Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 2 tuần tuổi - Những dấu hiệu mang thai và lời khuyên cần thiết

11:39 | 30/03/2019
425 lượt xem

Vào thời điểm thai nhi 2 tuần tuổi, những dấu hiệu mang thai vẫn chưa rõ ràng, có thể bạn không biết rằng mình đã có thai, nhưng lúc này,cơ thể bạn đang tiết ra các hormone của thai kỳ và em bé của bạn đang lớn lên nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào của quá trình mang thai. 

Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi?

Thai nhi 2 tuần tuổi có thể được ví như một quả trứng gà siêu nhỏ, trong đó nước ối được ví như lòng trắng trứng còn phôi được ví như lòng đỏ trứng.


Tác dụng chính của nước ối là nuôi dưỡng để thai nhi phát triển đến khi nhau thai hình thành đầy đủ và sẵn sàng thực hiện chức năng của nó.
 

Quá trình hình thành:

Sự rụng trứng:
Khi xảy ra rụng trứng, trứng chưa thụ tinh bắt đầu cuộc hành trình của mình. Sau khi rời khỏi buồng trứng, trứng sẽ di chuyển theo một trong hai ống dẫn trứng đến tử cung và chờ tinh trùng đến để thụ tinh.

Sự thụ tinh:
Có khoảng 300 tinh trùng di chuyển đến ống dẫn trứng, tuy nhiên chỉ có một tinh trùng có thể kết hợp với trứng để thực hiện quá trình thụ tinh. Sau khi có một tinh trùng thâm nhập vào, bề mặt của trứng sẽ biến đổi và ngăn cản không cho bất kỳ một con tinh trùng nào khác có thể xâm nhập vào nữa. Mỗi trứng và tinh trùng có chứa 23 nhiễm sắc thế, một nửa trong số đó có mang vật liệu di truyền cần thiết. Trứng mang nhiễm sắc thể X, còn tinh trùng mang cả nhiễm sắc thể X và Y. Các nhiễm sắc thể này kết hợp với nhau tạo thành hợp tử và hoàn tất quá trình thụ tinh.

Sau khi thụ tinh 24h, tế bào trứng dường như có màu tím. Xung quanh nó có một lớp dày màu vàng là một lớp bảo vệ bất khả xâm phạm.

Giai đoạn đầu sau thụ tinh:
Sự phát triển của phôi thai sẽ truyền tín hiệu tới tuyến yên, từ đó tuyến yên sẽ điều khiển để chu kỳ kinh nguyệt của bạn tạm dừng lại. Tuyến yên tiết ra hormone HCG làm ngắt chu kỳ kinh nguyệt. Nó giúp duy trì nồng độ progesterone cần thiết cho việc mang thai. Hormone progesterone giúp phôi tồn tại được trong tử cung và giúp quá trình phát triển thành thai nhi diễn ra một cách thuận lợi.

Sau khoảng 4-5 tuần, phôi thai sẽ tiết ra tất cả các hormone cần thiết để duy trì sự sống của mình. Mặc dù sống trong tử cung và được nuôi dưỡng bởi các chất lấy từ cơ thể mẹ nhưng phôi thai phát triển như một cơ thể độc lập với đầy đủ hệ gen và các hormone có liên quan.


Sự phân chia của tế bào (1-3 ngày)
Sau thụ tinh, các hợp tử sẽ mất khoảng 30 giờ để hoàn thành lần phân chia đầu tiên. Sau khi phân chia thành 16 tế bào, hợp tử có kích thước như một quả bóng với đường kính khoảng 0,1mm. 16 tế bào đó được gọi là phôi dâu (vì có hình dáng giống như quả dâu) sẽ di chuyển đến tử cung của mẹ vào khoảng ngày thứ 3 sau thụ tinh. Từ giai đoạn phôi dâu này, các tế bào bắt đầu được biệt hóa. Đây cũng là giai đoạn các tế bào bắt đầu xâm lấn vào niêm mạc tử cung của người mẹ.

4 ngày sau thụ tinh:
Ở giai đoạn này, chất lỏng bắt đầu hình thành bên trong phôi dâu tạo ra một lớp màng dày và riêng biệt ở bên ngoài. Lớp màng này bao bọc khối tế bào ở bên trong, khối tế bào bên trong đó được gọi là phôi và bên ngoài lớp màng được gọi là nhau thai. Toàn bộ cấu trúc lúc đó gồm 58 tế bào, được gọi là “túi phôi”

5 ngày sau thụ tinh:
Túi phôi nằm trong tử cung nhiều ngày trước khi bám dính vào niêm mạc tử cung. Lúc này lớp màng bảo vệ bất khả xâm phạm bên ngoài phôi dâu dần biến mất và khi đó túi phôi bắt đầu bám dính vào niêm mạc tử cung.

Với trường hợp sinh đôi:
Các cặp song sinh có thể là cùng trứng hoặc khác trứng, mỗi trường hợp sinh đôi đó có một cách thụ thai khác nhau.

Sinh đôi khác trứng là kết quả của việc thụ tinh giữa 2 trứng và 2 tinh trùng riêng biệt. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp thụ tinh ống nghiệm (IVF) khi có hai phôi được đặt vào trong tử cung của người mẹ.

Sinh đôi cùng trứng là kết quả của việc thụ tinh giữa một trứng và một tinh trùng, sau đó hợp tử phân chia tạo thành 2 phôi. Hai phôi sau đó tách ra khỏi nhau trong vòng 9 ngày sau khi thụ tinh. Nếu hợp tử phân chia trong vòng 3 ngày đầu tiên (nghĩa là ở giai đoạn bạn mang thai 2 tuần 3 ngày) thì sẽ hình thành hai túi ối và 2 nhau thai riêng biệt.  Nếu hợp tử phân chia trong khoảng 4-9 ngày ( nghĩa là ở giai đoạn đã hình thành túi phôi) thì sẽ hình thành hai túi ối riêng biệt nhưng cùng chung một nhau thai. Khi sự phân chia của hợp tử xảy ra sau 9 ngày thì hai thai nhi sẽ chung nhau cả túi ối và nhau thai.


Sinh đôi khác trứng từ hai trứng được thụ tinh riêng biệt có sự liên quan đến yếu tố gia đình. Nhiều người nghĩ rằng việc sinh đôi không liên quan đến yếu tố di truyền nhưng điều đó chưa hẳn đúng với mọi trường hợp. Và bạn sẽ có cơ hội mang thai đôi lớn hơn nếu trong gia đình bạn đã có người sinh đôi.

Túi phôi chuẩn bị bám vào niêm mạc tử cung. Quá trình này thường diễn ra trong vòng 7 ngày sau khi thụ tinh, đó là lúc hoàn thành việc thiết lập  quá trình mang thai.
 

Những thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 2 tuần tuổi

Hai tuần sau ngày bắt đầu của chu kỳ kinh cuối cùng, trứng của bạn sẽ rụng hoặc sớm rụng ra ra khỏi buồng trứng. Nếu thụ thai thành công thì hai hoặc vài tuần sau bạn sẽ nhận được kết quả thử thai dương tính.

Em bé thường được sinh ra khoảng 38 tuần sau thụ tinh. Nhưng thật khó để biết chính xác thời điểm bắt đầu hiện tượng thụ tinh, vì vậy thời gian dự sinh được tính khoảng 40 tuần kể từ ngày bắt đầu của chu kỳ kinh cuối cùng. Đây là thời gian dự sinh trung bình cho mỗi một thai kỳ bình thường, một vài người có thể thai kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn so với khoảng thời gian đó. 

Việc tính toán thời gian để có thể mang thai rất quan trọng. Bạn nên cố gắng quan hệ tình dục trong vòng 72 giờ trước khi trứng rụng hoặc trong vòng 24 giờ sau khi trứng rụng. Làm như vậy nghĩa là bạn đã đưa tinh trùng vào tử cung vào thời điểm cả trước và sau khi trứng rụng để sẵn sàng cho hiện tượng thụ tinh,  bởi vì tinh trùng có thể sống trong tử cung khoảng 3 ngày, còn trứng chỉ có thể tồn tại không quá 24 giờ kể từ sau khi rời khỏi buồng trứng.

Trước khi quan hệ tình dục, bạn cần tính toán để biết được thời điểm rụng trứng của mình. Bạn cũng nên tìm hiểu về các tư thế quan hệ tình dục thuận lợi cho việc mang thai. Nhiều cặp vợ chồng đã phải cố gắng nhiều lần mới có thể mang thai.

Các phương pháp tính thời điểm rụng trứng:
Có một vài phương pháp giúp bạn tính được thời điểm rụng trứng. Nếu bạn tìm được các dấu hiệu của hiện tượng rụng trứng, bạn có thể dựa vào đó mà xác định khoảng thời gian tốt nhất để quan hệ tình dục, giúp nâng cao cơ hội có thai.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt:
Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài khoảng 28 ngày. Có một số phụ nữ có chu kỳ kinh đều đặn nhưng cũng có một số người có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình trong nhiều tháng sẽ giúp bạn biết chu kỳ kinh thực tế của mình diễn ra như thế nào. Bạn có thể đánh dấu chu kỳ kinh của mình mỗi tháng hoặc có thể sử dụng một ứng dụng theo dõi sinh sản để đánh dấu chu kỳ kinh. Điều này sẽ giúp bạn tính toán được thời điểm rụng trứng dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của mình.


Theo dõi nhiệt độ của cơ thể:
Khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ thay đổi. Bạn sẽ có cơ hội mang thai trong khoảng 2-3 ngày trước khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Bạn có thể theo dõi và ghi chép lại nhiệt độ cơ thể mình từng ngày và vào cùng một thời điểm. Thời điểm đó có thể là vào buổi sáng khi bạn vừa thức giấc. Bằng cách ghi chép, theo dõi nhiệt độ cơ thể hàng ngày, bạn sẽ hiểu được biều đồ nhiệt độ cơ thể và dựa vào đó để biết thời điểm quan hệ tình dục trước khi nhiệt độ của cơ thể tăng lên.

Theo dõi dịch tiết âm đạo:
Khi trứng rụng, dịch tiết âm đạo sẽ thay đổi kết cấu và độ đậm đặc của nó. Dịch tiết lúc trứng rụng sẽ  trở nên nhày dính và trong suốt. Sau khi trứng rụng, dịch tiết âm đạo sẽ đậm đặc và có màu trắng đục, sau đó chúng sạch dần.

Dùng test thử rụng trứng:
Một cách khác để xác định thời điểm rụng trứng đó là sử dụng bộ kit thử rụng trứng. Những bộ dụng cụ này dùng mẫu thử là nước tiểu để phát hiện các hormone dự đoán hiện tượng rụng trứng. Bạn cần làm theo đúng hướng dẫn sử dụng để có được kết quả chính xác.
 

Một số lời khuyên giúp cho tuần thứ hai của thai kỳ thuận lợi hơn

Việc chính mà bạn nên làm trong tuần này là từ bỏ các  thói quen có hại cho sức khỏe:
  • Ngừng ngay các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy, đây là việc làm cần thiết mang lại lợi ích cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng và kiểm soát cân nặng của bạn.
  • Giảm căng thẳng và tham gia vào các hoạt động thể chất.
  • Tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc nào đó và tìm hiểu thêm các thói quen tốt cho thai kỳ.
  • Hàng ngày bạn nên sử dụng một loại vitamin tổng hợp trong đó có chứa khoảng 400 microgam acid folic, việc làm này sẽ giúp ngăn cản các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Lời khuyên cho các ông bố tương lai

  • Chồng của bạn có thể cảm thấy rằng anh ấy không có vai trò gì trong giai đoạn này, tuy nhiên sức khỏe và thói quen sống của người chồng cũng có ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé tương lai.
  • Người chồng cần phải kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình, các loại thuốc đang sử dụng, thói quen hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện.
  • Những ông bố tương lai cũng nên sử dụng các vitamin trước khi muốn có con, theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sỹ.
Chúng tôi hy vọng bây giờ bạn đã có một cái nhìn đầy đủ hơn khi thai nhi 2 tuần tuổi. Thậm chí nếu bạn chưa nhận thấy dấu hiệu mang thai thì đây vẫn là thời điểm rất quan trọng trọng cuộc đời của em bé. Vì vậy,  hãy ăn uống đúng cách, giữ an toàn cho sức khỏe. Hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn!

► Xem tiếp: ​Thai nhi 3 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 là dấu hiệu đặc trưng cho thấy mẹ bầu đang ...
Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Trong giai đoạn thai kỳ, dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt với ...
Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Chế độ ăn uống trong thai kỳ luôn là mối quan tâm lớn của các mẹ ...
Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

“Ra máu báo thai có đau lưng không?” là thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến chế độ ăn uống để ...
Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi mà lại ngon lành, dễ kiếm? Mẹ có ...
Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Nhiều chị em trong giai đoạn đầu của thai kỳ thấy xuất hiện máu báo thai ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ
10/10/2024
1 lượt xem

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ối, thì "cách uống nước ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ
09/10/2024
8 lượt xem

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong thời gian ...
Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý
09/10/2024
12 lượt xem

Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

Các chuyên gia phụ sản đã khẳng định, tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu là vô cùng nguy hiểm cho ...
Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai
08/10/2024
19 lượt xem

Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai

Máu báo thai như thế nào là bình thường? Chị em cần lưu ý gì khi thấy xuất hiện máu báo ...
Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ
08/10/2024
12 lượt xem

Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ

Máu báo thai có mùi tanh không, màu sắc thế nào là câu hỏi nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. ...
Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?
08/10/2024
11 lượt xem

Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?

Nhiều chị em thấy ra máu báo thai và không rõ thai nhi khi đó được bao nhiêu tuần. Giải đáp ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure