Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai 31 tuần là mấy tháng? Đã quay đầu chưa? Mẹ khám phá ngay

05:49 | 20/01/2025
745 lượt xem

Thai 31 tuần đã bước vào khoảng nửa cuối tháng thứ 7 của thai kỳ, ngày càng tiến gần đến khoảnh khắc bé chào đời. Đây là giai đoạn bé phát triển cực kỳ mạnh mẽ từ tư thế nằm, hệ thống hô hấp, hệ thống thần kinh, não bộ, hệ tiêu hóa đến cả khả năng vận động. Đồng thời mẹ cũng cảm nhận được nhiều sự biến chuyển trong cơ thể. Tất cả sẽ được Avisure bật mí ngay sau đây! 

1. Thai 31 tuần là mấy tháng?

Thai 31 tuần tương ứng với khoảng nửa cuối tháng thứ 7 của thai kỳ, thuộc tam cá nguyệt thứ ba – giai đoạn cuối cùng của hành trình mang thai. Trong giai đoạn này, thai nhi không chỉ tăng trưởng về kích thước mà còn hoàn thiện các cơ quan và chức năng quan trọng để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

thai 31 tuần là mấy tháng
Thai 31 tuần là mấy tháng? Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở

2. Sự phát triển của thai 31 tuần trong bụng mẹ

Với thai nhi tuần 31, bé đã đạt được nhiều bước phát triển mới ở cả chức năng của các cơ quan cơ thể và khả năng vận động:

- Hệ hô hấp:

Phổi của thai 31 tuần vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Sự sản xuất surfactant – chất bôi trơn phổi, đóng vai trò quan trọng giúp bé có thể thở ngay sau khi chào đời.

- Hệ thống thần kinh:

Đây là thời kỳ hệ thần kinh của bé có những biến chuyển lớn nhất. Các kết nối giữa não và cơ quan cảm giác tiếp tục hoàn thiện, hỗ trợ khả năng phản ứng với âm thanh, ánh sáng, và chuyển động từ bên ngoài.

- Da và mỡ dưới da:

Lớp mỡ dưới da hình thành dày hơn, giúp bé giữ ấm khi rời khỏi môi trường nước ối. Da bé ngày càng mịn màng hơn, và lớp lông nhung bắt đầu rụng dần.

- Vận động:

Thai 31 tuần trở nên rất hiếu động với những cú đá, xoay mình. Mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng các cử động này, điều này chứng tỏ bé đang phát triển khỏe mạnh.

thai 31 tuần phát triển vận động
Những cú đạp vào bụng mẹ của thai nhi 31 tuần là minh chứng cho việc con vẫn đang lớn lên từng ngày

- Hệ tiêu hóa và thận:

Các cơ quan như dạ dày, ruột và thận đang hoàn thiện chức năng, sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất thải sau khi bé chào đời.

- Não bộ:

Não bộ phát triển nhanh chóng với hàng triệu tế bào thần kinh được hình thành mỗi ngày, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé học hỏi và giao tiếp trong tương lai.

- Tăng trưởng cơ bắp:

Bé tích lũy mỡ và cơ bắp, chuẩn bị cho những hoạt động cần sức mạnh khi ra ngoài tử cung.

- Tủy xương:

Tủy xương đã phát triển đầy đủ, đảm nhiệm vai trò sản xuất tế bào hồng cầu – yếu tố thiết yếu trong việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể bé.

- Da và tóc:

Khi thai 31 tuần, tóc của bé bắt đầu mọc rõ hơn, và màu sắc da ngày càng đậm hơn do tăng sinh sắc tố melanin.

thai 31 tuần phát triển da và tóc
Hình ảnh thai 31 tuần đang mọc tóc

- Giấc ngủ:

Thai 31 tuần bắt đầu hình thành chu kỳ ngủ – thức, đồng thời có thể mơ trong giai đoạn này. Mẹ dễ nhận biết giấc ngủ của bé qua sự yên lặng và không cử động trong bụng.

- Tay và chân:

Móng tay, móng chân của bé hoàn thiện và sẵn sàng bảo vệ các đầu ngón tay, ngón chân. Tay chân dài hơn, giúp bé dễ dàng làm các cử động phức tạp hơn.

3. Cân nặng thai nhi 31 tuần và các chỉ số quan trọng

Thai 31 tuần có tốc độ tăng trưởng rõ rệt được thể hiện qua các chỉ số thai 31 tuần như sau:

- Cân nặng: Trung bình từ 1,470 – 1,964 kg. Đây là khoảng cân nặng phù hợp, chứng tỏ bé phát triển khỏe mạnh.

- Chiều dài: Bé đạt khoảng 41,1 cm (từ đầu đến gót chân).

- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Từ 71 – 86mm. Đây là chỉ số quan trọng để theo dõi sự - phát triển của hộp sọ.

- Chu vi vòng đầu (HC): Trong khoảng 266 – 311mm.

- Chu vi vòng bụng (AC): Dao động từ 241 – 298mm, thể hiện sự phát triển của hệ tiêu hóa và khả năng tích lũy mỡ.

- Chiều dài xương đùi (FL): 53 – 64mm, cho thấy sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương.

Những chỉ số này là tiêu chuẩn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai 31 tuần. Nếu bé nằm ngoài các mức này, mẹ bầu cần được tư vấn kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

4. Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa?

Theo các chuyên gia, thông thường thai nhi bắt đầu quay đầu từ tuần 32 trở đi để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy vậy, có những bé có thể quay đầu sớm hơn so với thông thường, ngay từ tuần thứ 31.

Việc quay đầu của thai nhi được xác định qua siêu âm. Trong trường hợp này, thai nhi có thể nằm ở tư thế “ngôi thai thuận” – đầu hướng xuống dưới, sẵn sàng cho việc chào đời. Dù việc quay đầu sớm không phải là trường hợp thường gặp, đây vẫn là dấu hiệu bình thường trong quá trình phát triển của bé.

5. Những thay đổi ở cơ thể người mẹ khi mang thai 31 tuần

Cơ thể mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng thường gặp tuần 31 để thích nghi với sự phát triển của thai nhi như:

- Cân nặng tăng khiến mẹ bầu di chuyển khó khăn hơn:

Mẹ bầu thường tăng cân nhanh ở giai đoạn này, làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn hơn. Việc giữ thăng bằng cũng có thể trở thành thử thách do trọng tâm cơ thể thay đổi.

mẹ bầu 31 tuần di chuyển khó khăn
Mẹ bầu 31 tuần đi lại khó khăn, bất tiện hơn

- Hiện tượng chuột rút:

Hiện tượng chuột rút thường xảy ra do sự thiếu hụt các khoáng chất quan trọng như magie và canxi trong cơ thể mẹ bầu. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên tăng cường bổ sung các khoáng chất cần thiết thông qua chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng hoặc sử dụng thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Khó thở:

Thai tuần 31 phát triển lớn hơn, chiếm nhiều diện tích trong bụng mẹ và chèn ép lên phổi, khiến mẹ dễ bị thở dốc. Các bài tập thở hoặc yoga nhẹ nhàng có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng này.

- Tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm:

Khi thai 31 tuần, tử cung ngày càng lớn và phát triển, gây áp lực trực tiếp lên bàng quang, khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu, kể cả vào ban đêm.

- Đau mỏi lưng:

Đau lưng khi mang thai tuần 31 là một trình trạng phổ biến do cột sống phải chịu sức nặng từ thai nhi, nước ối và các thay đổi hormone khiến mẹ dễ bị đau mỏi lưng. Massage nhẹ hoặc sử dụng gối hỗ trợ cho bà bầu khi ngủ có thể giúp giảm bớt cảm giác này.

mẹ bầu 31 tuần đau lưng
Mẹ mang thai 31 tuần thường bị đau lưng

- Suy giãn tĩnh mạch chân:

Khi thai nhi 31 tuần tuổi, sự phát triển của bụng bầu và ảnh hưởng của hormone thai kỳ gây suy giảm lưu thông máu, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu và khắc phục tình trạng này.

- Căng thẳng, thiếu ngủ:

Mẹ bầu mất ngủ tuần 31 và căng thẳng kéo dài có thể khiến cơ thể cảm thấy kiệt sức. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ đến sự hỗ trợ từ gia đình trong các công việc hàng ngày để giảm bớt áp lực.

- Sưng nề bàn tay, bàn chân:

Sưng nề thường do cơ thể tích nước và chế độ ăn nhiều muối. Hãy hạn chế ăn mặn, uống đủ nước và nếu triệu chứng sưng nặng hơn, mẹ nên đi khám vì có thể đây là dấu hiệu của tiền sản giật.

- Khó tiêu, ợ nóng:

Vào giai đoạn thai 31 tuần, hệ tiêu hóa bị chèn ép dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược và ợ nóng. Mẹ nên tránh các thực phẩm dầu mỡ, có tính axit cao và tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn.

bầu 31 tuần ăn nhiều rau xanh
Mẹ nên ăn nhiều rau xanh trong thai kỳ nhé!

- Các triệu chứng khác:

Ngoài ra, cơ thể mẹ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: rỉ sữa non, tiết chất nhầy âm đạo, các cơn co thắt sinh lý nhẹ. Điều này là hoàn toàn bình thường khi mang thai, tuy nhiên các mẹ cũng hãy thông báo với bác sĩ khi đi khám thai nhé.

6. Những điều mẹ cần chú ý ở tuần thai 31

Tuần thai thứ 31 là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình và chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời của bé.

- Chuẩn bị đồ đi sinh từ tuần 31:

Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ bầu bắt đầu lên danh sách các món đồ sơ sinh cần thiết, đảm bảo không bỏ sót những món đồ quan trọng.

- Đi bộ nhẹ nhàng:

Mỗi ngày mẹ nên dành từ 20–30 phút mỗi ngày cho việc đi bộ thư giãn. để tăng cường tuần hoàn máu và duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng và hỗ trợ quá trình quay đầu của bé.

- Tham gia lớp học tiền sản:

Lớp học tiền sản cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về cách chăm sóc trẻ sơ sinh, xử lý tình huống khi sinh nở và các kỹ năng cần thiết sau khi bé chào đời.

- Đi khám định kỳ:

Việc kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, đảm bảo thai kỳ luôn an toàn và khỏe mạnh.

Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển của thai 31 tuần, những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu và các lưu ý quan trọng. Đây là giai đoạn mẹ bầu nên chuẩn bị chu đáo cả về sức khỏe thể chất và trạng thái tinh thần để chào đón bé yêu.

Đừng quên bổ sung các vi chất cần thiết để cả mẹ và thai nhi trong bụng đều có sức khỏe tốt. Mẹ cũng có thể đọc thêm bài viết, tìm hiểu thông tin chi tiết tại trang chủ nhãn hàng Avisure hoặc liên hệ hotline 1800 0016 để được hỗ trợ

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách như thế nào để tốt cho cả mẹ ...
Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Mẹ muốn thể trạng khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc bổ sung ...
Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết và bắt buộc đối với tất cả phụ ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai nhi 10 tuần tuổi nặng khoảng 5 gam và đã hoàn thiện đầy đủ tay và ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Đặt hàng ngay

Nhận tư vấn miễn phí

Các tin bài khác
Khi nào thì sử dụng kích thích chuyển dạ bằng thuốc?
10/05/2025
17 lượt xem

Khi nào thì sử dụng kích thích chuyển dạ bằng thuốc?

Ngoài các phương pháp kích thích chuyển dạ tự nhiên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về ...
Thực hư mẹo dùng mè đen cho bà bầu sắp sinh có hiệu quả không?
20 lượt xem

Thực hư mẹo dùng mè đen cho bà bầu sắp sinh có hiệu quả không?

Mè đen cho bà bầu sắp sinh có tốt hay không? Quan niệm dân gian kích thích chuyển dạ trước sinh ...
Hỏi đáp thai kỳ: Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?
24 lượt xem

Hỏi đáp thai kỳ: Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của thai nhi. ...
Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn
07/05/2025
27 lượt xem

Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn

Tuần thai thứ 35 là giai đoạn nước rút để thai nhi lấy đà cho quá trình chào đời sắp tới. ...
Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất
06/05/2025
736 lượt xem

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu là nên uống cách nhau từ 1-2 tiếng, tuân thủ liều ...
Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?
30/04/2025
31 lượt xem

Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?

Bà bầu thèm chua, nghén chua trong 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên, bầu ...
Đăng ký tư vấn

Nhận tư vấn miễn phí