Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 22 tuần - sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ

05:20 | 27/06/2017
246 lượt xem

Bây giờ bạn đã có thể cảm nhận một cách rõ ràng những cú đá của bé trong bụng của mình. Khi thai nhi 22 tuần, bạn cũng có thể gặp phải chứng mất trí nhớ ngắn hạn và cảm thấy giảm khả năng tập trung cho công việc. Bạn không cần hoảng sợ, vì đây đơn giản chỉ là chứng mất trí nhớ xuất hiện phổ biến trong thai kỳ,  mặc dù nó có thể nặng - nhẹ khác nhau ở các bà mẹ mang thai.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

Cơ thể mẹ không có sự thay đổi đáng kể nào trong giai đoạn này vì sự phát triển sẽ diễn ra từ từ và liên tục trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Dưới đây là một số thay đổi của cơ thể mà bạn sẽ nhận thấy khi thai nhi 22 tuần tuổi:

1. Sự tiết dịch ở âm đạo:
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn có sự gia tăng lưu lượng máu đến vùng âm đạo. Điều này khiến cho vùng âm đạo hoạt động hiệu quả hơn và tăng sự tiết dịch âm đạo.

Sự thu hút của bạn tăng lên, và bạn có thể tạo ra một số bất ngờ với người bạn đời của mình.

Đây là một trong những lý do tại sao một số phụ nữ mang thai có quan hệ tình dục nhiều hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hay, khi mà cơ thể mẹ chưa quá lớn.

2. Khó thở:
Khi thai nhi 22 tuần, tử cung mẹ sẽ đẩy lên trên khoảng 1 inch (2,54 cm) phía trên rốn và sẽ tiếp tục đẩy lên cho đến tuần 26.
Việc này có thể khiến cho mẹ khó mở rộng phổi gây ra chứng khó thở. Mẹ sẽ mệt mỏi và ít nhiệt tình hơn với các hoạt động và điều này cũng có thể dẫn đến chứng đau lưng.


Khi tử cung của mẹ đẩy lên cao hơn, lồng ngực cũng sẽ di chuyển lên trên để tạo không gian cho em bé phát triển thoải mái. Các xương sườn dưới cùng cũng sẽ điều chỉnh nghiêng để có thể tạo nhiều chỗ trống cho tử cung vừa vặn thoải mái. Một khi những thay đổi đã hoàn thành, mẹ có thể thở tự do hơn.

3. Sự giữ nước:
Mang thai tuần 22, chân của bạn có thể bị phù do giữ nước ở chân và nó có thể gây đau đớn. Một lý do khác có thể là do sự giải phóng hormone Relaxin khiến cho phần sụn nối liền các khớp xương ở bàn chân bạn nới lỏng gây sưng chân. 

Hãy đặt chân cao lên càng thường xuyên càng tốt để bạn có thể ngăn ngừa sưng.

Cách giải quyết:
  • Lựa chọn giày dép làm cho đôi chân thoải mái. 
  • Thư giãn và để đôi chân nghỉ ngơi thường xuyên. Cách tốt nhất để thư giãn là nghỉ ngơi một chút và đặt đôi chân lên vị trí cao hơn phần còn lại của cơ thể. Bằng cách này, chất lỏng tích tụ ở bàn chân của mẹ sẽ được phân phối đều về các bộ phận khác của cơ thể.
  • Ngâm chân trong nước nóng sau khi mát xa. Bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời khi chồng cẩn thận xoa bóp bàn chân đau sưng của mình.
  • Dấu hiệu phù nề ở chân sẽ biến mất sau khi bạn sinh con, nhưng sự tăng trưởng của bàn chân có thể tồn tại vĩnh viễn.
4. Hệ tiêu hóa:
Bạn tiếp tục phải chịu đựng chứng khó tiêu, táo bón và ợ nóng ở tam cá nguyệt thứ 2.

Khi thai nhi 22 tuần, sẽ là thời điểm bạn phải chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn vì progesterone – một hormon thai kỳ đã nới lỏng đường tiêu hóa, bạn có thể thấy trướng bụng nếu ăn các thức ăn khó tiêu. Đây là một trong những lý do khiến một số phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ

Bạn có thể kiểm soát những triệu chứng này bằng cách uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.

Tổng hợp một số triệu chứng mẹ có thể gặp phải khi mang thai tuần 22
  • Khó thở
  • Dấu hiệu căng bụng
  • Rốn có thể lồi ra trong tuần này
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Nhu cầu quan hệ tình dục tăng 
  • Tăng cân
  • Bàn tay và bàn chân bị sưng
  • Đau lưng
  • Mệt mỏi
  • Tăng thèm ăn
  • Tóc phát triển bất thường do thay đổi hormone (Rụng tóc tăng)
  • Bệnh trĩ
  • Táo bón
  • Mất trí nhớ mang thai

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

Cơ của thai nhi 22 tuần ngày càng khỏe mạnh, những cú đá và hành động của bé có thể khiến bạn bị bất ngờ đấy.


Bé cũng học cách đáp lại những kích thích mà bạn tác động vào. Bạn có thể cảm nhận phản ứng của bé đối với tiếng ồn lớn, âm nhạc nhẹ nhàng hoặc bài hát ru trong thời kỳ mang thai. 

Đây cũng là thời gian mà các cơ quan sinh sản trưởng thành ở trẻ. Nếu bạn mang thai một cậu bé thì tinh hoàn đã bắt đầu hình thành ở bụng dưới. Nếu đó là bé gái, bộ phận sinh dục sẽ trưởng thành và phát triển nhiều hơn các bé trai. Tử cung và buồng trứng của bé đã ở những đúng vị trí và bé đã phát triển âm đạo vào tuần thứ 22. Sự trưởng thành sẽ diễn ra nhiều hơn trong vài tuần tới.

Những thay đổi của thai nhi 22 tuần là:
  • Sự sinh trưởng của cơ quan sinh sản
  • Phát triển mí mắt và lông mày
  • Hoàn tất hình thành móng tay
  • Môi của bé khác biệt hơn
  • Phát triển tụy
  • Sự trưởng thành của chồi răng
  • Đáp ứng âm thanh và động tác chạm
  • Chức năng hệ thống tiêu hóa và bài tiết phát triển
  • Trưởng thành của não
  • Phát triển hệ miễn dịch
  • Hình thành và tích trữ các mô mỡ giúp giữ ấm cơ thể
Kích thước của thai nhi 22 tuần:
Bây giờ bé sẽ có kích thước bằng quả đu đủ, nặng khoảng 350 gram và dài từ đỉnh đầu tới gót chân là 19 cm.

Cách chăm sóc khi mang thai tuần 22
  • Hãy cẩn thận khi bạn leo cầu thang.
  • Không sử dụng thang bởi sự cân bằng của bạn đã giảm rất nhiều và sẽ có rủi ro.
  • Uống nhiều nước để tránh táo bón và trĩ. 
  • Tăng tiết dịch âm đạo làm bạn cảm thấy ẩm ướt và không thoải mái. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy sạch sẽ và thông thoáng. Sử dụng quần lót vải cotton thoáng khí và thay chúng thường xuyên.
  • Không nên quên tập thể dục. Cơ thể vừa vặn và khỏe mạnh sẽ giúp bạn nhiều hơn khi sinh đẻ.
  • Trao yêu thương và sự chú ý tới chồng. Chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tình dục khi mang thai trước khi quan hệ tình dục.

Lời khuyên cho cha

Khi vợ của bạn mang thai tuần 22, cách để đi đến trái tim người phụ nữ là thông qua đôi chân của họ. Đôi chân sưng lên của vợ có thể là đau và khá phiền phức. Việc massage chân tốt sẽ giúp vợ cảm thấy thư giãn.

Hoàn toàn tự nhiên nếu bạn cảm thấy bị choáng ngợp trước những thay đổi của vợ, vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian với vợ của mình. Hãy tạo ra một kỳ nghỉ lãng mạn cuối tuần, xem phim, hoặc dành thời gian cùng nhau đi bộ chỉ cần đi bộ.

Hãy trân trọng những giây phút đó và tận hưởng thời gian đặc biệt của bạn!

► Xem tiếp: ​Thai nhi 23 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các ...
Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển ...
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ ...
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
20 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ...
Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ
27/11/2024
30 lượt xem

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Điển hình nhất là hiện ...
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?
27/11/2024
29 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Theo khuyến ...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?
26/11/2024
35 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ ...
Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết
25/11/2024
38 lượt xem

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ...
Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp
25/11/2024
38 lượt xem

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure