Câu hỏi thường gặp

Giải đáp cùng chuyên gia: trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Hỏi: “Chào chuyên gia, tôi là Linh, 28 tuổi, có 1 bé vừa sinh được 3 ngày tuổi và cháu có hiện tượng bị vàng da sơ sinh. Vậy, chuyên gia cho tôi hỏi trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không, cách chăm sóc khi con bị vàng da như thế nào? Cảm ơn chuyên gia.”

Đáp: “Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc của bạn như sau:

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp, nguyên nhân là do lượng Bilirubin trong máu tăng lên. Có khoảng 25 đến 30% trẻ sinh đủ tháng, hầu hết trẻ sinh thiếu tháng gặp tình trạng vàng da sơ sinh. Hầu hết vàng da sơ sinh sẽ ở mức độ nhẹ ( hay vàng da sinh lý) sẽ tự giảm sau 1 đến 2 ngày và sẽ hết hẳn sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với vàng da sơ sinh bệnh lý bởi đây là dấu hiệu các bệnh lý nguy hiểm như: bất đồng nhóm máu mẹ con, trẻ mắc bệnh gan mật bẩm sinh, bệnh tan máu bẩm sinh, nhiễm virus bào thai, xuất huyết dưới da,…

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không có nguy hiểm gì không
Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không có nguy hiểm gì không


Lúc này, triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sớm trong khoảng 24 giờ đầu sau sinh, kéo dài hơn 10 ngày. Khi con bị vàng da bệnh lý không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của sức khỏe bé yêu, nhất là khi Bilirubin gián tiếp đã thấm vào não và gây nhiễm độc thần kinh. Con có thể tử vong nhanh chóng hay bị bại não suốt đời dù đã được điều trị tích cực ngay từ giai đoạn này. Xem thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

Ngoài ra, 1 biến chứng khác do con bị vàng da bệnh lý gây ra là hội chứng vàng da đa nhân (bệnh não cấp tính), có thể gây bại não, bị suy giảm trí tuệ hay mất thính lực vĩnh viễn không hồi phục. Bệnh lý này được điều trị càng sớm thì bé càng ít có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi vàng da sơ sinh cũng như nồng độ bilirubin trong máu tăng cao quá mức.

Do vậy, bố mẹ cần chú ý theo dõi các dấu hiệu vàng da ở trẻ. Nếu triệu chứng kéo dài, nặng hơn trong những ngày đầu thì cần đưa con tới khám bác sĩ sớm. Dựa vào xét nghiệm để bác sĩ xác định mức độ vàng da của con và chỉ định điều trị phù hợp, giúp ngăn ngừa biến chứng do Bilirubin trong máu tăng cao và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý ở trẻ cần được can thiệp y tế nếu có những dấu hiệu sau, bố mẹ và người chăm sóc cần lưu ý theo dõi:

- Dấu hiệu vàng da xuất hiện sớm trong vòng 24h đầu sau khi sinh.

- Tình trạng vàng da lâu khỏi và hơn 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng; trên 2 tuần đối với trẻ sinh non.

- Vàng da mức độ nặng, xuất hiện toàn thân, ở lòng bàn tay, bàn chân, kể cả niêm mạc mắt và độ đậm nặng dần, có thể thấy rõ bằng mắt thường.

- Nồng độ Bilirubin huyết vượt quá 12 mg% đối với trẻ sinh đủ tháng; quá 14 mg% đối với trẻ sinh non tháng, tốc độ tăng Bilirubin quá 5mg% trong vòng 24h.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da

Ngoài vàng da, bé xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường như: sốt cao, co giật, ngủ li bì, bỏ bú, ít quấy khóc.

Khi xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ trên, bạn nên đưa trẻ tới khám để can thiệp sớm. Điều này sẽ giúp bé có thể được chữa khỏi, đồng thời ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh. Hơn nữa, nếu phát hiện sớm và điều trị vàng da sơ sinh kịp thời trước 7 ngày sau sinh, tỷ lệ tổn thương não của con sẽ rất thấp.

Với những bé có làn da màu đen hay màu đỏ hồng thì khó nhận biết các dấu hiệu vàng da hơn. Bố mẹ có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ lên làn da của con và giữ khoảng vài giây. Nếu trên da của con nổi rõ màu vàng thì cho thấy bé đang bị vàng da. Bố mẹ cần kiểm tra cách này hàng ngày trong những tuần đầu kể từ khi trẻ được sinh ra.

Cách chăm sóc khi con bị vàng da

Khi con bị vàng da, bố mẹ có thể áp dụng cách sau để giúp bé điều trị được tốt hơn:

- Cho con ăn thường xuyên để đào thải Bilirubin qua đường tiêu hóa nhanh hơn, giúp gan hoạt động tốt hơn.

- Cho trẻ ngừng bú sữa mẹ tạm thời nếu sữa mẹ có thể khiến con phát triển bệnh vàng da. Bố mẹ có thể cho con sử dụng sữa công thức. Mẹ cũng nên tiếp tục hút sữa ra ngoài để không bị mất sữa và đảm bảo có sữa khi con sẵn sàng ăn sữa mẹ

- Vệ sinh thân thể cẩn thận và giữ ấm cho con.

Hướng dẫn cách chăm sóc da, vệ sinh cho bé bị vàng da
Hướng dẫn cách chăm sóc da, vệ sinh cho bé bị vàng da

- Nên để trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng mặt trời dịu để trẻ tắm nắng

- Thường xuyên theo dõi tình trạng vàng da cho đến hết 7 đến 10 ngày sau sinh. Mẹ cần chú ý quan sát màu da trên toàn thân ở nơi đủ ánh sáng.

- Nếu thấy bé có bất kỳ biểu hiện nào bất bình thường thì cần đưa con đến các cơ sở y tế để khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Xem thêm nội dung: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

Hy vọng với lời giải đáp trên đây bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không” và biết cách chăm sóc bé yêu khi bị vàng da. Để lại câu hỏi cho chuyên gia nếu cần giải đáp các câu hỏi khác.”


 

ĐẶT MUA ONLINE

Avisure Mama có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Câu hỏi khác

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ
CHUYÊN GIA