Theo số liệu nghiên cứu và thống kê tại khoa sản của các bệnh viện lớn, số sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ là khoảng 3-10% trong tổng số ca mang thai. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo khả năng cao mẹ bầu đang mắc tiểu đường thai kỳ:
Một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối điển hình nhất là mẹ thường xuyên đi tiểu. Khi mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy buồn tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, ngay cả khi không dung nạp thêm lượng nước vào cơ thể. Vấn đề này là do cơ thể mẹ không sản xuất đủ hormone insulin để chuyển hóa được lượng đường glucose một cách hiệu quả.
Khi ấy, lượng đường dư thừa trong máu cao quá mức cho phép, thận phải hoạt động nhiều hơn bình thường để đào thải glucose dư thừa qua đường tiểu tiện. Do vậy, mẹ bầu bị đái tháo đường có nhu cầu đi tiều nhiều hơn so với mẹ bầu khỏe mạnh bình thường.
Sản phụ thường xuyên cảm thấy khát nước ngay cả khi vừa bổ sung một lượng nước lớn vào cơ thể là một tín hiệu cho thấy 90% mẹ bầu đã mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Cụ thể, mẹ hoàn toàn không sử dụng đồ ngọt hay đồ mặn nhưng liên tục cảm thấy cổ họng bị khô rát, khát nước hơn bình thường.
Điều này là do cơ chế sản xuất insulin nhằm điều chỉnh lượng đường huyết trong máu tăng không phát huy được hiệu quả. Lượng insulin được tạo ra không giúp chuyển hóa được lượng đường glucose, khiến mức dư thừa đường trong máu càng lúc tăng cao.
Từ đó, mẹ sẽ cảm thấy khát nước và muốn uống nhiều nước hơn so với bình thường. Hơn nữa, việc đi tiểu nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước, từ đó kích thích nhu cầu nạp thêm lượng nước để làm đấy phần chất lỏng đã hao hụt.
Tiểu đường thai kỳ là lúc việc sản sinh insulin không có tác dụng chuyển hóa glucose, dẫn đến lượng đường huyết của mẹ bầu trong 3 tháng cuối tăng vụt. Đường huyết tăng cao sẽ khiến mẹ bị khô miệng, nứt nẻ môi mắc dù đã bổ sung lượng nước lớn thường xuyên.
Glucose được coi là “đồng tiền năng lượng” bởi nó là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Do vậy, khi Insulin không điều chỉnh hiệu quả lượng đường, glucose không thể chuyển hóa thành ATP để tạo năng lượng cho tế bào sẽ khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Mẹ sẽ cảm thấy uể oải, cơ thể thiểu sức, mệt mỏi ngay cả khi không vận động nhiều, thậm chí vẫn duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ như bình thường..
Sụt cân không xác định được rõ lý do là một dấu hiểu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Hiện tượng này là do tế bào không nhận đủ năng lượng từ đường glucose, từ đó sẽ sử dụng các nguồn năng lượng dự trữ khác từ chính những mô mỡ của mẹ. Tình trạng đái tháo đường của mẹ càng nặng có thể khiến mức độ sụt cân của mẹ sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Vấn đề lượng đường huyết trong máu tăng cao đột ngột sẽ khiến cơ thể mẹ bầu không kịp thích nghi. Điều này dẫn đến tình trạng mắt mẹ bị mờ trong ngắn hạn trong lúc mẹ hoạt động hàng ngày.
Sau đó, mẹ sẽ nhìn lại rõ như ban đầu, nên dấu hiệu này khiến nhiều sản phụ chủ quan đó chỉ là chóng mặt. Thực tế, dấu hiệu này ít xảy ra đối với mẹ bầu bị đái tháo đường 3 tháng cuối. Tuy nhiên, một khi tình trạng này đã xuất hiện, nghĩa là bệnh lý của mẹ đang trong giai đoạn đáng báo động.
Bên cạnh những dấu hiệu phổ biến trên, một số dấu hiệu khác cho thấy mẹ bầu đang có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ như: Mẹ thường thấy ngứa ran và tê ở lòng bàn tay hay bàn chân, có cảm giác ngứa miệng hoặc tưa miệng (niêm mạc trong khoang miệng bị nhiễm nấm), thương xuyên buồn nôn sau ăn, vết thương và vết xước lâu lành, khó chịu và ngứa ngáy vùng kín,...
Thông thường, cơ thể các chị em mang thai vào giai đoạn 3 tháng cuối đã có rất nhiều thay đổi. Do vậy, sản phụ hiếm khi tự nhận ra những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ do triệu chứng của bệnh lý không quá rõ ràng. Các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội khuyến khích mẹ bầu nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm nhất, tránh tình trạng mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng.
Như vậy, trên đây là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ nhất định phải nắm được. Mẹ hãy luôn theo dõi đến những thay đổi trong hành trình mang thai, đặc biệt là vào thời gian “nước rút” những tháng sắp sinh, để có sự chuẩn bị sẵn sàng. Nếu mẹ còn thắc mắc gì khác, hãy liên hệ đến số hotline: 1800 0016 hoặc tham khảo thêm các bài viết của dược sĩ Avisure.
Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?