Acid folic có tên gọi khác là vitamin B9 là một trong những vitamin nhóm B không thể thiếu trong cơ thể con người. Nó có vai trò là coenzym tham gia vào một số phản ứng chuyển hóa homocystein ở gan. Đồng thời cũng là chất xúc tác cho qúa trình tổng hợp acid thymonucleotid - một chất quan trọng giúp cho việc phát triển của tế bào.
Acid folic vitamin B9 là gì?
Không chỉ vậy, Vitamin này còn có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo máu, tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B12, cũng như sự phát triển của thai nhi - giúp làm giảm khuyết tật ở ống thần kinh và dị tật bẩm sinh ở não. Đồng thời cũng giúp cho các bà bầu được mạnh khỏe khi mang thai.
Cũng giống như các loại vitamin và khoáng chất khác, việc cung cấp acid folic thông qua các loại lương thực thực phẩm là tốt nhất.
Đối với nhu cầu bình thường của cơ thể là từ 0,2 - 0,4 mg/ ngày thì việc cung cấp thông qua các loại thực phẩm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu này.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều acid folic có thể được kể đến sau đây:
Acid folic có nhiều trong các loại rau màu xanh sẫm như cải bó xôi cung cấp 100mcg acid folic cho 1 nửa chén, súp lơ, đậu hà lan, măng tây...
Các loại hoa quả có chứa nhiều acid folic như Cam có thể đáp ứng được 20% nhu cầu acid folic hàng ngày, quả bơ cũng cung cấp được khoảng 100mcg,ngoài ra còn có cà chua, dưa vàng, mận, bí đỏ,...
Cải bó xôi chứa nhiều axit folic
Các loại ngũ cốc cũng cung cấp một lượng lớn acid folic cho cơ thể. Trung bình với 1 ly ngũ cốc cung cấp khoảng 400mcg acid folic.
Các loại hạt không chỉ chứa các chất béo chưa no, omega 3 mà còn có thể cung cấp tương đối nhiều acid folic. Một chén có thể cung cấp tới khoảng 300mcg.
Ngoài ra, còn có bánh mì nguyên cám, các loại đậu khô,...
Ngoài bổ sung hàm lượng tương đối cao acid folic, các sản phẩm từ động vật này còn giúp cung cấp cả các nguyên tố vi lượng khác như sắt, vitamin B12, kẽm, canxi,...
Khi mang thai nhu cầu acid folic tăng cao hơn so với bình thường từ 2-3 lần do đó việc bổ sung acid folic thông qua các lọai thực phẩm cũng chỉ đảm bảo được một phần nhỏ. Do đó, việc bổ sung thông qua các loại thuốc là rất cần thiết.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm giúp bổ sung acid folic khiến cho việc lựa chọn được chế phẩm trở nên khó khăn hơn. Thường thì ít có hiện tượng thiếu đơn độc một chất( trừ trường hợp thiếu do khuyết tật di truyền hoặc do tương tác thuốc).
Vì vậy việc bổ sung dưới dạng các chế phẩm hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng các chất đơn lẻ. Vì tỷ lệ phối hợp các chất trong các công thức là khác nhau nên khi lựa chọn cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây thiếu để bổ sung cho phù hợp.
Thường thì các chế phẩm acid folic dạng đơn thì có giá thành thấp hơn và hàm lượng cao hơn, tuy nhiên yếu tố này cũng có thể gây nên nguy cơ thừa so với dạng phối hợp.
=>>Xem thêm: Uống axit folic trước khi mang thai bao lâu?
Hiện trên thị trường các có rất nhiều loại chế phẩm có chứa acid folic với tỷ lệ phối hợp khác nhau với các vitamin và khoáng chất khác. Dưới đây đưa ra phân tích về một số loại chế phẩm:
+ Sản phẩm Elevit bà bầu mới: là sản phẩm có chứa 800mcg acid folic phối hợp với 18 nguyên tố vi lượng khác.
+ Sản phẩm Avisure mama là vitamin tổng hợp kèm DHA chứa 500mcg acid folic dạng Quatrefolic (axit folic thế hệ 4) dễ hấp thu, nhanh chuyển hóa. Hàm lượng acid folic trong chế phẩm này phù hợp với nhu cầu khuyến cáo cho phụ nữ Việt Nam đồng thời chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nhất cho 1 chu kì mang thai khỏe mạnh.
Avisure mama là vitamin tổng hợp chứa acid folic cho bà bầu
+ Sản phẩm Backmores Folate sản phẩm có chứa acid folic dạng đơn với hàm lượng 500mcg
+ Sản phẩm Nature made folic acid chứa acid folic dạng đơn với hàm lượng 400mg.
+ Sản phẩm Avisure Safoli chứa sắt hóa trị III Polymaltose và folate chuyên biệt cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
+ Sản phẩm Chela - Ferr forte chứa sắt và acid folic ở dạng phối hợp với hàm lượng acid folic là 400 mcg.
Mỗi loại sản phẩm đều có ưu nhược điểm riêng về tỷ lệ phối hợp, dạng bào chế, thành phần tá dược,... nên việc lựa chọn và sử dụng như thế nào là hợp lí cần phải lưu ý những điểm sau:
+ Nên bổ sung viên uống hỗn hợp gồm sắt, acid folic và các nguyên tố khoáng và vi lượng khác để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
+ Uống vitamin sau ăn sáng để giúp dễ hấp thu và giúp mẹ bầu có năng lượng cho một ngày mới.
+ Nên lựa chọn và sử dụng các loại chế phẩm có hàm lượng acid folic đáp ứng được từng giai đoạn của thai kì.
+ Nên lựa chọn các loại viên uống dạng phối hợp thay vì dạng đơn. Đồng thời hạn chế sử dụng theo đường tiêm, chỉ sử dụng đường tiêm khi ống tiêu hóa bị tổn thương. Đối với những bà bầu không thể uống được viên, thì có thể lựa chọn sang dạng dung dịch uống.
+ Cân đối giữa chế độ dinh dưỡng để cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất và việc bổ sung thông qua các loại thuốc.
+ Nên sử dụng acid folic giữa hai bữa ăn. Đồng thời lựa chọn acid folic ở dạng hữu cơ thay vì dạng vô cơ để quá trình hấp thu được diễn ra tốt nhất. Có thể sử dụng thêm các loại nước chứa vitamin C như nước cam, chanh,... để làm tăng hấp thu.
Vitamin C làm tăng hấp thu acid folic cho bà bầu
+ Tránh sử dụng acid folic với các thuốc làm giảm hấp thu acid folic như: methotrexate, phenytoin, aspirin, các kháng sinh sulfamid,...
+ Đối với việc bổ sung thông qua các loại thực phẩm: tránh việc luộc hay nấu quá chín thực phẩm.
+ Khi uống cần uống nhiều nước để vừa không gây táo bón khi uống các chế phẩm phối hợp có chứa sắt, vừa hạn chế được tình trạng thừa acid folic.
+ Không nên sử dụng acid folic với những người có khối u.
Axit folic rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Bài viết trên đây đã cung cấp cho các mẹ cách lựa chọn acid folic loại nào tốt?