Đang mang thai

Con đã lớn chừng nào? Mẹ cần bổ sung bao nhiêu loại vitamin tổng hợp: acid folic, DHA cho bà bầu, sắt cho bà bầu... Các kiến thức về sức khỏe sinh sản lưu ý cho mẹ  đảm bảo dinh dưỡng và thể chất để có 1 thai kỳ an toàn.
 

Dọa sinh non, hiểu rõ để phòng ngừa | Avisure mama

Dọa sinh non được biết đến là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Vì thế, ngay từ bây giờ mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về hiện tượng này để giúp mình và thai nhi đều được khỏe mạnh và an toàn nhé!

1. Dọa sinh non là gì?

Dọa sinh non là cách gọi dành cho những mẹ bầu được chẩn đoán là có nguy cơ cao sinh non, đẻ non khi chưa tới ngày dự sinh. Với các mẹ bầu khỏe mạnh sẽ sinh em bé vào tuần thứ 40 của thai kỳ, tuy nhiên nếu mẹ bầu bị dọa sinh non có khả năng sẽ chuyển dạ và sinh em bé trước khi thai được 37 tuần tuổi (bắt đầu tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối). Thông thường, khi sinh non thai nhi đẻ ra từ tuần lễ thứ 27 đến hết tuần lễ thứ 37, và cân nặng chỉ từ 1.000g đến dưới 2.500g. Nếu dọa sinh non trước tuần thứ 27, bé sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Dọa sinh non là gì?
Dọa sinh non là gì?

2. Nguyên nhân gây dọa sinh non ở mẹ bầu 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dọa sinh non ở mẹ bầu như:

+ Mẹ bầu mắc các bệnh lý trước khi mang thai: Điển hình như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, sốt, Rubella, thiếu máu nặng, thiếu cân, tiểu đường, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật hoặc trong thời gian mang thai mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục,...

+ Lối sống sinh hoạt không khoa học: Hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma túy và các chất kích thích, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ,...

+ Mẹ lao động quá sức, nghỉ ngơi không hợp lý trong thời gian mang thai, sơ suất trong lao động cũng như trong sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây ra dọa sinh non.

+ Đã có tiền sử sinh non trước đó, nếu mẹ bầu từng sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non ở bé thứ hai của mẹ sẽ rất cao.

+ Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị sinh non bao gồm bà ngoại, mẹ hoặc em gái, khả năng sinh non của mẹ bầu cũng sẽ cao.

+ Các hiện tượng song thai, đa thai cũng chiếm khoảng 60% nguy cơ sinh non, đa ối, thiếu ối, nhau tiền đạo, nhau bong non, ối vỡ non, nhiễm trùng ối cũng gây nguy cơ dọa sinh non cho mẹ bầu.

3. Các dấu hiệu dọa sinh non

Theo thống kê có tới 50% trường hợp sinh non không có bất cứ nguyên nhân cụ thể nào, và hiện tượng này có thể xảy ra đối với bất cứ mẹ bầu nào. Do đó, mẹ bầu cần biết rõ những dấu hiệu sau để có cách xử lý kịp thời:

+ Đau lưng: Đau lưng thấp âm ỉ, kéo dài có thể là dấu hiệu của dọa sinh non.

Đau lưng âm ỉ, kéo dài có thể là dấu hiệu của dọa sinh non
Đau lưng âm ỉ, kéo dài có thể là dấu hiệu của dọa sinh non

+ Ra dịch âm đạo: Dịch âm đạo chảy ra bất thường, có máu hoặc có đốm đỏ như máu.

+ Cơn gò tử cung: Cứ 10 phút là lại có một cơn gò tử cung, không giảm dần ngay cả khi mẹ bầu thay đổi vị trí, tư thế. Dọa sinh non tuần 28 đến 32 cơn gò thường kèm cảm giác hơi tức. Dọa sinh non tuần 33, 34, 35, 36 các cơn gò thường sẽ gây ra đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu.

+ Ối vỡ non: Đây là một dấu hiệu dọa sinh non cực kỳ rõ ràng, rất có thể mẹ bầu sẽ chuyển dạ sớm và sinh em bé trong thời gian ngắn ngay sau đó.

Nếu nước có mùi khai (mùi amoniac) thì đó là nước tiểu, còn không có mùi thì đó chính là nước ối. Nếu nước ối bị rò rỉ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn cho mẹ bầu do buồng ối bị hở.

+ Tiêu chảy: Tăng nhu động ruột hoặc tiêu chảy cũng có thể là một trong các dấu hiệu dọa sanh non.

+ Áp lực ở trực tràng: Mẹ bầu có cảm giác đau bụng từng cơn, nặng trì ở dưới và cảm giác như em bé chỉ trực ra ngoài.    
 

4. Dọa sinh non có nguy hiểm không?

Khi mẹ bầu rơi vào tình trạng dọa sinh non có nghĩa là sức khỏe thai nhi đang gặp vấn đề bất ổn. Nếu không được xử lý kịp thời có thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Do rời lòng mẹ với thể trạng yếu ớt, trẻ sinh non thường rất khó tồn tại hoặc sẽ tồn tại khó khăn, với những nguy cơ di chứng về tinh thần và thể chất. Các thống kê cho thấy 20% trẻ sinh non tử vong trong năm đầu đời.

Dù hiện nay tỉ lệ sống sót của trẻ sinh non đang được cải thiện nhưng trẻ sinh non vẫn sẽ phải đối mặt với các vấn đề rất đáng tiếc như chậm phát triển về nhận thức, động kinh, liệt não,… Do phổi chưa đủ trưởng thành nên trẻ sinh non sẽ có nguy mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Đây cũng là đối tượng dễ bị những khuyết tật bẩm sinh như câm, mù, điếc. Trẻ sinh non cũng rất khó nuôi, thường chậm lớn, nhẹ cân, cha mẹ phải mất nhiều công sức chăm sóc với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để trẻ phát triển kịp như khi ở trong bụng mẹ.

Dọa sinh non có nguy hiểm không?
Dọa sinh non có nguy hiểm không?

5. Điều trị và dự phòng dọa sinh non

Những đứa trẻ sinh non thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý về sau, trường hợp xấu nhất là tử vong ngay sau khi sinh. Vậy khi có dấu hiệu dọa sinh non phải làm sao? Tùy vào tình hình cụ thể ở mỗi mẹ bầu, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị sau :

+ Dịch truyền tĩnh mạch: Có tác dụng giúp cơ thể không bị mất nước, giúp giảm các cơn co thắt.

+ Uống thuốc kháng sinh: Có tác dụng điều trị nhiễm trùng cho mẹ, phòng ngừa lây lan cho em bé.

+ Uống thuốc giảm co: Có tác dụng llàm trì hoãn hoặc làm chậm thời gian sinh để có thời gian cho liệu pháp Corticosteroid.

+ Corticosteroid: Có tác dụng giúp tăng tốc độ trưởng thành của phổi thai nhi.

Nếu mẹ bầu đang có những dấu hiệu, triệu chứng dọa sinh non thì cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, uống nước thường xuyên để phòng hiện tượng dọa sinh non. Bổ sung DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất từ tpbvsk Avisure hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho phụ nữ trước khi mang thai, trong khi mang thai và trong thời kỳ cho con bú.

Với những mẹ đang duy trì một chế độ tập luyện thể dục thì cần phải giảm tập luyện hoặc nghỉ tập khi cần thiết.

Tuyệt đối phải tránh xa những chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục trong giai đoạn này.

Nếu như tiếp tục vẫn có các triệu chứng dọa sinh non, tốt hơn hết mẹ cần phải nhập viện để được các bác sĩ theo dõi, có phương pháp điều trị hợp lý để đảm bảo bé được sinh đúng thời gian và khỏe mạnh.

Với những thông tin vừa rồi chắc hẳn mẹ bầu đã nắm được những kiến thức cơ bản về hiện tượng dọa sinh non và biết mình cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non. Hy vọng bài viết trên sẽ là cẩm nang giúp mẹ có kế hoạch mang thai và chăm sóc bản thân thật tốt trong giai đoạn thai kỳ.

 

ĐẶT MUA ONLINE

Avisure Mama có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Bài viết liên quan

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ
CHUYÊN GIA