Đang mang thai

Con đã lớn chừng nào? Mẹ cần bổ sung bao nhiêu loại vitamin tổng hợp: acid folic, DHA cho bà bầu, sắt cho bà bầu... Các kiến thức về sức khỏe sinh sản lưu ý cho mẹ  đảm bảo dinh dưỡng và thể chất để có 1 thai kỳ an toàn.
 

Chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu cho các mẹ

Dù có chuẩn bị kỹ càng đến đâu thì người phụ nữ mang thai lần đầu đều không tránh khỏi những bỡ ngỡ, hoang mang và lo lắng cho trải nghiệm lần đầu làm mẹ của mình. Những kiến thức và kinh nghiệm nào mẹ bầu cần trang bị cho mình, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

Chế độ dinh dưỡng khi có thai

Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các bà mẹ trong thai kì, vì chỉ những lỗi bất cẩn rất nhỏ trong ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Mang thai không phải cứ ăn nhiều và đa dạng là tốt mà quan trọng là phải ăn đúng và đủ, phải có danh sách và thực đơn cụ thể, món ăn tuyệt đối phải kiêng và những món nên bổ sung thường xuyên. Phụ nữ mang thai lần đầu cần biết những chất như đạm, canxi, sắt và các loại vitamin cần được cung cấp đầy đủ. Và tốt nhất nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có chế độ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ tốt cho cả mẹ và con.
 
Xem thêm: Bà bầu nên kiêng gì trong thời gian mang thai

Kinh nghiệm mang thai lần đầu - Chế độ vận động tốt cho mẹ bầu

Mọi bác sĩ đều khuyên mẹ bầu nên vận động trong thai kỳ ví dụ như đi bộ, yoga và những bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh. Trong quá trình tập phải theo dõi nhịp mạch, kiểm soát nhịp tim không được vượt quá 90-100 lần/ phút, thường xuyên nghỉ ngơi và không tập quá 15 phút một lần. 
 
Khi thai nhi đã lớn hơn từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu tránh tư thế nằm ngửa quá lâu. Tư thế nằm tốt nhất là hơi nghiêng về trái, có khăn hoặc chăn gối nhỏ kê dưới phần hông, như vậy vừa làm tăng hiệu suất tim vừa tránh sự chèn ép của tử cung lên các mạch bụng.
 
Về chuyện sinh hoạt vợ chồng, chỉ cần vận động nhẹ nhàng hơn, tư thế hợp lý hơn thì nói chung sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong thai kỳ phụ nữ nên vận động nhẹ nhàng, tránh những vận động mạnh

Khám thai thường xuyên - Mẹ bầu mang thai lần đầu cần nhớ

Phụ nữ mang thai lần đầu thường có ít kinh nghiệm nên ngay khi có các dấu hiệu và que thử thai xuất hiện 2 vạch, bạn nên lên kế hoạch khám thai càng sớm càng tốt để có những lời khuyên và chỉ dẫn đúng đắn từ bác sĩ cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
 
Các tháng tiếp theo nên đặt lịch khám đều đặn mỗi tháng một lần để theo dõi sự phát triển của thai nhi, sớm phát hiện các dị tật và tiêm chủng các loại vắc xin cần thiết.
 
Theo dõi chiều cao của thai nhi xem thai nhi có phát triển phù hợp với tuổi thai hay không, trường hợp thai nhỏ hơn là bị suy dinh dưỡng, người mẹ cần bổ sung thêm các chất vào chế độ ăn uống của mình, đặc biệt cần bổ sung sắt để chống thiếu máu. 
 
Khi khám thai thì mọi thắc mắc của bạn như mang thai lần đầu bao nhiều tuần thì sinh? mang thai lần đầu cần biết và chú ý những gì? đều sẽ được các bác sĩ giải đáp và chỉ dẫn cụ thể nên việc khám thai là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ bà mẹ nào.
 
Khám thai định kỳ là việc làm cần thiết với tất cả phụ nữ mang thai

Mang thai lần đầu bao nhiêu tuần thì sinh?

Theo kinh nghiệm dân gian mà các mẹ các chị để lại sinh con so bao giờ cũng sinh sớm hơn có khi đến 1 tuần. Tuy nhiên, có thể giải thích được hiện tượng này bởi với kinh nghiệm ít ỏi của các mẹ sinh con lần đầu thường không chú ý đến vận động, nghỉ ngơi nên có thể bị sinh sớm. Thực tế, các mẹ có thể sinh sớm, sinh đúng ngày dự sinh hoặc có thể sinh muộn hơn vào lần đầu tiên mang thai là hoàn toàn bình thường.

Thông thường, ngày dự sinh khi siêu âm vào khoảng 12 tuần thai sẽ chính xác nhất, chênh khoảng 1-2 ngày. Các mẹ bầu nên chú ý thăm khám thai định kì nhất là khi gần ngày dự sinh, không được chủ quan.

Tiêm phòng khi mang thai lần đầu

Tiêm phòng trước khi mang thai, trong khi mang thai đặc biệt quan trọng nhất là khi mẹ có bầu lần đầu. Các mũi tiêm khi mang thai bao gồm:
+ Trước khi mang thai: Tiêm phòng viêm gan B, tiêm phòng sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm. Để tiêm đúng thời gian và số lượng mũi tiêm mẹ nên tham khảo nhân viên y tế tại phòng tiêm chủng.
+ Trong khi mang thai: Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm đủ 2 mũi vaccin uốn ván để phòng tránh mắc uốn ván trong khi mang bầu và trong quá trình sinh nở. Nhiễm uốn ván rất hay gặp phải và đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ mang thai. Vì thế, các mẹ nhớ tiêm đầy đủ mũi đầu tiên vào 3 tháng giữa thai kì, mũi nhắc lại vào 3 tháng cuối thai kì.

Tiêm phòng cho bà bầu
Tiêm phòng cho bà bầu

Kinh nghiệm khi mang thai lần đầu - Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý khi có thai

Ngoài các vấn đề về thể chất thì tâm lý mẹ bầu cũng cần được quan tâm. Mang thai lần đầu thì không tránh khỏi việc thường xuyên suy nghĩ và lo lắng trước những triệu chứng của cơ thể. Nhưng cơ địa mỗi người khác nhau, triệu chứng của người này chưa chắc đã xuất hiện ở người khác nên bạn cũng không nên lo lắng quá nhiều. Đừng để những suy nghĩ ảnh hưởng đến tâm lý và trạng thái của bạn. Hãy luôn giữ thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng và lạc quan, tránh việc lúc nào cũng suy nghĩ, lo sợ, luôn tức giận hay nổi nóng.
 
Trong suốt thời gian thai kỳ, người phụ nữ nào cũng gặp rắc rối và khó khăn nhưng khi trải qua rồi mới thấy làm mẹ thực sự là trải nghiệm tuyệt vời và hạnh phúc. Mong rằng những kinh nghiệm trên sẽ hữu ích không chỉ với những bà mẹ mang thai lần đầu mà còn đối với tất cả những đức ông chồng trẻ để giúp vợ mình trải qua thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Để được giải đáp cụ thể các thắc mắc về thai kỳ, các mẹ hãy liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi 1800 0016 để được tư vấn bởi đội ngũ dược sĩ của avisure.vn nhé!
 

ĐẶT MUA ONLINE

Avisure Mama có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Bài viết liên quan

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ
CHUYÊN GIA