Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

MANG THAI TUẦN 4

12:39 | 30/03/2017
130 lượt xem

Những dấu hiệu mang thai tuần 4, sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của cơ thể người mẹ.

Thai nhi 4 tuần tuổi đang trên đường di chuyển vào và gắn với niêm mạc tử cung. Các lớp tế bào dần được biệt hóa thành các bộ phận riêng biệt. Bạn cần làm gì để giúp bé phát triển đủ các bộ phận và khỏe mạnh vào tuần này?

Sự phát triển của thai nhi

Khi mới đến tử cung, phôi thai lúc này được tồn tại dạng một túi phôi, giống như một quả bóng lấp đầy chất lỏng vậy. Quả bóng này sẽ… nổi trong tử cung và tiếp tục phát triển trong một thời gian ngắn trước khi gắn với tử cung vào khoảng ngày thứ 9 sau khi thụ tinh, tức là vào khoảng giữa tuần này. Một khi đã cấy vào tử cung, túi phôi tạo thành hai phần, nhóm bên trong của tế bào sẽ tiếp tục trở thành em bé của bạn, và các nhóm bên ngoài đó là gắn vào thành tử cung sẽ trở thành nhau thai.


Thai nhi tuần 4 có kích thước như một hạt mầm nhỏ xíu

Sâu bên trong tử cung của bạn, phôi thai đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Khi bạn mang thai tuần thứ 4, bé đã lớn bằng một hạt mầm nhỏ xíu và trông giống một chú… nòng nọc tí hon. Khi mang thai 4 tuần đầu tiên, người ta có thể đã đo được kích thước thai nhi. Tuy nhiên bạn sẽ thấy các bác sỹ sẽ cho bạn kết quả chiều dài của bé từ đầu đến mông chứ không phải đến chân  như khi bé đã lớn ở các tam cá nguyệt sau. Đon giản vì lúc này đầu bé vẫn còn lớn hơn nhiều so với cơ thể, toàn thân lại cuộn trong, các cơ qua trong cơ thể chưa phân hóa rõ ràng.

Các nhóm bên trong của tế bào sẽ phân chia thành 3 lớp - ngoại bào, trung bào và nội bào -mỗi lớp đảm nhận một chức năng hình thành các bộ phận khác nhau cho cơ thể bé. Lớp ngoại bào giúp hình thành ống thần kinh. Ống thần kinh nằm ở nếp gấp trên của phôi, là tiền thân tạo nên não bộ, dây sống, tế bào thần kinh và cột sống của bé. Để bé của bạn trở nên thông minh và khỏe mạnh, hãy bổ sung đầy đủ 400-600mcg axit folic mỗi ngày.

Lớp ngoại bì trên cùng còn tạo da, tóc, móng, tuyến vú, tuyến mồ hôi và men răng. Tim và hệ tuần hoàn của bé bắt đầu được hình thành ở lớp trung bì. Như vậy, thai nhi 4 tuần tuổi đã có tim, thậm chí nó còn bắt đầu chia ngăn, biết đập và bơm máu.

Lớp trung bì cũng tạo nên cơ bắp cho bé, sụn, xương và các mô dưới da. Còn lại là lớp nội bì, đây là nền tảng hình thành phổi, ruột, hệ bài tiết sơ khai cho trẻ cùng với tuyến giáp, gan và tuyến tụy.


Phần còn lại, tức là nhóm bên ngoài sẽ phát triển thành tạo nhau thai và dây rốn, ở tuần thứ 4 này nó còn rất sơ khai. Đây là bộ phận có nhiệm vụ vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho bé. Trong những tháng đầu, màng nhau còn dày do chưa được phát triển nên tính thấm còn thấp. Hơn nữa khi đó chưa đủ lớn nên diện tích khuếch tán còn bị hạn chế. Vì vậy, trong hai tuần đầu, phôi thai phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy từ dịch niêm mạc tử cung.
 

Sự thay đổi cơ thể mẹ

Mang thai tuần 4 là thời điểm thích hợp để bạn chẩn đoán xem mình đã có em bé hay chưa nhờ que thử thai. Sau 8-9 ngày kể từ khi phóng noãn và trứng được thụ tinh, túi phôi được cấy ghép vào tử cung và bắt đầu xuất hiện nhau thai. Đây là bộ phận có tác dụng cũng cấp dinh dưỡng, oxy và đào thải chất cặn bã cho bé. Đồng thời, nhau thai có tác dụng bài tiết một hormone có tên HCG. Hormone này có thể tìm thấy trong máu và nước tiểu của mẹ và là cơ sở khoa học cho việc sử dụng que thử thai. Nếu kết quả dương tính, hãy đến bệnh viện để kiểm tra chắc chắn và xin những lời khuyên tốt nhất phù hợp với chính cơ thể bạn.

Bên trong bụng bạn, tử cung đang bắt đầu mở rộng để tạo khoảng không gian cho bé ngày càng lớn lên. Bạn cũng có thể gặp một số dấu hiệu mang thai sớm, cảm thấy buồn rầu, cáu gắt, có đau và ngực sưng lên. Một số bà mẹ có thể bị chuột rút hay cảm giác căng cứng vùng dưới xương chậu. Khi túi phôi làm tổ trong tử cung có thể gây ra hiện tượng chảy máu, nhưng chỉ một chút và rất ngắn, không hề kéo dài như kinh nguyệt những tháng trước.

Khi mang thai tuần 4, bạn nên tiếp tục hoặc bắt đầu thói quen tập thể dục hàng ngày. Những động tác vận động nhịp nhàng, đều đặn, sẽ là cần thiết cho  bạn và em bé từ giờ cho đến cuối thai kì. Bạn cũng cần có cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lí. Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được những gì bạn ăn trong khi mang thai, bởi vậy nên cố gắng tập trung vào chất lượng của chế độ ăn uống của bạn. Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, khoảng 30g mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Tránh xa các chất độc hại, các chất kích thích, các đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.


Những loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic

Có một điều quan trọng đặc biệt khi phôi thai ở 2 tuần đầu tiên, tức là tuần thứ 3 và thứ 4 kể từ ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt cuối cùng - Acid folic, dạng bổ sung của folat, được chứng minh lâm sàng rằng giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống gây ốm yếu tàn tật nghiêm trọng hay trẻ sinh ra thiếu một phần não, đôi khi có thể gặp trường hợp quái tượng không não. Axit folic tồn tại trong các thực phẩm như gan, nội tạng, bạn nên ăn một lần mỗi tuần, hoặc có trong thịt gia cầm, các loại ngũ cốc, rau màu xanh đậm, các loại quả như chuối, cam, chanh, bưởi. Tất cả những phụ nữ chuẩn bị hay mong muốn có thai đều nên ăn các loại thực phẩm này.

Lưu ý những loại đồ hộp, đồ ăn nhanh có sẵn có thể giảm từ 50 đến 90% lượng axit folic chứa trong đó. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn cho mình những thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng và tự chế biến theo khẩu vị phù hợp với mình. Ngoài ra, bạn có thể cần bổ sung thêm từ các sản phẩm chức năng có bổ sung axit folic với liều phù hợp.
Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các ...
Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển ...
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ ...
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
19 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ...
Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ
27/11/2024
29 lượt xem

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Điển hình nhất là hiện ...
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?
27/11/2024
28 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Theo khuyến ...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?
26/11/2024
35 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ ...
Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết
25/11/2024
37 lượt xem

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ...
Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp
25/11/2024
38 lượt xem

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure