Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu đặt ra khi rơi vào tình trạng này. Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh thường nếu như tình trạng sức khoẻ của mẹ và con đáp ứng được các điều kiện cần thiết của ca sinh. Bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số về nhịp tim thai nhi, tình trạng hô hấp, thể trạng của cả mẹ và con để đánh giá có sinh thường được không.
- Chỉ số đường huyết của mẹ:
Nếu mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt và đến thời điểm sinh, chỉ số đường huyết ở mức cho phép thì mẹ hoàn toàn có thể đẻ thường.
- Chỉ số phát triển phổi của thai:
Trong trường hợp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ mà phổi thai nhi đã trưởng thành, phát triển tốt, các bác sĩ rất có thể sẽ chỉ định sinh thường cho mẹ
- Chỉ số trọng lượng thai nhi:
Nếu đến thời điểm sinh nở, trọng lượng thai nhi dưới 4kg và thai không quá to thì mẹ có thể được sinh thường. Còn nếu thai phát triển to vượt mức khuyến cáo thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ cho mẹ để phòng tránh các tác động xấu cho thai nhi như suy thai, thai bị ngạt hay chấn thương.
Tóm lại, nếu mọi chỉ số đều ổn định và không gặp bất thường nào thì bà bầu tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường ở tuần thứ 38 đến 41. Còn trong trường hợp sức khoẻ của mẹ không ổn định hoặc thai nhi phát triển to vượt ngưỡng chuẩn thì có thể mẹ phải sinh non từ tuần thứ 38. Đến gần thời điểm sinh, mẹ nên đi khám và theo dõi sức khoẻ thường xuyên để được bác sĩ tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp.
Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay có khoảng 2-10% tỷ lệ mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ và hiện tượng sinh con bị bệnh hoặc tử vong do đái tháo đường thai kỳ có xu hướng tăng.
Đái tháo đường thai kỳ rất nguy hiểm cho mẹ bầu bởi nó gây nhiều biến chứng sản khoa như rối loạn chuyển hoá, bệnh tim mạch, tổn thương thận và các cơ quan khác, nhiễm trùng nhiều bộ phận, tiền sản giật, sinh khó, tăng tỷ lệ sinh mổ do thai phát triển quá lớn,...
Nếu mẹ phát hiện tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng đầu thì mức độ nguy hiểm còn tăng lên gấp bội và gây hậu quả khôn lường. Đây là giai đoạn rất quan trọng để thai nhi hình thành phôi, ổn định trong tử cung mẹ và phát triển các cơ quan. Nếu mẹ gặp tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn này, nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh là rất lớn. Thống kê cho thấy, có khoảng 8-13% trường hợp bị sảy thai hoặc thai dị tật do mẹ tiểu đường thai kỳ giai đoạn 3 tháng đầu, cao hơn gấp 2-4 lần so với các trường hợp không bị.
Vì vậy, nếu phát hiện tiểu đường thai kỳ dù ở giai đoạn nào, mẹ cần đi khám và nghe theo các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và thai nhi.
Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ đều cho biết rằng mẹ hoàn toàn có thể sinh thường nếu biết cách kiểm soát chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn và đáp ứng được các yêu cầu về thể trạng của thai nhi. Để tăng khả năng sinh thường, bà bầu đái tháo đường thai kỳ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Thực hiện chế độ ăn cho người tiểu đường
Mẹ cần tìm đọc và bổ sung các kiến thức về dinh dưỡng cho người tiểu đường, về các nhóm thực phẩm nên ăn và không nên ăn để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
- Không tự ý dùng thuốc và thực phẩm chức năng
Mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng chữa tiểu đường mà không theo chỉ định. Bởi việc dùng tràn lan và bừa bãi các loại thuốc này tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn đường huyết, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ mẹ và thai nhi.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể chọn các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi bộ thường xuyên hoặc khiêu vũ, bơi lội trong quá trình mang thai để tăng khả năng sinh thường. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên vừa giúp ổn định đường huyết, vừa giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường như huyết khối, bệnh tim mạch cho mẹ bầu.
- Khám thai định kỳ và đúng hẹn
Việc khám thai và gặp bác sĩ thường xuyên sẽ giúp mẹ theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ thai kỳ của mình và được nghe những lời khuyên phù hợp. Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ ra giúp mẹ những cách làm tăng khả năng sinh thường hiệu quả dựa trên tình trạng sức khoẻ của mẹ cụ thể.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho mẹ câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không. Mẹ cần đọc kỹ và bổ sung đầy đủ các kiến thức cần thiết về tiểu đường thai kỳ để giúp hành trình mang thai của mẹ được an toàn, con được khoẻ mạnh. Nếu có băn khoăn nào khác, mẹ hãy đọc thêm các bài viết của Dược sĩ Avisure hoặc gọi đến số hotline 1800 0016 (miễn cước) để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?