Thay đổi trong cơ thể của bạn khi thai nhi 25 tuần
Mang thai tuần 25 cũng tức là bạn đang gần bước tới tam cá nguyệt thứ ba, sự tăng trưởng và thay đổi thể chất trở nên khá rõ ràng. Nhiều người không quen biết sẵn sàng giúp bạn một tay khi họ nhận ra bạn đang mang thai.
Lúc này tử cung của bạn ở trên rốn và những cú đá bên trong tử cung của bạn vẫn tiếp tục gia tăng
Dưới đây là những thay đổi của bạn ở thai nhi 25 tuần:
Nguy cơ té ngã khi mang thai:
Bạn có thể cảm thấy bị mất thăng bằng như thể đang đứng trên bề mặt không bằng phẳng và vững chắc. Lý do có thể là:
- Sự gia tăng về trọng lượng, kích thước cơ thể
- Thay đổi trọng tâm của cơ thể
- Những thay đổi đối với cột sống
- Sự căng cơ
- Hormone Relaxin tiết ra với mức độ cao trong thai kỳ làm nới lỏng các khớp.
- Bạn có thể bị hoa mắt chóng mặt và đôi khi ngất xỉu bởi huyết áp thấp, thiếu máu, lượng đường trong máu giảm và bởi quá trình trao đổi chất.
Nguy cơ té ngã sẽ gia tăng theo sự tiến triển của thai kỳ, bị ngã sẽ cực kỳ nguy hiểm khi bạn mang thai và các nghiên cứu cho thấy khả năng bị ngã trong thời kỳ mang thai rơi vào khoảng 25%, tương đương với nguy cơ té ngã của những người trên 65 tuổi. Do đó, bạn cần hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho cả Mẹ và Bé.
Hãy để ý tới việc đi đứng của bạn
Thai nhi 25 tuần có thể sẽ khiến cho dáng dấp và tư thế đi của bạn thay đổi, đừng để ý tới những lời chê bai trong thời gian này bởi bạn có thể lấy lại vóc dáng ngay khi bé cưng chào đời.
- Giờ thì hãy quen với tư thế giúp bạn giữ được thăng bằng
- Đừng cố gắng thử những tư thế mới và phức tạp trong thời kỳ mang thai. Hãy làm những điều gì đó quen thuộc và an toàn.
- Trượt chân có thể gây tử vong cho bạn hoặc bé nếu bị chấn thương ở trong bụng.
- Khi mang thai tuần 25, nếu có bất kỳ sự cố nào gây chấn thương vùng bụng hãy kịp thời tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc cơ sở chăm sóc sức khoẻ bởi sự can thiệp kịp thời có thể ngăn ngừa tối đa các trường hợp xấu có thể xảy ra
- Hãy đi lại bình tĩnh và cẩn thận, tránh di chuyển vội vàng va chạm, cũng tránh xa những người thường hay vội vàng hấp tấp để hạn chế sự va vấp.
- Tránh ôm đồm làm nhiều việc một lúc.
- Hãy sử dụng lan can khi lên xuống cầu thang.
- Đi những đôi giày bệt và êm ái.
- Đừng để mọi thứ lộn xộn trong ngôi nhà của bạn để việc đi lại được thuận tiện hơn.
Ngủ ngáy
"Làm gì có chuyện đó" Bạn có thể hét lên như vậy khi chồng bạn than phiền rằng anh ấy không thể ngủ vì bạn đã ngáy quá to suốt đêm qua. Sao anh ấy dám đổ lỗi cho bạn khi mà trước đây chưa có một ai phàn nàn về điều đó cho tới bây giờ, hãy thư giãn, vì anh ấy chẳng nói dối đâu.
Bạn cũng có thể giải quyết sự phiền toái này bằng cách:
- Sử dụng thêm một cái gối để kê cao đầu hơn
- Theo dõi những sự phát triển cân nặng quá mức.
- Tìm kiếm các dụng cụ thở như là máy xông, máy hô hấp (nhưng nhớ là an toàn trong khi mang thai nhé).
- Sử dụng thiết bị xông hơi để thư giãn khoang mũi của bạn.
Đau thần kinh hông:
Khi thai nhi 25 tuần, bạn có thể gặp chứng đau dây thần kinh hông, tình trạng này xảy ra do sự phát triển của tử cung đã gây áp lực lên lưng và vùng xương chậu. Đôi lúc, các dây thần kinh ở lưng và chân sau của bạn bị đè nén vì đầu của em bé đè lên xương chậu. Và điều này có thể dẫn đến:
- Tê cóng chân hoặc lưng
- Ngứa ran hay là đau dữ dội ở phần lưng dưới, chân và mông.
Nếu bạn thấy đau và khó chịu tới mức không chịu nổi, bạn có thể làm theo một số phương pháp sau để giảm đau hông:
- Đi lại di chuyển thường xuyên.
- Không ngồi ở một tư thế cùng một vị trí trong thời gian dài.
- Sử dụng túi nước đá hoặc chai nước nóng để chườm vào những chỗ đau.
- Không đấm hay tác động mạnh vào những bộ phận bị đau nhức.
- Tránh hạn chế các tư thế cúi hay vặn người.
- Sử dụng gối để cảm thấy thoải mái hơn
- Bạn có thể tự chăm sóc cho bản thân bằng cách mát xa hay xoa bóp chân tay.
- Không nâng các vật nặng.
Những đau đớn này dù là nghiêm trọng thì nó cũng tự biến mất sau khi sinh nên bạn không cần phải bận tâm gì về điều này.
Điểm qua những triệu chứng ở giai đoạn thai nhi 25 tuần.
- Móng và tóc phát triển nhanh hơn
- Chứng táo bón
- Bệnh trĩ
- Đau lưng
- Sưng chân
- Đau nhức đầu
- Chứng mất ngủ
- Căng và dạn da.
- Tăng cân với tốc độ nhanh
- Đau dây chằng
- Mồ hôi tiết ra nhiều
- Quên
- Đau hông
- Chảy máu chân răng, nướu
Xét nghiệm đường huyết:
Mang thai tuần 25, bạn cần phải làm xét nghiệm đường huyết. Đây là một xét nghiệm cần thiết trước khi sinh và thường thực hiện vào khoảng giữa tuần 24-28 của thai kỳ. Khoảng 2-5% phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, nó chỉ là chứng bệnh mang tính tạm thời trong thời kỳ thai nghén ngay cả khi bạn không có tiền sử về căn bệnh này.
- Nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến trẻ sơ sinh có lượng đường trong máu thấp.
- Nó có thể dẫn đến thai nhi to bất thường, to và nặng hơn một các em bé bình thường khác, điều này làm cho việc sinh đẻ bằng âm đạo trở nên khó khăn hơn rất nhiều và nguy cơ sinh mổ cao.
Hãy mang theo một số quyển sách khi bạn có dự định đi xét nghiệm đường huyết, vì bạn sẽ phải chờ đợi khá lâu trong bệnh viện.
Thủ tục làm xét nghiệm đường huyết như sau:
- Lấy máu buổi sáng (bạn phải nhịn ăn từ 10 -14h trước đó)
- Sau đó, bạn phải uống một dung dịch chứa 50g glucose và uống hết tất cả trong vòng 5phút
- Bạn sẽ phải đợi gần một giờ cho để cơ thể chuyển hóa lượng glucose đó. Sau khi hết thời gian chờ đợi, một mẫu máu sẽ được lấy từ cánh tay của bạn
- Bạn sẽ đợi tiếp 1h nữa cho đến lần lấy máu thứ 3. Sau đó bạn mới được ăn uống bình thường và đợi kết quả sau vài giờ.
Nếu 2 trong 3 lần xét nghiệm, chỉ số của bạn ở mức bất thường, có nghĩa là bạn đã mắc đường huyết thai kỳ. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả để đưa ra những lời khuyên cần thiết dành cho bạn.
Chăm sóc Thai nhi 25 tuần
Khi sắp bước sang tam cá nguyệt thứ 3 bạn có thể phải đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn trước:
A. Uống thật nhiều nước:
Mang thai tuần 25, mẹ hãy nhớ uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước trong quá trình mang thai đóng vai trò rất quan trọng bởi không chỉ giúp bạn ngăn ngừa táo bón mà còn giữ cho da của bạn dẻo dai để thích ứng với sự căng dãn da mà bạn đang đang trải qua. Nếu lượng chất lỏng không đủ, bạn có thể bị ngứa ở vùng da bị căng và dãn.
Lợi ích của việc uống nhiều nước
- Nước giúp cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu vào các tế bào máu trở nên dễ dàng hơn, giúp nuôi dưỡng con của bạn thông qua nhau thai.
- Nước giúp đẩy các chất độc ra khỏi cơ thể, tạo một môi trường an toàn cho bé phát triển
- Nước làm giảm nguy cơ bị UTI (nhiễm trùng đường tiết niệu).
- Nó giữ cho bạn mát mẻ và thoải mái.
- Nước sẽ làm giảm sưng phù ở chân.
- Nước cũng có thể làm giảm nguy cơ bị sinh non.
B. Mẹo cho giấc ngủ của bạn:
Nếu bạn là một trong số những người yêu thích nằm ngửa khi ngủ, thì bạn phải thay đổi tư thế ngủ. Nằm ngửa sẽ dẫn tới trọng lượng của tử cung đè và gây áp lực lên cột sống, các cơ sau ổ bụng, các cơ quan ở bụng và các mạch máu.
- Áp lực này sẽ gây đau nhức cơ, chân và lưng.
- Nó có thể dẫn đến bệnh trĩ.
- Có thể cản trở lưu thông máu.
- Gây tụt huyết áp dẫn đến hoa mắt chóng mặt.
- Có thể gây ra tiếng ngáy và dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Hãy cố gắng ngủ trong tư thế nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng về bên trái của bạn, bởi tư thế này tốt cho cả bạn và con.
- Dòng máu chảy vào tử cung sẽ tăng lên khi bạn ngủ nghiêng bên trái, do đó có thể hỗ trợ sự phát triển của bé với nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Nó cũng hỗ trợ quá trình loại bỏ các chất thải ra khởi cơ thể.
- Các cuộc khảo sát chỉ ra rằng ngủ bên trái làm giảm chứng sưng nề ở phụ nữ mang thai.
Vì thế hãy tránh ngủ trong tư thế nằm ngửa, thay vào đó hãy nằm nghiêng và thường xuyên đổi thay đổi tư thế từ bên này sang bên kia.
Lời khuyên cho cha