Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Mang thai tuần đầu tiên - Những dấu hiệu có thai tuần đầu và sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu

12:54 | 26/02/2020
156 lượt xem

Mang thai tuần đầu tiên với những dấu hiệu có thai tuần đầu thường rất khó để nhận biết, đặc biệt là với những phụ nữ trẻ lần đầu mang bầu. 

Đối với hầu hết mọi phụ nữ, tuần đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian khó nhận biết nhất, đặc biệt là những người mang thai lần đầu tiên. Thời điểm đó, sẽ rất khó để bạn biết rằng mình đã mang thai hay chưa. Không có một dấu hiệu thay đổi nào của cơ thể cho biết rằng bạn đã mang thai. Mặc dù bạn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt theo đúng chu kỳ của mình, nhưng có thể lúc đó bạn vẫn nghĩ rằng chu kỳ kinh của mình bị chậm. Cho đến khi kết quả thử thai cho biết chính xác bạn đã mang thai thì hành trình làm mẹ lúc đó bắt đầu.

Chẩn đoán thai để nhận biết mang thai tuần đầu tiên

Việc chẩn đoán thai có thể tiến hành theo nhiều cách: Dùng que thử, Khám thực thể lâm sàng, Xét nghiệm hoặc Siêu âm. 
 

1. Khám thực thể lâm sàng:


Khi thăm khám thực thể lâm sàng, việc cung cấp các thông tin liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng cho bác sỹ là điều rất quan trọng. Các thông tin đó sẽ giúp cho việc chẩn đoán của bác sỹ được chính xác. Do đó bạn cần cung cấp cho bác sỹ tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến chu kỳ kinh cuối cùng, lượng kinh nguyệt, thời gian có kinh và số ngày của mỗi chu kỳ. Nếu có sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều bạn nên cho bác sỹ biết ngay từ đầu.

Trong tuần đầu của thai kỳ, nhiều phụ nữ gặp triệu chứng chảy máu âm đạo, điều này làm cho việc chẩn đoán của bác sỹ trở nên khó khăn hơn. Để chẩn đoán chính xác, bạn cần được làm một xét nghiệm rất quan trọng là kiểm tra nồng độ HCG (human chorionic gonadotropin) trong máu. Để loại trừ nguy cơ mang thai ngoài tử cung và nguy cơ sảy thai, việc chẩn đoán này cần được tiến hành một cách kỹ lưỡng và cẩn thận. Bất kỳ một sai sót nào trong quá trình chẩn đoán cũng đều có thể gây nguy hiểm. Do đó bạn cần cung cấp cho bác sỹ đầy đủ, không nên che giấu bất kỳ thông tin nào.

Một số thông tin hỗ trợ:

Việc khai thác tiền sử và thăm khám thực thể lâm sàng có thể cho biết người mẹ mang thai đã từng có bệnh về ống dẫn trứng, thắt ống dẫn trứng, viêm đường sinh dục hoặc mang thai ngoài tử cung trong quá khứ hay không. Thăm khám thực thể cũng cho biết người mẹ đã từng sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc đã từng sinh đẻ hay chưa. Ngày nay, các xét nghiệm sinh hóa và siêu âm giúp việc mang thai được phát hiện sớm hơn, ngay cả trước khi người mẹ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn trong thai kỳ. 


Khám thực thể lâm sàng là việc làm cần thiết
 

2. Xét nghiệm để biết có thai tuần đầu

Một số hormone sẽ được định lượng để chẩn đoán thai. HCG là một hormone như vậy, 5% HCG được phát hiện khi phụ nữ mang thai được 8 ngày, đến ngày thứ 11 của thai kỳ thì nồng độ HCG trong máu phát hiện được khoảng 98%. 

Nồng độ HCG cũng được dùng để xác định xem người phụ nữ có mang thai ngoài tử cung hay không. Những người có sự gia tăng nồng độ HCG chậm hơn mức bình thường thì có thể có nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai tự nhiên. Những người có nồng độ HCG ở mức rất cao lại có thể có nguy cơ chửa trứng, có nhiễm sắc thể bất thường hoặc mang đa thai.

Việc định lượng nồng độ Progesteron trong máu là một xét nghiệm quan trọng để phát hiện những thay đổi trong giai đoạn sớm của một thai kỳ bất thường. Việc sử dụng que thử theo nghiệm pháp ELISA rất hiệu quả để phát hiện nồng độ progesterone trong máu.

Yếu tố đầu tiên của quá trình mang thai (EPF) là một loại protein ức chế miễn dịch, loại protein này được cô lập ngay sau khi xảy ra quá trình thụ thai và nó giúp cho quá trình thụ tinh được thuận lợi hơn. Loại protein này có thể được phát hiện ngay sau khi thụ tinh khoảng 36-48h và nông độ của nó sẽ tăng lên nhanh trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thử nghiệm xác định nồng độ EPF được dùng để xác định tỷ lệ thành công sau chuyển phôi của phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Nồng độ EPF sẽ không phát hiện được ở người mẹ sau sinh hoặc trường hợp mang thai ngoài tử cung.
 

3. Siêu âm để phát hiện có thai sớm

Siêu âm đầu dò âm đạo (TVUS) giúp cho việc chẩn đoán thai dễ dàng và hiệu quả hơn. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện thai trong tử cung và xác định tuổi thai trong suốt ba tháng đầu của thai kỳ. Siêu âm đầu dò âm đạo có hiệu quả cao hơn so với siêu âm ổ bụng bởi phương pháp này có tần số cao hơn và hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.
 

Sự phát triển thai nhi, cơ thể mẹ thay đổi và các dấu hiệu có thai tuần đầu tiên 

Khi mang thai tuần đầu tiên, cơ thể người mẹ không có nhiều thay đổi. Thực tế là, trong 3-4 tuần đầu tiên người mẹ sẽ không phát hiện ra sự thay đổi của cơ thể mình, đó là lý do họ có thể bỏ lỡ một số giai đoạn trong thời gian đầu của thai kỳ.

  • Mặc dù không có sự thay đổi về cơ thể nhưng trong giai đoạn này người phụ nữ có thể gặp một số vấn đề về bệnh dạ dày, táo bón hoặc một số rối loạn tiêu hóa khác.
  • Các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi vào sáng sớm bắt đầu xuất hiện thường xuyên. Do đó bạn sẽ có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên này ở mỗi người là khác nhau.


Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vào sáng sớm

  • Các biểu hiện khác trong tuần đầu mang thai là sự thay đổi tâm trạng, đau ngực, mệt mỏi và các thay đổi nội tiết tố

Cơ thể người mẹ chuẩn bị cho quá trình thụ thai

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, trứng rời khỏi buồng trứng và đi đến ống dẫn trứng. Thời kỳ này, nói một cách chính xác là bạn chưa mang thai, bởi hiện tượng thụ thai chỉ xảy ra sau hai tuần kể từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Vì vậy, khi khám thai, điều quan trọng là bạn phải cho biết chi tiết chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì mới có thể đưa ra ngày dự sinh một cách chính xác.

Quá trình rụng trứng

Sau khi trứng rụng, phần còn lại của nang noãn sẽ phát triển thành hoàng thể, đây là một cấu trúc nội tiết tạm thời, có vai trò tiết ra các hormone trong đó nhiều nhất là progesterone, ngoài ra còn có hormone estradiol và inhibin A. Đây là các hormone đóng vai trò quan trọng giúp phát triển niêm mạc tử cung để chuẩn bị sẵn sàng nuôi dưỡng phôi thai trong trường hợp xảy ra thụ thai.

Trong vòng 24h sau khi trứng rụng, nếu gặp tinh trùng thì sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh, sau thời gian đó trứng bắt đầu thoái hóa. Sau khi rụng, trứng di chuyển theo ống dẫn trứng, gặp một tinh trùng may mắn trong hàng triệu tinh trùng và diễn ra hiện tượng thụ tinh. Sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ được làm tổ tại phần niêm mạc tử cung đã dầy lên. Trường hợp không xảy ra thụ tinh, trứng sẽ bị thoái hóa. 

Hai tuần sau khi trứng rụng, giai đoạn hoàng thể sẽ kết thúc, dẫn tới sự sụt giảm mạnh hai nội tiết tố nữ là progesterone và estrogen. Với sự sụt giảm hai nội tiết tố này, tử cung sẽ nhận được thông tin không cần phải nuôi dưỡng trứng sau thụ tinh nữa, khi đó niêm mạc tử cung sẽ bong ra, dẫn đến hiện tượng chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Sự thụ tinh hình thành phôi thai

Sau khi diễn ra sự thụ tinh, các tế bào bắt đầu phân chia. Trong tuần đầu tiên sẽ xuất hiện túi phôi. Phần bên ngoài của túi phôi sẽ trở thành nhau thai, còn phần bên trong của túi phôi sẽ trở thành phôi trong tuần thứ hai của thai kỳ.
Nếu có nhiều hơn một trứng rụng và thụ tinh thì sau đó sẽ có nhiều hợp tử được hình thành. Các hợp tử này sẽ mang các nhiễm sắc thể xác định làn da em bé, màu mắt, màu tóc, chiều cao và các đặc điểm tính cách.

Những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm trong tuần đầu tiên của thai kỳ là việc chuẩn bị tử cung để sẵn sàng mang thai. Nhiều bác sỹ gọi đây là “giai đoạn giải phóng”. Đây là thời kỳ không rõ ràng nhất, một vài phụ nữ nghĩ rằng mình mang thai nhưng khi kiểm tra thì kết quả lại có thể là âm tính. Đừng thất vọng! Bạn sẽ còn nhiều cơ hội để trở thành thai phụ. Khi đó bạn sẽ đạt được niềm vui và thỏa lòng mong đợi vào cùng một thời điểm.

Cách tính ngày dự sinh khi biết mình mang thai

Thời điểm bắt đầu của thai kỳ được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng (LMP), đây không phải là ngày mà quá trình thụ tinh thực sự diễn ra; bởi vì, theo quy ước, chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh.

Theo thuật ngữ y học, giai đoạn này được gọi là LNMP, nghĩa là chu kỳ kinh bình thường cuối cùng. Tuổi thai cũng được tính bắt đầu từ đó. Đây là một cách thuận tiện và dễ dàng để tính tuổi thai bởi thật khó để phát hiện khi nào quá trình mang thai thực sự xảy ra.

  • Ngay cả trong trường hợp mang thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm, tuổi của thai cũng được tính bằng cách cộng thêm 14 ngày kể từ ngày chuyển phôi.
  • Nếu một người phụ nữ có chu kỳ kinh đều đặn, quá trình thụ thai sẽ xảy ra trong vòng 11-21 ngày sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.
  • Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không thể nhớ được ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối thì thật khó để có thể xác định chính xác tuổi thai cho em bé của bạn.

Ở giai đoạn mang thai sau thời kỳ đầu này, các bác sỹ có thể dùng phương pháp siêu âm để xác định tuổi thai. Tuy nhiên phương pháp này cũng khó chính xác trong trường hợp thai nhi phát triển lớn hoặc nhỏ hơn so với bình thường. Do đó, nếu muốn biết chính xác tuổi thai, bạn cần theo dõi cẩn thận chu kỳ kinh nguyệt của mình.
 

Chế độ ăn cho tuần đầu tiên của thai kỳ

Việc chăm sóc sức khỏe trong suốt thời kỳ mang thai rất quan trọng. Khi mang thai tuần đầu tiên bạn có thể bị ốm nghén và giảm cảm giác thèm ăn. Trong giai đoạn này bạn nên uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước trái cây để tránh hiện tượng thiếu nước. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia bữa ăn của mình thành nhiều bữa nhỏ.


Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý là điều vô cùng cần thiết


Khi hết cơn buồn nôn và cảm thấy khỏe hơn, bạn nên ăn một bữa đầy đủ hơn. Các thực phẩm bạn nên ăn là trái cây và rau xanh, các thức ăn nhiều tinh bột như gạo, bánh mỳ, mỳ ống, khoai tây nướng hoặc luộc, thịt nạc, trứng, thịt gà, các loại đậu và đậu tương. Một thực phẩm cũng rất quan trọng nữa là sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua. Trong các thực phẩm này có chứa nhiều calci, một chất rất cần thiết đối với cơ thể người mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bạn nên bổ sung khoảng 400-800 microgam acid folic mỗi ngày để giảm các nguy cơ dị tật bẩm sinh tại não và cột sống, bao gồm cả dị tật nứt đốt sống ở thai nhi. Bạn có thể bổ sung bằng cách ăn các thực phẩm giầu acid folic như rau xanh, các loại quả khô, các loại hạt, ăn bữa sáng với bột yến mạch và bánh bột ngô nướng. Bạn nên tránh các đồ uống chứa cồn và các loại đồ ăn vặt ít dinh dưỡng.

Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai

Bạn nên chăm sóc sức khỏe của mình trước khi có kế hoạch mang thai. Thậm chí nếu không có kế hoạch mang thai thì việc chuẩn bị sức khỏe này cũng rất tốt trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn đối với các phụ nữ đang có sinh hoạt tình dục.

  • Tập thể dục, ăn các thức ăn có lợi cho sức khỏe, giữ cho tâm trạng luôn thoải mái và từ bỏ các thói quen xấu. Nếu bạn từng trì hoãn làm những điều này thì đây là thời điểm chính xác mang lại động lực để bạn bắt đầu thực hiện.
  • Bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn các loại vitamin dùng cho phụ nữ mang thai trong đó có chứa một lượng lớn acid folic, loại thuốc này rất có lợi cho cả mẹ và thai nhi.
  • Bạn nên từ bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe như uống đồ uống chứa cồn, hút thuốc lá, vì các nhân tố này có thể dẫn đến vô sinh. Hơn nữa, nó cũng có thể gây ra tác hại đối với bạn và cơ thể của em bé trong tuần đầu tiên của thai kỳ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội mang thai

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của bạn.  Nếu bạn không có một kế hoạch đúng đắn cho quá trình mang thai thì có thể bạn sẽ bị khó chịu và thất vọng hết tháng này qua tháng khác.

Đối với một cặp vợ chồng  khỏe mạnh, có quan hệ tình dục thường xuyên thì cơ hội có thai trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt là từ 15-25%. Cơ hội mang thai có phần may rủi như vậy là do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sau:

  • Cơ hội mang thai sẽ gặp khó khăn khi bạn tính không chính xác thời điểm rụng trứng. Điều này thường xảy ra khi cơ thể có sự mất cân bằng nội tiết. Do trứng có tuổi thọ ngắn, vì vậy việc quan hệ tình dục đúng thời điểm rụng trứng sẽ rất quan trọng cho việc thụ thai.
  • Cơ hội mang thai bắt đầu giảm khi bạn bước qua tuổi 30. Khi nhiều tuổi hơn, cơ hội mang thai tiếp tục giảm, và khi qua tuổi 40 thì cơ hội mang thai của bạn sẽ sụt giảm một cách nhanh chóng. Yếu tố tuổi tác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Có con hay không là sự lựa chọn cá nhân của mỗi cặp vợ chồng. Quyết định có con cũng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và tình trạng sức khỏe của mỗi cặp đôi. Tuy nhiên, trì hoãn sinh con không phải là một ‎ý tưởng khôn ngoan khi yếu tố tuổi tác bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khi độ tuổi tăng, số lượng và chất lượng trứng bị suy giảm do sự suy giảm của buồng trứng. Ngoài ra, các bệnh như viêm tử cung, u xơ tử cung, và polyp kết hợp với yếu tố tuổi tác càng làm giảm cơ hội mang thai. Đây cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung và sẩy thai. Nếu phụ nữ mang thai khi độ tuổi cao, em bé sinh ra có thể bị thiếu hụt cân nặng, rối loạn nhiễm sắc thể và mắc các bệnh không di truyền. Độ tuổi cao cũng là yếu tố gây ra nguy cơ tiền sản giật, biến chứng nhau thai và gia tăng nguy cơ thu hẹp lòng tử cung.
  • Một số bệnh, đặc biệt là các bệnh có liên quan đến cơ quan sinh sản có thể làm ảnh hưởng đến việc mang thai. Các bệnh tự miễn, lupus, tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp đều có thể gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
  • Nếu bạn cố gắng có thai trong vòng một năm trở lên mà không có kết quả thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Khi đó cần kiểm tra sức khỏe sinh sản của cả vợ và chồng vì cả hai đều có vai trò quan trọng như nhau trong việc sinh con.
  • Việc thừa cân hay thiếu cân cũng có ảnh hưởng lớn tới cơ hội mang thai. Nếu lượng mỡ trong cơ thể bạn cao hơn bình thường từ 10-15% thì cơ thể sẽ sản xuất ra lượng estrogen cao hơn mức bình thường, điều này sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Tương tự, nếu lượng mỡ trong cơ thể thấp hơn mức bình thường cũng làm giảm khả năng sinh sản.

Cân nặng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai
 
  • Tránh sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và một số loại thuốc khác dùng để điều trị các bệnh mãn tính, bởi vì các loại thuốc này có thể gây ra vô sinh tạm thời. Nếu cần thêm thông tin, hãy tham khảo ‎ kiến bác sỹ của bạn.
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ có công việc căng thẳng, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, bức xạ hoặc các khí thải độc hại thì đều gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề về sinh sản.
  • Cần tránh các chất bôi trơn và quan hệ tình dục bằng miệng, bởi vì nước bọt và các chất bôi trơn có thể gây hại cho tinh trùng. Các chất bôi trơn trên thị trường có thể làm hỏng tinh trùng và ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng. Hầu hết tinh trùng sau khi phóng ra đều di chuyển về phía trước và lượng chất nhầy trong âm đạo của phụ nữ là vừa đủ để giúp cho sự di chuyển của chúng.

Chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai

Để mang thai, bạn hãy chuẩn bị cho mình cả về tinh thần và thể chất. Hãy để việc mang thai trở thành những trải nghiệm đáng nhớ hơn là những điều đáng sợ.

  • Hãy dừng việc tránh thai một vài tháng trước khi bạn bắt đầu có kế hoạch mang thai, điều đó giúp cho bạn nắm rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của mình. Việc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm thay đổi nội tiết của bạn, vì vậy trước khi mang thai cần có một khoảng thời gian để nội tiết trong cơ thể bạn trở lại bình thường. Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai, hãy ngừng thuốc một thời gian trước khi bạn có kế hoạch mang thai. Bởi vì trong các thuốc tránh thai có chứa hormone nội tiết, chúng sẽ làm thay đổi nội tiết trong cơ thể và cần phải mất một khoảng thời gian để nồng độ hormone trong cơ thể trở lại bình thường.
  • Bạn có thể cố gắng có thai sau khi ngừng thuốc tránh thai, nhưng cần phải chắc chắn rằng cơ thể bạn đã trở về trạng thái bình thường. Bởi vì mục đích sử dụng thuốc tránh thai là ngăn cản việc rụng trứng, khi bạn dừng thuốc và có một khoảng thời gian để các hormone sinh dục bắt đầu hoạt động trở lại thì buống trứng cũng hoạt động trở lại bình thường. Nếu cần biết thêm thông tin, bạn nên tham khảo y kiến bác sỹ để có thể sử dụng thuốc tránh thai một cách đúng nhất.
  • Bạn đừng vội nghĩ rằng mình mang thai bởi vì điều đó có thể dẫn đến sự thất vọng cho cả hai vợ chồng. Có rất nhiều các dụng cụ thử thai đang được bán trên thị trường, các dụng cụ này đều rất dễ sử dụng. Tất cả những gì bạn cần làm là lấy mẫu nước tiểu và làm theo hướng dẫn trong kit thử thai. Sau khi thử, nếu kết quả dương tính, bạn có thể xác nhận lại lần nữa xem mình có thai hay không bằng cách đi khám bác sỹ.
  • Phụ nữ được chăm sóc sức khỏe tốt trong giai đoạn chuẩn bị mang thai có thể cải thiện cơ hội thụ thai, góp phần mang đến một thai kỳ khỏe mạnh và con sinh ra có một sức khỏe tốt. Nếu bạn có ‎ định chăm sóc sức khỏe trước sinh thì hãy bắt đầu ít nhất là 3 tháng trước khi thực sự lên kế hoạch mang thai. Giai đoạn chuẩn bị sức khỏe này cần được thực hiện với cả chồng của bạn mặc dù anh ấy không phải mang thai như bạn nhưng sức khỏe về thể chất và tinh thần của cả hai vợ chồng đều rất quan trọng trong việc sinh ra một em bé khỏe mạnh.

Giai đoạn chuẩn bị sức khỏe này cần được thực hiện với cả chồng của bạn
  • Một điều rất quan trọng là cần cung cấp cho bác sỹ các thông tin về bệnh sử của cả hai vợ chồng trước khi mang thai, điều đó có thể làm rõ những nguy cơ mắc bệnh di truyền ở thai nhi. Một vài cặp vợ chồng có thể phải nhờ tư vẫn để làm rõ các vấn đề về nguy cơ mắc bệnh di truyền ở hai vợ chồng.
  • Đừng ngần ngại trao đổi với bác sỹ về các vấn đề bạn quan tâm hoặc nghi ngại nảy sinh trong quá trình mang thai.
  • Khi biết mình mang thai tâm trạng của bạn có nhiều cảm xúc đan xen gồm cả vui mừng, lo lắng, sợ hãi và bối rối. Sau đó bạn sẽ tự hỏi liệu mình có thể trở thành một người mẹ có trách nhiệm và có khả năng chăm sóc tốt cho con hay không. Lúc đó, tự nhiên bạn sẽ có cảm giác không tự tin vào chính bản thân mình.

Thông tin về việc mang thai có thể mang đến cho bạn các phản ứng trái chiều. Quá trình mang thai giống như một hành trình gập ghềnh, khó khăn nhưng cuối cùng bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Khi bế con trên tay bạn sẽ cảm thấy tất cả những đau đớn, vất vả mà mình đã trải qua đều rất xứng đáng. Thời gian 40 tuần mang thai sẽ khó khăn nhưng bạn nên cố gắng để cải thiện tình trạng đó. Tất cả sự lo lắng, nghi ngờ và sợ hãi đều không phải là những điều duy nhất, chúng chỉ là một phần của quá trình mang thai và nuôi con sau này.

Sự hiểu biết về những gì sẽ diễn ra trong quá trình mang thai sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần và tự tin hơn. Hãy chia sẻ với chồng của mình  để anh ấy không cảm thấy bị đứng ngoài cuộc trong giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của hai vợ chồng. Điều đó cũng sẽ giúp chồng bạn thấy được vai trò bình đẳng trong hành trình trở thành cha mẹ và sau đó là trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái. Chúc bạn có một thai kỳ hạnh phúc!

Hy vọng bạn thích bài viết của chúng tôi về các dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên và sẽ chú ý‎ đến những lời khuyên khi bạn bắt đầu thấy những biểu hiện đầu tiên của quá trình mang thai. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

► Xem tiếp: ​Thai nhi 2 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
 

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 là dấu hiệu đặc trưng cho thấy mẹ bầu đang ...
Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Trong giai đoạn thai kỳ, dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt với ...
Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Chế độ ăn uống trong thai kỳ luôn là mối quan tâm lớn của các mẹ ...
Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

“Ra máu báo thai có đau lưng không?” là thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến chế độ ăn uống để ...
Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi mà lại ngon lành, dễ kiếm? Mẹ có ...
Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Nhiều chị em trong giai đoạn đầu của thai kỳ thấy xuất hiện máu báo thai ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ
10/10/2024
2 lượt xem

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ối, thì "cách uống nước ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ
09/10/2024
8 lượt xem

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong thời gian ...
Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý
09/10/2024
12 lượt xem

Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

Các chuyên gia phụ sản đã khẳng định, tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu là vô cùng nguy hiểm cho ...
Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai
08/10/2024
20 lượt xem

Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai

Máu báo thai như thế nào là bình thường? Chị em cần lưu ý gì khi thấy xuất hiện máu báo ...
Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ
08/10/2024
12 lượt xem

Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ

Máu báo thai có mùi tanh không, màu sắc thế nào là câu hỏi nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. ...
Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?
08/10/2024
11 lượt xem

Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?

Nhiều chị em thấy ra máu báo thai và không rõ thai nhi khi đó được bao nhiêu tuần. Giải đáp ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure