Sau khi sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh, Nuôi con bằng sữa mẹ, Giáo dục con trong những năm đầu đời và các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
 

Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống - Hướng dẫn cho trẻ mới tập ăn

Ăn dặm kiểu truyền thống đã gắn liền với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam và góp phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vậy ăn dặm truyền thống là gì? Cách ăn dặm cho bé? Thực đơn ăn dặm cho bé có những món nào? Mời mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Ăn dặm kiểu truyền thống là gì?

Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp ăn dặm dành cho trẻ nhỏ được nhiều thế hệ người Việt áp dụng từ lâu. Nguyên tắc của ăn dặm truyền thống là bắt đầu cho trẻ làm quen với đồ ăn bằng cách ăn bột, kết hợp với rau củ quả hoặc thịt cá xay nhuyễn, sau đó chuyển sang ăn cháo và cuối cùng là ăn cơm.

Ăn dặm kiểu truyền thống được nhiều thế hệ người Việt áp dụng
Ăn dặm kiểu truyền thống được nhiều thế hệ người Việt áp dụng 

Tuy nhiên, các bà mẹ ngày nay lại ít thực hiện kiểu ăn dặm truyền thống cho bé bởi nhiều lý do như: ép bé ăn quá nhiều sẽ gây hại cho đường tiêu hoá, thức ăn xay nhuyễn ảnh hưởng đến khả năng nhai của bé…

Nhưng quan điểm này chưa hẳn đã đúng bởi trong cách ăn dặm kiểu truyền thống, tâm lý của người lớn thường bắt trẻ nhỏ ăn quá nhiều. Đây không phải là nguyên tắc ăn dặm truyền thống đúng cách.

Nếu mẹ thực hiện đúng theo hướng dẫn ăn dặm truyền thống sẽ giúp bé phát triển hoàn thiện và tiết kiệm được nhiều thời gian.

2. Hướng dẫn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé mới bắt đầu

Để đảm thực hiện ăn dặm kiểu truyền thống hiệu quả và an toàn, mẹ bỉm sữa nên đọc các hướng dẫn như sau:

2.1. Khi nào trẻ bắt đầu ăn dặm?

Mẹ chỉ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, không nên cho ăn quá sớm bởi sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hoá do cơ quan này vẫn chưa phát triển hoàn thiện. 

Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn thì sữa mẹ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của bé. Không những vậy, ăn dặm muộn còn là nguyên nhân khiến trẻ khó tập nhai, lười ăn và còi cọc bởi trẻ đã quá quen thuộc với việc bú mẹ.

2.2. Bé ăn dặm mấy bữa 1 ngày?

Tuỳ theo giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, mỗi ngày mẹ có thể cho bé ăn dặm số lượng bữa như sau:

- Giai đoạn 1 (6 - 10 tháng tuổi): Mẹ có thể cho bé ăn từ 2 - 3 bữa/ngày để cho bé tập làm quen với thức ăn và rèn luyện kỹ năng ăn nhai.

- Giai đoạn 2 (10 - 12 tháng tuổi): Lúc này bé có thể ăn nhiều hơn một chút, bé có thể ăn được 3 - 4 bữa ăn dặm/ngày.

- Giai đoạn 3 (Trên 1 tuổi): Bé cần được ăn từ 5 bữa/ngày (bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ).

Bé ăn dặm mấy bữa một ngày thì hợp lý
Bé ăn dặm mấy bữa một ngày thì hợp lý 

2.3. Khi nào bé ăn dặm 2 bữa?

Từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên, bé đã có thể ăn dặm 2 bữa hoặc nhiều hơn tuỳ theo nhu cầu của từng trẻ. Chẳng hạn bé trai có thể ăn nhiều bữa hơn bé gái, tuy nhiên cần lưu ý rằng mẹ không được ép ăn quá nhiều bởi sẽ khiến tâm lý bé sợ hãi chuyện ăn uống và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá.

2.4. Lịch ăn dặm cho bé

Có nhiều cách chia lịch ăn dặm cho bé, dưới đây là một số gợi cho mẹ bỉm sữa:

Lịch ăn dặm cho bé từ 6-10 tháng tuổi

Buổi sáng, lúc bé mới thức dậy: cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa công thức.

2 giờ sau: tiếp tục cho bé bú hoặc uống sữa công thức.

Buổi trưa: ăn bột/rau củ nghiền.

2 giờ sau: cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức.

Buổi chiều: cho bé ăn chút bột/ cháo loãng.

Buổi tối: tiếp tục bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Lịch ăn dặm cho bé từ 10-12 tháng tuổi

Buổi sáng, lúc bé mới thức dậy: uống sữa công thức/bú mẹ.

2 giờ sau: ăn cháo loãng/ bột/ rau củ nghiền.

Buổi trưa: trái cây, sữa chua.

2 giờ sau: bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Buổi tối: ăn bột/rau củ đã xay nhuyễn

Trước khi đi ngủ tối: bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

3. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé

Dưới đây là một số thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé mà mẹ bỉm sữa dễ dàng thực hiện.

Súp khoai tây sữa (cho bé từ 6-10 tháng tuổi)

Với cách chế biến này, mẹ có thể kết hợp sữa mẹ với thực phẩm bên ngoài để tạo nên món ăn hấp dẫn cho bé. Cách làm như sau:

Súp khoai tây cho bé từ 6 đến 10 tháng tuổi ăn dặm
Súp khoai tây cho bé từ 6 đến 10 tháng tuổi ăn dặm

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: ½ củ khoai tây, 50 ml sữa mẹ/sữa công thức 

  • Gọt sạch vỏ khoai tây, rửa sạch, thái lát thành từng miếng nhỏ. Sau đó, cho khoai tây vào nồi luộc hoặc hấp chín.

  • Cho sữa mẹ hoặc sữa công thức (đã pha loãng) vào nồi đã luộc khoai tây. Đun nhỏ lửa cho đến khi khoai tây mềm.

  • Để nguội, cho hỗn hợp khoai tây và sữa vào xay nhuyễn. Và cuối cùng, mẹ múc ra bát nhỏ để bé thưởng thức.

Khoai lang nghiền (cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên)

Thêm một món ăn dặm rất đơn giản cho bé, mẹ có thể tham khảo cách làm như dưới đây:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ khoai lang nhỏ, 60 ml nước hoặc sữa.

  • Trước tiên, mẹ gọt sạch vỏ khoai, rửa sạch và ngâm khoai vào nước khoảng 10 phút để hết nhựa khoai.

  • Cho khoai vào nồi để luộc, khoai chín thì bỏ ra bát để nguội, sau đó nghiền khoai thật mịn.

  • Và đến cuối, cho nước (hoặc sữa) và khoai vào nồi đun chín. Vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.

Cháo thịt gà nấm hương (bé từ 10 tháng tuổi trở lên)

Trước hết mẹ cần chuẩn bị một số thực phẩm như: thịt ức gà, gạo, dầu ăn, nấm hương,  nước.

Cách thực hiện như sau: 

  • Cho thịt gà vào máy xay nhuyễn, sau đó hầm thịt gà để lấy nước nấu cháo.

  • Nấm hương rửa sạch, xay thật nhỏ để bé dễ nuốt.

  • Nấu cháo chín bằng nước hầm thịt gà, tiếp tục cho nấm hương đun thêm 10 phút.

Vậy là món cháo thịt gà nấm hương đã hoàn thiện xong, mẹ để cho cháo nguội và cho bé ăn nhé.

Cháo thịt gà nấm hương cho bé từ 10 tháng tuổi ăn dặm
Cháo thịt gà nấm hương cho bé từ 10 tháng tuổi ăn dặm 

Súp thịt bò bí đỏ (cho bé từ 1 tuổi trở lên)

Với bé từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé thử ăn những món ăn mới và hấp dẫn như súp thịt bò bí đỏ. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: thịt bò, bí đỏ, nước hầm xương, bơ, hành tây.

  • Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn.

  • Gọt vỏ bí đỏ, thái nhỏ và cho vào xay nhuyễn như thịt bò.

  • Đặt chảo lên bếp, cho bơ vào đun, cắt nhỏ hành tây và cho thịt bò vào đảo nhanh.

  • Khi hỗn hợp thịt bò và hành tây chín, tiếp tục cho bí đỏ đã xay vào đảo tiếp trong 5 phút.

  • Cho nước hầm xương đã chuẩn bị ở trên vào chảo, đun tiếp trong 10 phút để hỗn hợp đồng nhất.

Cuối cùng, mẹ múc súp thịt bò bí đỏ ra bát nhỏ, để nguội để bé thưởng thức.

Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp mẹ bỉm sữa có thêm nhiều kiến thức và gợi ý về thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

 

ĐẶT MUA ONLINE

Avisure Mama có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Bài viết liên quan

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ
CHUYÊN GIA