Cơ thể bạn vẫn tiếp tục thay đổi, đưa bạn từ ngạc nhiên đến ngạc nhiên khác. Mẹ và người thân sẽ luôn theo sau để biết bạn đang chăm sóc bản thân như thế nào. Một số người có thể cho bạn lời khuyên tốt và một số có thể gây hiểu nhầm với thông tin sai lệch một cách vô ý. Hãy lắng nghe mọi người nhưng đừng tin vào bất cứ điều gì cho đến khi bạn có thông tin được xác thực hoặc sự chứng thực từ bác sĩ.
Một trong những chuyện hoang tưởng lớn nhất về vấn đề mang thai là một phụ nữ mang thai nên ăn cho hai người. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng béo phì sau khi sinh con. Tất cả những gì bạn cần hàng ngày là 300 calo được bổ sung một cách lành mạnh hơn so với trước khi mang thai. Thực hiện đúng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cần thiết cho em bé đóng vai trò rất quan trọng. Nhồi nhét vào cơ thể lượng calo không cần thiết sẽ khiến bạn bị thừa cân trong thời gian thai kỳ.
Những thay đổi trong cơ thể bạn
Hãy xem sự thay đổi trong cơ thể của bạn khi thai nhi 20 tuần nhé:
1. Tăng cân:
Vòng eo của bạn sẽ nhanh chóng biến mất và cũng là lúc bạn bắt đầu diện những trang phục bầu xinh xắn để được thoải mái hơn. Không đeo hay mặc bất cứ thứ gì gây khó chịu cho bụng của bạn.
Bụng bầu và cơ thể bạn đang phát triển, và cảm xúc của người mẹ cũng vậy. Sự mơ hồ về vấn đề đâu là cân nặng lý tưởng dành cho bản thân dần xuất hiện trong tâm trí bạn. Có thể bạn đã tăng khoảng 4,5 – 5 cân (tuỳ thuộc vào chiều cao và thể trạng của từng người). Kể từ tuần này, cân nặng của mẹ bầu sẽ có xu hướng tăng khoảng 450gram mỗi tuần. Vào cuối tuần thứ 40, tổng trọng lượng cơ thể tăng lên tính từ thời điểm bắt đầu của thời kỳ mang thai là khoảng 11-16 kg.
Sự tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai sẽ tùy thuộc rất nhiều vào việc xây dựng một thói quen sinh hoạt và ăn uống của bạn. Nếu bạn có trọng lượng và chiều cao trung bình thì việc tăng từ 11-16kg được coi là một sự tăng cân lành mạnh. Nếu bạn thiếu cân trước khi mang thai, bạn cần tăng cân nặng nhiều hơn một chút và ngược lại. Mẹ bầu cũng cần có một buổi trao đổi với bác sĩ để biết rõ về mức cân nặng lý tưởng của bạn trong thời kỳ mang thai, vì mỗi người phụ nữ lại có thể trạng khác nhau.
2. Ngứa ở vùng bụng
Bụng của bạn không thể to dần ra nếu da của bạn không căng lên. Bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở vùng da bụng và những vết rạn da đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Bụng bầu càng to ra thì càng ngứa nhiều hơn và bạn không thể thoát khỏi tình trạng này bằng cách gãi. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm nhằm mục đích tránh làm khô da để đối phó với tình trạng ngứa ở vùng bụng.
3. Dấu hiệu của sự căng da:
Rạn da là một hiện tượng rất bình thường của thai kỳ, do đó bạn không cần phải cảm thấy lo sợ hay căm ghét chúng. Mặc dù ban đầu chúng có màu tím hoặc hồng, nhưng sau đó những vết rạn sẽ chuyển thành trắng và sẽ duy trì mãi như vậy nếu bạn không làm gì để đối phó với chúng. Những vết rạn không chỉ có ở vùng bụng mà còn có thể xuất hiện cả ở vùng ngực và đùi của bạn nữa.
Mặc dù đã dùng nhiều biện pháp để đối phó với những vết rạn da nhưng không có gì có thể ngăn chặn hoặc tống khứ chúng một cách hoàn toàn. Làm ẩm da sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở một mức độ nhất định. Nhiều phụ nữ cho rằng vết rạn da đi kèm với sự tăng cân trong thời kỳ mang thai, điều này là không đúng bởi những vết rạn da này xuất hiện do làn da bị kéo dãn vượt quá mức độ cho phép.
Yếu tố di truyền sẽ quyết định chủ yếu đến mức độ rạn da của bạn, cũng có nhiều khả năng bạn không bị nhiều vết rạn da trong lần mang thai đầu tiên.
4. Lượng máu tăng lên:
Cùng với bụng bầu, vú, tử cung và cơ thể, lượng máu của bạn cũng sẽ tiếp tục tăng lên trong thai kỳ. Bạn sẽ bị mất máu trong khi sinh con, bởi vậy tăng lượng máu sẽ giúp bạn đối phó với vấn đề này đồng thời cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho sự phát triển của em bé.
Hệ thống tuần hoàn của bạn không chuẩn bị cho khối lượng đang tăng lên này do đó nó sẽ giãn ra để thích ứng với sự gia tăng của lượng máu, điều này dẫn đến một nhược điểm là nó có thể làm giảm huyết áp.
Khi huyết áp của bạn giảm xuống bạn có thể cảm thấy chóng mặt và đôi khi sự co lại của hệ tuần hoàn có thể làm giảm lưu lượng máu tới em bé. Bạn cần di chuyển hay thay đổi tư thế từ vị trí này sang vị trí khác một cách chậm rãi để đối phó với tình trạng này.
Để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho lượng máu tăng lên, đây cũng là lúc bạn cần bổ sung thêm chất sắt.
5. Khó thở, thở gấp:
Bạn có thể sẽ cảm thấy khó thở hơn bao giờ hết. Tần số hô hấp của bạn cũng tăng lên trong khi mang thai. Các cơ quan nội tạng của bạn đang ép vào cơ hoành khi tử cung phát triển. Đừng lo lắng. Mặc dù gan, ruột và dạ dày của bạn bị di chuyển nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường. Cơ hoành của bạn sẽ khó để mở rộng hoàn toàn bởi sự dịch chuyển của các cơ quan nội tạng, do đó bạn có thể thở gấp và đôi khi thấy khó thở.
6. Chứng sưng chân:
Bụng bầu trông dễ thương, nhưng đôi bàn chân sưng phù thì chẳng đáng yêu chút nào, đây là một trong những đặc điểm phổ biến của thai kỳ.
7. Huyết khối tĩnh mạch sâu:
Đừng bỏ qua các cơn đau ở chân, đặc biệt khi bạn thấy rằng chứng sưng chân diễn ra không đều ở hai chân hoặc đi với nốt phát ban đỏ. Đó có thể là triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu - kết quả của cục máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu bên trong cơ thể bạn.
Khi mang thai bạn có nguy cơ gia tăng mắc phải chứng huyết khối tĩnh mạch sâu. Do đó không được phép bỏ qua bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào cho đến khi tình trạng này trở nên an toàn. Nếu cục máu đông vỡ ra và đi về tim hoặc phổi thì nó có thể gây tử vong. Vì vậy đừng chủ quan và liều lĩnh, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào mặc dù tình trạng này rất hiếm.
Những thay đổi trong cơ thể của thai nhi 20 tuần
Sự bùng nổ tăng trưởng của thai nhi đã kết thúc và bé sẽ phát triển với một tốc độ chậm hơn trong một thời gian. Chẳng bao lâu nữa tốc độ sẽ tăng lên và bé sẽ sớm trải qua một giai đoạn phát triển bùng nổ khác.
Em bé chẳng thích những bức tường ngăn trở các chuyến phiêu lưu của bé ở trong bụng bạn chút nào. Bạn có thể thấy rõ điều này qua cách mà bé thử thách các những ranh giới này bằng việc đá xung quanh bụng bạn.
Hãy xem chúng ta có thể nhìn thấy những gì bé đang làm trong bụng của bạn khi bạn mang thai 20 tuần.
1. Phân su:
Giai đoạn này, bé sẽ sản xuất ra một chất dính màu xanh đậm gọi là phân su gồm tất cả các chất trong mà bé nuốt vào khi còn trong bụng Mẹ. Khi được thải ra khỏi cơ thể bé lần đầu tiên, phân su sẽ chứa chất nhầy, nước ối, mật và nước, …, tất cả đều trộn lẫn và trông giống như nhựa đường, nhưng thật may mắn nó không mùi.
2. Khả năng nhạy bén của thính giác:
Hãy để môi trường xung quanh bạn yên tĩnh để bé có thể được ngủ đủ thời gian 20 giờ mỗi ngày. Kể từ khi tai của bé được phát triển và hoạt động đầy đủ, bé sẽ bị quấy rầy bởi những âm thanh lớn hoặc bởi một môi trường ồn ào. Tai ngoài đã hình thành hoàn hảo và chúng có thể hứng sóng âm vào bên trong. Các tiếng ồn xung quanh lọt qua bụng của bạn và chạm vào tai trong của bé.
3. Sự phát triển của phổi:
Phổi của bé cần có một chặng đường dài để có thể hình thành một cách hoàn hảo, nhưng cũng đã đủ tốt để giúp bé thở.
4. Khả năng nuốt của bé:
Ở tuần thứ 20 của thai kỳ, bé nuốt nhiều nước ối hơn để chuẩn bị cho việc uống sữa sau khi sinh. Điều này cho phép hệ thống tiêu hóa được thực hành tốt các kỹ năng cần thiết cho bé sau khi sinh. Và bé có thể nuốt vào được gần 300 ml nước ối.
Bạn có biết rằng nhiệt độ bên trong tử cung cũng như nước ối cao hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể bạn nhằm để giúp giữ ấm cho bé không? Đây là lý do vì sao các em bé yêu thích sự ấm áp và thích uống sữa ấm sau sinh đó!
5. Sản xuất nhiều chất sáp trắng hơn:
Các chất sáp này đóng vai trò bảo vệ da của bé khi còn trong tử cung.
Kích thước của bé:
Em bé của bạn tuần này chừng 16-17 cm từ đầu đến mông. Nếu bạn đo độ đo từ đầu đến chân thì sẽ dài khoảng 25cm với cân nặng khoảng 310 gram.
Lời khuyên khi mang thai tuần 20
Hoạt động vui vẻ trong tuần - Hẹn gặp những cô bạn gái của bạn tại spa. Thưởng thức một số liệu pháp trị liệu đặc biệt cho cơ thể của bạn. Đảm bảo rằng nhân viên của spa biết bạn đang mang thai và họ sẽ thực hiện các phương pháp trị liệu an toàn cho bà bầu. Dành thời gian thư giãn với bạn bè và chia sẻ suy nghĩ cũng trạng thái cảm xúc của bạn với cô ấy sẽ giúp bạn rất nhiều.
Đừng làm điều gì không đúng hoặc không lành mạnh khi bạn gặp phải những thăng trầm của cảm xúc. Đó là hiện tượng bình thường xảy ra trong thai kỳ. Hít thở sâu, thư giãn và nhìn vào một số hình ảnh bé dễ thương, điều đó sẽ khiến bạn vui hơn.
Hãy quan sát những thay đổi bên trong cơ thể của bạn cũng như là những vận động phát triển của em bé. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy bất cứ điều gì là bất thường.
Lời khuyên cho cha
Cả gia đình bạn chắc hẳn rất vui mừng về thành viên mới, và bạn cũng sẽ loay hoay với những lời khuyên từ người thân của bạn. Mọi người đều muốn nói cho bạn những gì mà họ biết, tuy nhiên đôi khi nó sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi. Hãy lên kế hoạch để đối phó với giai đoạn này trong cuộc sống của bạn mà không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ của bạn.
Sự xuất hiện của em bé sẽ giúp bạn gần gũi hơn không chỉ với vợ của bạn mà còn với các mối quan hệ khác của bạn, họ sẽ cho bạn thấy họ quan tâm bạn như thế nào. Nhưng có đôi khi sự có mặt của họ có thể trở nên căng thẳng. Tìm cách để nói với họ rằng bạn cần làm theo cách của bạn mà không làm tổn thương tới họ.
► Xem tiếp: Thai nhi 21 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết