đầu mà mẹ bầu có thể cảm nhận được đó là:
 

- Trễ kinh: đây là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất khi cấn bầu, phụ nữ qua độ tuổi dậy thì thường có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng nhưng khi mang thai thì kỳ kinh tiếp theo không diễn ra nữa. Nếu bị trễ kinh từ 7-10 ngày sau khi quan hệ thì rất có thể bạn đã mang thai. Nhưng đối với một vài phụ nữ có kì kinh nguyệt không đều hay những lý do như stress, lo lắng, căng thẳng, thay đổi môi trường cũng dễ dẫn đến trễ kinh.Vậy nên cần quan sát thêm một vài biểu hiện khác của cơ thể để có thể khẳng định bạn đang mang bầu nhé!

- Chuột rút:  bà bầu có thể xuất hiện những cơn đau như bị vọp bẻ giống như trong kỳ kinh nguyệt, dấu hiệu này xuất hiện rõ nhất vào khoảng ngày thứ 6-12 của thai kỳ vì khi ấy phôi bắt đầu bám chặt vào tử cung khiến tử cung bị kéo căng gây ra đau đớn, chuột rút.

- Căng tức ngực, núm vú chuyển màu: khi mang thai khu vực bầu ngực sẽ cảm thấy đau, căng tức, núm vú chuyển sang màu thẫm và có dấu hiệu to ra nguyên nhân là khi mang thai các hormon trong cơ thể thay đổi, lượng máu bơm lên ngực nhiều dẫn đến vùng bầu ngực căng cứng, đau nhức. Đầu vú sẫm màu là do các hormon thay đổi hoạt động của lớp biểu bì tạo ra hắc tố xung quanh núm vú.

- Dễ buồn nôn: đây cũng là dấu hiệu điển hình của mang thai, buồn nôn là hiện tượng ốm nghén thường xảy ra trong những tháng đầu thai kỳ  nguyên nhân là do sự gia tăng hoocmon HCG và estrogen trong cơ thể. Có đến 80% phụ nữ gặp phải tình trạng buồn nôn khi mang thai.

- Đi tiểu nhiều: khi mang thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang dẫn đến các mẹ thường xuyên đi tiểu. Khi thai nhi càng lớn thì tử cung càng to tạo nên sức ép lớn đến bàng quang khiến cho bà bầu đi tiểu với tần suất nhiều hơn.

- Táo bón:  nguyên nhân là do sự gia tăng hormone progesterone khiến hoạt động của hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng, nhu động ruột giảm khiến mẹ bầu bị táo bón. Để thoát khỏi tình trạng này các mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước.

Ngoài những dấu hiệu dễ nhận biết như kể trên thì còn một vài dấu hiệu để các mẹ thêm phần chắc chắn rằng mình mang thai như là: trướng bụng, buồn ngủ thường xuyên, thay đổi vị giác, mệt mỏi tâm trạng thay đổi thất thường, thân nhiệt tăng cao, đau bụng âm ỉ,...

2.Có thai tuần đầu thử thai được không?

Nếu bạn có những dấu hiệu có thai như đã kể trên thì hoàn toàn có thể thử thai ngay sau đó, mang thai tuần đầu có thể thử thai tuy nhiên có thể sẽ nhận lại kết quả không chính xác vì xét nghiệm được thực hiện quá sớm. 

Hiện nay có hai loại xét nghiệm thử thai đó là xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu, cả hai loại xét nghiệm này đều để đo lường lượng hormon thai kì HCG trong cơ thể bạn. Quá trình thử thai tốt nhất vào khoảng sau 7-12 ngày sau khi trứng thụ tinh thành công vì khi đó cơ thể đã phát triển hormone thai kỳ HCG vừa đủ để có thể đưa ra kết quả chính xác khi xét nghiệm.

Xét nghiệm đo nồng độ HCG có kết quả tương đối chính xác
Xét nghiệm đo nồng độ HCG có kết quả tương đối chính xác

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp thử thai bằng nước tiểu tại nhà, nếu xuất hiện 2 vạch thì xin chúc mừng bạn đã mang thai. Bạn nên đi khám lại ở các cơ sở y tế để có  những xét nghiệm chuyên sâu  để đưa ra một kết quả chính xác nhất và nắm rõ được những thông tin cần thiết của thai kỳ. 

Nếu kết quả là một vạch trong khi đã có một vài dấu hiệu, đừng căng thẳng, có thể lúc này lượng hormone HCG của bạn vẫn chưa đủ cao,  hãy thử lại xét nghiệm sau 1 tuần để có kết quả chắc chắn nhất.

3.Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần đầu.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển ổn định của mẹ và bé trong suốt thai kỳ đặc biệt là những tuần thai đầu tiên. Đây là lớp nền cho cả quá trình thai nghén sau này. Vậy nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lí cho những tuần đầu mang thai là việc cần thực hiện ngay.

Hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bà bầu
Hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho bà bầu

Nguồn dinh dưỡng của bào thai lấy từ dinh dưỡng của mẹ nạp vào qua thức ăn hàng ngày. Nguồn dinh dưỡng này theo máu nuôi dưỡng thai nhi, việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp thai nhi khoẻ mạnh, phát triển ổn định, năng cao sức đề kháng. Theo các chuyên gia thì những chất dinh dưỡng dưới đây rất tốt cho các mẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ:

- Protein:  mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung đạm cho cơ thể bằng các loại  thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, ...chất dinh dưỡng này giúp tế bào mô của thai và tuyến vú, mô tử cung của mẹ phát triển trong cả thai kỳ.

- Sắt: sắt là vi chất quan trọng trong cả thai kỳ, khi mang thai nhu cầu sắt cao hơn bình thường do để phòng ngừa thiếu máu gây nguy hiểm đến thai nhi và mẹ. Vậy nên việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại hạt…trong bữa ăn hàng ngày cho mẹ bầu là điều vô cùng cần thiết.

- Canxi: giúp hình thành và phát triển hệ thống xương và răng của thai nhi, ngoài ra còn giúp củng cố hệ thần kinh và đông máu bình thường ở mẹ. Thiếu canxi cơ thể mẹ sẽ bị đau nhức, em bé còi cọc và có nguy cơ bị còi xương khi chào đời. Cách bổ sung canxi cho cơ thể đó là ăn nhiều những thực phẩm như: cua, tôm, ốc, các loại đậu.

- Axit folic: đây là chất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những tuần đầu mang thai. Thiếu Axit folic có thể gây nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Do vậy mẹ bầu cần phải bổ sung acid folic hàng ngày bằng các loại viên uống và các thực phẩm giàu axit folic như: các loại rau màu xanh đậm (rau chân vịt, rau cải xanh, súp lơ xanh), các loại hạt và nội tạng động vật (tim, gan).

Ngoài ra các mẹ cũng cần bổ sung một vài vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin D, các loại vitamin B như B6, B12,... và các nguyên tố vi lượng như: Magie, Kali,photpho,...

4.Mang thai tuần đầu cần chú ý những gì?

Tuần đầu là giai đoạn nguy hiểm nhất vì lúc này cơ thể nhạy cảm chưa quen với việc có thai, vì vậy các mẹ nên biết một vài lưu ý để có thể bảo vệ bản thân và thai nhi thật tốt nhé!

- Không sơn móng tay, nhuộm tóc vì trong thuốc nhuộm có chứa một vài chất độc hại ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai.

- Không tự ý sử dụng thuốc, kể cả các thuốc kháng sinh, giảm đau thông thường khi có các dấu hiệu nghi ngờ mang thai.

- Không đi giày cao gót: các mẹ nên tránh những đôi giày đế cao thay vào đó là giày thể thao, giày đế bệt có độ ma sát tốt để tránh té ngã dẫn đến sảy thai.

- Không hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc lá: trong khói thuốc có hơn 4000 chất hóa học độc hại nếu hít nhiều mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng sức khoẻ, con sinh non, khuyết tật, chậm phát triển.

- Tránh vận động mạnh, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.

- Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu: đứng hoặc ngồi quá lâu có thể khiến đau đầu gối, phù nề chân, nếu do đặc thù công việc bắt buộc phải vậy mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, xoa bóp, mát xa đầu gối và chân để máu lưu thông dễ dàng.

5.Những dấu hiệu cần đi khám khi có thai tuần đầu.

Tuần đầu là thời gian mà thai nhi dễ gặp nguy hiểm nhất. Có đến 80% các trường hợp sảy thai xảy ra trong tuần từ 0 đến 13 của thai kỳ. Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm mà khi gặp mẹ bầu cần phải đến nhanh cơ sở y tế gần nhất để khám và có hướng điều trị kịp thời:

- Chảy máu âm đạo

- Sốt, đau bụng, ớn lạnh.

- Cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện thường xuyên và kéo dài, có thể bị ngất,

- Đi tiểu đau, buốt.

- Những cơn đau buốt khó chịu bất thường vùng xương chậu.

- Bàn tay, bàn chân, mặt bị phù, sưng.

Trên đây là một vài thông tin liên quan đến vấn đề mang thai tuần đầu. Đây là giai đoạn nhạy cảm nhất nên mẹ bầu cần nắm rõ những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh, ổn định nhé!

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các ...
Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển ...
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ ...
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
19 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ...
Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ
27/11/2024
29 lượt xem

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Điển hình nhất là hiện ...
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?
27/11/2024
28 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Theo khuyến ...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?
26/11/2024
35 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ ...
Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết
25/11/2024
37 lượt xem

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ...
Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp
25/11/2024
38 lượt xem

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure