Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 13 tuần tuổi, sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ

07:43 | 28/07/2017
196 lượt xem

Một trong những thay đổi đáng ngạc nhiên nhất khi thai nhi 13 tuần tuổi là sự phát triển của dấu vân tay trên đôi tay nhỏ bé. Đó là những kiểu mẫu riêng biệt mà sẽ đóng một phần quan trọng trong việc nhận dạng con người sau khi sinh ra.

Bây giờ, bạn đã có thể chắc chắn sự thật rằng bạn đang mang thai mà không còn nghi ngờ hay lo lắng về một sự nhầm lẫn. Việc mang thai là chắc chắn và sớm thôi bạn sẽ được bồng bế em bé đáng yêu trong vòng tay của bạn.

“Giai đoạn trăng mật”:
Khi thai nhi 13 tuần tuổi, bạn bước vào tam cá nguyệt thứ 2, các triệu chứng mang thai của thời kỳ đầu sẽ bắt đầu giảm và khoảng thời gian này còn được gọi là "giai đoạn trăng mật" của thai kỳ. Bạn chưa nặng nề đến mức không thể tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích. Một tin vui nữa là nguy cơ sẩy thai hiện tại đã thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Và lại đây là thời kỳ có những sự thay đổi tích cực trong quan hệ tình dục với bạn đời, vì thế hãy tận hưởng khoảng thời gian tuyệt với này.
 

Những thay đổi trong cơ thể bạn

Vòng eo to hơn: Bạn có lẽ sẽ khó để che giấu được việc mình đang mang thai khi thai nhi 13 tuần tuổi bởi sự to ra của vòng eo. Đã đến lúc bạn thay đổi vẻ ngoài với những bộ trang phục dành cho bà bầu, hoặc nếu muốn làm mọi người xung quanh bất ngờ, bạn vẫn có thể mặc những bộ cánh rộng rãi và thoải mái trong 1 hoặc 2 tuần tới.


Giảm bớt áp lực trên bàng quang: Giờ thì áp lực lên bàng quang của bạn đã giảm bớt, đồng nghĩa với việc số lần đi toilet cũng ít hơn. Có điều này là do tử cung đã phát triển to hơn và lấp đầy vùng xương chậu, trong tương lai sự tăng trưởng của tử cung sẽ mở rộng vào ổ bụng của bạn.

Dịch âm đạo: Bạn có thể cần đến băng vệ sinh hằng ngày để đối phó với việc tiết dịch âm đạo, chất dịch âm đạo mỏng, có mùi nhẹ được tiết ra nhiều hơn để bảo vệ cơ quan sinh dục của bạn khỏi bị nhiễm trùng sẽ. Nó cũng giúp giữ các vi khuẩn trong âm đạo ở trong tình trạng cân bằng.

Đau vùng xương chậu: Bạn có thể đau vùng hông, xương chậu và đau bụng trong giai đoạn này. Tử cung đang kéo căng dây chằng gây khó chịu nhiều hơn cho bạn. Đừng lo lắng bởi không có cơn đau nào nghiêm trọng hoặc là ngoài sức chịu đựng cả, mặc dù đôi khi nó có thể gây ra sự hoảng loạn.

Cơn đau kèm với sự xuất huyết âm đạo: Đừng thờ ơ với cơn đau vùng xương chậu mà kèm theo ra máu hoặc loại dịch khác vì chúng có thể gây hại cho cả em bé và bạn. Nó cũng có thể là dấu hiệu của việc sảy thai. Tham vấn ý kiến  của các bác sĩ trong trường hợp như vậy.

Chứng ợ nóng: Chứng ợ nóng có thể tiếp tục giày vò bạn do van ngăn ngừa acid dạ dày xâm nhập trở lại thực quản đã bị nới lỏng.

Thay đổi ở ngực: Giờ thì, bụng và ngực của bạn đã căng và đầy đặn hơn. Mặc dù việc cho con bú vẫn còn một khoảng thời gian nữa mới diễn ra nhưng ngực của bạn đã sản xuất sữa non để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Các ống dẫn sữa trên bầu ngực đang phát triển lớn hơn. Tất cả những thay đổi này có thể làm cho ngực của bạn cực kỳ nhạy cảm và cũng hơi đau. Bạn có thể cảm thấy bầu ngực hơi lổn nhổn hay như có những cục u nhỏ gây ra bởi các tuyến vú khi chúng bắt đầu chuẩn bị cho sự sản xuất sữa. Cũng sẽ xuất hiện những tĩnh mạch trên ngực của bạn.

Những thay đổi về lượng máu và huyết áp
Khi thai nhi 13 tuần tuổi, lượng máu của mẹ sẽ tiếp tục gia tăng. Điều này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của tử cung đang nuôi dưỡng cho sự phát triển của em bé. Việc gia tăng máu sẽ có ích bởi vì bạn có thể bị mất máu trong khi sinh con.
  • Khả năng cao là huyết áp của bạn sẽ giảm xuống một chút vì hệ tuần hoàn của bạn bây giờ đã giảm sức bền, và các mạch máu đang giãn để cho máu chảy qua. Đây không phải là một trường hợp gây hại trừ khi huyết áp của bạn quá thấp, vì huyết áp rất thấp có thể làm giảm lưu lượng máu được đưa tới bé.
  • Thỉnh thoảng, huyết áp thấp cũng có thể gây ra chóng mặt. Điều này có thể thấy rõ ràng hơn khi bạn đột nhiên nhổm dậy từ một tư thế ngang người, vì cơ thể của bạn bây giờ cần thời gian để điều chỉnh với vị trí mới, tư thế mới khi thay đổi. Máu cần thời gian để lên não của bạn với tình trạng huyết áp thấp.
Khả năng sảy thai ở tam cá nguyệt thứ 2:
Sự mất đi thai nhi một cách tự phát trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sẩy thai. Sau tuần 20, sẽ được gọi là thai chết lưu. Bước qua ngưỡng của tuần này  nguy cơ sẩy thai của bạn đã giảm đáng kể, trên thực tế khả năng sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai giảm xuống dưới 10%. Thật không may, nó không loại trừ hoàn toàn nguy cơ sẩy thai, nếu điều đó xảy ra thì có thể gây tổn thương nhiều hơn cho người mẹ cả về thể chất và tinh thần.


Các nguyên nhân gây tử vong vào thời điểm này:
Sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ hai là một khả năng hiếm gặp và bất ngờ. Người phụ nữ mang thai sẽ cần được chăm sóc của cơ sở y tế ngay sau khi điều này xảy ra, và tất cả những lần mang thai sau đó cũng sẽ có nguy cơ cao nếu không được chăm sóc một cách cẩn thận.

1. Vấn đề về nhiễm sắc thể:
Vấn đề từ bên trong bào thai là một trong những lý do được biết đến nhiều nhất của việc sẩy thai trong tam cá nguyệt thứ hai. Mặc dù các vấn đề có thể tồn tại trong tam cá nguyệt thứ nhất nhưng nó có thể không bị phát hiện qua quá trình kiểm tra thông thường. Trong nhiều trường hợp, bào thai sẽ tự tiêu hủy, có thể không được chú ý trong tam cá nguyệt thứ nhất.

2. Cổ tử cung không đủ khả năng:
Đây cung có thể là một nguyên nhân gây sẩy thai. Bạn có thể không biết cổ tử cung của bạn đóng một vai trò rất lớn trong thời kỳ mang thai của bạn. Sau khi thụ thai, cổ tử cung trở nên mềm và được nút lại để giữ bé an toàn trong tử cung cho đến ngày sinh. Khi cổ tử cung không đủ sức, nó sẽ bắt đầu giãn ra hay mở ra trong khoảng tam cá nguyệt thứ hai này và thai nhi sẽ ra khỏi tử cung qua cô tử cung và kết quả là gây sẩy thai. Một số nguyên nhân khác được biết đến trong sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ hai là:
  • Chấn thương bên ngoài hoặc bên trong vùng bụng
  • Nhiễm trùng trong bộ phận sinh dục
  • Có một khuyết tật nào đó trong tim thai nhỉ
  • Tình trạng huyết khối tĩnh mạch
  • Nhau tiền đạo.
  • Bong nhau thai
3. Dấu hiệu và triệu chứng của Hư thai:
Sẩy thai có những dấu hiệu và triệu chứng nhất định như:
  • Chảy máu âm đạo
  • Có sự co thắt ở ổ bụng.
  • Các cục máu đông đi ra khỏi cơ thể
  • Sự phù lên bất thường của bụng
  • Đau ở vùng vai
Hai triệu chứng cuối cùng xảy ra trong trường hợp xuất huyết nội. Có rất nhiều xét nghiệm được thực hiện để giúp xác định nguyên nhân gây sảy thai thường tái phát ở phụ nữ. Nếu nguyên nhân được tìm thấy, nó có thể được điều trị một cách phù hợp. Nhưng trong trường hợp không có nguyên nhân nào được phát hiện, bạn hãy cứ thoải mái. Hơn 70% phụ nữ bị sảy thai không rõ nguyên nhân cũng đã có những lần mang thai tiếp theo mà không gặp bất kỳ vấn đề nào cả.
 

Những thay đổi của thai nhi 13 tuần tuổi

Một trong những thay đổi đáng ngạc nhiên nhất khi thai nhi 13 tuần tuổi là sự phát triển của dấu vân tay trên đôi tay nhỏ bé. Đó là những kiểu mẫu riêng biệt mà sẽ đóng một phần quan trọng trong việc nhận dạng con người sau khi sinh ra.

  • Giờ thì con của bạn giống như một con người nhỏ bé, với hầu hết các chức năng đang phát triển đầy đủ và được đặt ở những nơi tương ứng.
  • Da của bé trong suốt tới nỗi mà bạn có thể nhìn thấy tĩnh mạch và các cơ quan của qua da, vì không có chất béo bên dưới da của bé ở giai đoạn này mà da được được phủ bằng lớp lông mềm, mềm gọi là Lanugo.
  • Lúc này thận và đường tiết niệu đã hoàn thiện chức năng. Bé đã nuốt nước ối trước đó và bây giờ nó sẽ được bài tiết và thải ra khỏi cơ thể của bé.
  • Dây thanh quản của bé cũng đã được phát triển. Chúng sẽ hỗ trợ bé tốt để bé có được tất cả sự chú ý của mọi người khi cần thiết sau khi trào đời.
  • Mí mắt của bé nhắm lại với nhau để không cản trở sự trưởng thành của mắt. Chúng sẽ không đóng thường xuyên sau khi sinh.
  • Các kết nối được thực hiện bởi bộ não của bé để gửi các thông điệp tới các cơ và dây thần kinh đã được hình thành kể từ bây giờ. Do đó, em bé của bạn có thể di chuyển tự do và sử dụng cơ bắp để đẩy và kéo mình vào các vị trí khác nhau. Chẳng bao lâu bạn sẽ cảm thấy cú đá xung quanh bụng của bạn
  • Các tỷ lệ còn chưa đúng, nhưng bé cũng có được các bộ phận với thứ tự đúng. Cơ thể đang phát triển với một tốc độ đáng ngạc nhiên để bắt kịp với cái đầu của bé, đầu chiếm một phần 3 kích thước cơ thể. Cái đầu sẽ không phải là bộ phận lớn nhất nữa.
  • Con của bạn có thể ngáp và nấc trong giai đoạn này. Bé có thể đặt ngón tay cái của mình trong miệng kể từ bây giờ.
Kích thước của bé:
Thai nhi 13 tuần tuổi dài khoảng 7,5 cm, kích thước bằng một quả đào trung bình và cân nặng khoảng khoảng 35 gram
 

Những lời khuyên cho mẹ

  • Có thể bạn đã từng nghe câu nói "Khi mang thai phải ăn cho 2 người". Điều này không đúng, hầu hết phụ nữ đổ lỗi cho thai kỳ làm mất đi dáng vóc ngày nào trong khi thực sự họ có thể dễ dàng lấy lại số đo hoàn hảo nếu tuân thủ đúng các quy tắc.
  • Bổ sung đầy đủ đạm cho bạn và con. Bạn sẽ cần ít nhất 71 gram mỗi ngày. Bao gồm các loại thịt nạc, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu, và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, trong chế độ ăn uống của bạn.
  • Hãy để vào túi và bàn cạnh giường ngủ của bạn một ít khăn giấy lau. Bạn có thể sớm đến cần chúng cho những cảm xúc kỳ quặc của bạn, còn bây giờ bạn sẽ cần chúng cho sự tắc mũi thường xuyên và chảy máu mũi. Tai cũng có thể bị ù do sự gia tăng cung cấp máu cho màng nhầy.

Lời khuyên dành cho các ông Bố


Vì bạn chẳng phải mang em bé trên người nên hãy dành hết tình yêu và sự chú ý của bạn cho người phụ nữ đang phải làm điều đó. Cô ấy xứng đáng với điều này. Một điều quan trọng nữa là bạn nên đi cùng với vợ mình trong các lần khám sức khoẻ định kỳ. Cô ấy có thể không biết mọi thứ về lịch sử gia đình của bạn và điều quan trọng là nguy cơ xuất hiện các bất thường di truyền ở thai nhi. Sự hiện diện của bạn sẽ giúp đưa thông tin hữu ích cho bác sĩ. Chúc may mắn với hành trình của bạn khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Hãy vui vẻ và tiếp tục với sự chờ đợi ngày em bé của bạn chào đời. 
 
► Xem tiếp: ​Thai nhi 14 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 là dấu hiệu đặc trưng cho thấy mẹ bầu đang ...
Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Trong giai đoạn thai kỳ, dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt với ...
Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Chế độ ăn uống trong thai kỳ luôn là mối quan tâm lớn của các mẹ ...
Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

“Ra máu báo thai có đau lưng không?” là thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến chế độ ăn uống để ...
Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi mà lại ngon lành, dễ kiếm? Mẹ có ...
Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Nhiều chị em trong giai đoạn đầu của thai kỳ thấy xuất hiện máu báo thai ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ
10/10/2024
2 lượt xem

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ối, thì "cách uống nước ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ
09/10/2024
8 lượt xem

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong thời gian ...
Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý
09/10/2024
12 lượt xem

Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

Các chuyên gia phụ sản đã khẳng định, tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu là vô cùng nguy hiểm cho ...
Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai
08/10/2024
20 lượt xem

Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai

Máu báo thai như thế nào là bình thường? Chị em cần lưu ý gì khi thấy xuất hiện máu báo ...
Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ
08/10/2024
12 lượt xem

Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ

Máu báo thai có mùi tanh không, màu sắc thế nào là câu hỏi nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. ...
Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?
08/10/2024
11 lượt xem

Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?

Nhiều chị em thấy ra máu báo thai và không rõ thai nhi khi đó được bao nhiêu tuần. Giải đáp ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure