0
Đang mang thai

Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

15:11 | 09/10/2024
378 lượt xem
Thiểu ối 3 tháng đầu là tình trạng nguy hiểm làm tăng nguy cơ sảy thai lên đến 80%. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do bất thường thai nhi, rò rỉ ối hoặc mẹ không bổ sung đủ nước. Khi nhận thấy các dấu hiệu như tử cung nhỏ hơn tuổi thai, thai không cử động nhiều, chuyên gia Avisure khuyến khích mẹ nên thăm khám bác sĩ ngay để xử lý nhanh chóng.
Thiểu ối 3 tháng đầu mẹ cần chú ý
Thiểu ối 3 tháng đầu mẹ cần chú ý

1. Thiểu ối 3 tháng đầu là hiện tượng gì?

Vậy hiện tượng thiểu ối 3 tháng đầu là gì? Liệu có nguy hiểm cho mẹ trong thai kỳ? Theo đó, nước ối là lớp dịch bao quanh thai nhi giúp bảo vệ con khỏi va chạm tạo môi trường vô trùng ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 

Đồng thời, nước ối còn hỗ trợ quá trình phát triển của phổi, hệ thần kinh và các cơ quan khác. Thiểu ối là tình trạng nước ối giảm xuống dưới mức bình thường. Khi chỉ số AFI (Amniotic Fluid Index) thấp hơn 5cm thì mẹ được chẩn đoán thiếu nước ối 3 tháng đầu. 

Nếu mức nước ối dưới 3cm, tình trạng này được gọi là cạn ối gây nguy hiểm cho thai nhi, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, chèn ép dây rốn hoặc tăng nguy cơ sảy thai lên đến 80%.

2. Nguyên nhân gây thiểu ối 3 tháng đầu

Theo kết quả nghiên cứu từ Bệnh Viện Phụ sản Hà Nội, có khoảng 25% phụ nữ mang thai không thể xác định được rõ nguyên nhân gây thiếu ối.

Các trường hợp còn lại bị thiểu ối 3 tháng đầu có thể do tình trạng rỉ ối ra bên ngoài. Hoặc các nguyên nhân xuất phát từ bất thường ở cơ thể người mẹ, thai nhi hay phần màng ối.

2.1. Nguyên nhân từ phía sản phụ

Mẹ đã từng có tiền sử bệnh án về các bệnh lý liên quan đến gan, thận, huyết áp, tiền sản giật,.... sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Cụ thể, một số biến chứng phụ của bệnh khiến nhau thai kém phát triển, ảnh hưởng đến khả năng thấm của màng ối, chức năng tái tạo - sản sinh ra nước ối kém.

Bà bầu ăn uống không điều độ, chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp các dưỡng chất cho máu. Đó là yếu tố khiến việc sản sinh nước ối không đủ, dẫn đến tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu.

Mẹ bầu cần uống uống đẩy đủ dinh dưỡng tránh tình trạng thiểu ối
Mẹ bầu cần uống uống đẩy đủ dinh dưỡng tránh tình trạng thiểu ối

Mẹ từng dùng các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin và thuốc ức chế men chuyển. Các loại thuốc như celecoxib, enalapril hay perindopril đều ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nước ối trong cơ thể mẹ bầu và dễ khiến mẹ bị thiểu ối trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2.2. Do tình trạng của thai nhi

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây thiếu ối là từ chính thai nhi. Các bất thường của thai nhi đến từ: Vấn đề bất thường từ nhiễm sắc thể, thai nhi vượt quá ngày sinh, tình trạng nhiễm trùng, quá trình phát triển thai nhi chậm, hiện tượng dị tật bẩm sinh, thai bị chết lưu trong bụng mẹ… Tất cả các bất thường trên đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ối ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Hơn nữa, nhiều nguy hiểm có thể xảy ra cho mẹ và bé nếu không được phát hiện kịp thời.

2.3. Do các yếu tố liên quan đến phần phụ của bào thai

Bên cạnh yếu tố xuất phát từ tình trạng sức khoẻ người mẹ và thai nhi, phần phụ của thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu nước ối. Cụ thể, các vấn đề xuất hiện tại nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi như nhau thai, một bánh nhau có chứa song thai hoặc đa thai, hội chứng truyền máu trong thai nhi, rối loạn truyền máu trong đa thai,.. đều có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng thiếu nước ối.

3. Dấu hiệu thiểu ối 3 tháng đầu

Mẹ bầu có thể nhận biết tình trạng ít nước ối khi mang thai 3 tháng đầu thông qua một số dấu hiệu sau:

- Tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai: Khi đo chiều cao tử cung, bác sĩ có thể phát hiện sự chậm phát triển so với mức tiêu chuẩn.

- Thai nhi ít cử động: Khi nước ối quá ít, thai nhi sẽ gặp khó khăn trong việc xoay trở làm giảm cử động của bé. 3 tháng đầu thì dấu hiệu này hơi khó nhận biết, mẹ bầu nhiều khi chỉ được bác sĩ phát hiện khi siêu âm mà thôi. Do thai còn quá nhỏ nên cử động khá yếu, mẹ bầu nhạy cảm mới nhận biết được trước tuần 16 thai kỳ. 

- Cảm giác thai nhi nằm sát bụng mẹ: Khi khám bụng bằng tay, bác sĩ có thể cảm nhận rõ ràng các bộ phận của thai nhi do không có lớp đệm nước ối.

- Siêu âm chỉ số nước ối thấp: Nếu chỉ số AFI dưới mức 5cm, mẹ có nguy cơ bị thiểu ối 3 tháng đầu.

4. Thiểu ối 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Phúc - Khoa sản phụ khoa tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec có nói, việc thiếu nước ối trong thời gian thai kỳ sẽ gây nhiều nguy hại đến sức khỏe, sự phát triển, thậm chí là sự tồn tại của thai nhi.

Mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Hiện tượng thiểu ối xảy ra đối với thai nhi càng ít tháng thì sẽ càng nguy hiểm với nhiều biến chứng khó lường có thể xảy ra.

Khi thiểu ối, hệ xương và khung xương của thai nhi có thể bị biến dạng do không gian bao quanh quá ít, lượng nước ối thiếu trầm trọng. Điều này là tiên lượng thai cực kỳ xấu, có thể khiến thai nhi không thể phát triển nữa.

Bên cạnh đó, thiểu ối làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng, không giữ được em bé. Cụ thể, từ thống kê trên thực tế các tính trạng mẹ bầu thiểu ối trong tam cá nguyệt thứ nhất, tỉ lệ sảy thai có thể lên đến 65-80%.

Thiểu ối làm tăng nguy cơ sảy thai
Thiểu ối làm tăng nguy cơ sảy thai

Tóm lại, thiểu ối 3 tháng đầu, đặc biệt lượng ối thiếu nhiều sẽ cực kỳ nguy hiểm và đáng lo ngại. Do vậy, mẹ bầu nên hết sức chú ý đến việc thăm khám và theo dõi sức khỏe thai nhi thường xuyên. Từ đó có những can thiệp kịp nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, tránh xảy ra các tình huống đáng tiếc.

5. Cách chẩn đoán thiểu ối 3 tháng đầu

Thiểu ối trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể được nhận diện thông qua các dấu hiệu lâm sàng, chẳng hạn như kích thước bụng nhỏ hơn so với tuổi thai, cảm nhận rõ các phần cơ thể thai nhi ngay sát thành bụng khi thăm khám nhưng màng ối vẫn còn nguyên vẹn. 

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khai thác thêm thông tin về các triệu chứng như tiết dịch âm đạo bất thường hay tình trạng són tiểu để phân biệt với hiện tượng rò rỉ nước ối hoặc vỡ ối sớm. Để xác định chính xác mức độ thiểu ối 3 tháng đầu, siêu âm là phương pháp quan trọng giúp đo chỉ số nước ối (AFI). 

Nếu chỉ số AFI thấp hơn 5cm, mẹ bầu bị thiếu nước ối còn nếu chỉ số này dưới 3cm thì tình trạng đã tiến triển thành cạn ối. Ngoài việc đánh giá lượng nước ối, siêu âm còn hỗ trợ kiểm tra sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm những bất thường về hình thái và chức năng của các cơ quan.

Trong một số trường hợp nghi ngờ thai nhi bị chậm phát triển trong tử cung, mẹ có thể làm thêm các xét nghiệm miễn dịch, siêu âm tim thai, siêu âm Doppler màu hoặc theo dõi tim thai bằng monitor sản khoa. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

6. Cách khắc phục thiếu ối 3 tháng đầu cho mẹ

Để lượng nước ối tăng dần, mẹ bầu bị thiếu ối 3 tháng đầu nên áp dụng các cách sau:

6.1 Truyền dịch ối

Truyền dịch ối là kỹ thuật tiên tiến được áp dụng cho mẹ bầu thiếu ối. Biện pháp này đã cứu hàng trăm sản phụ và em bé tại các bệnh viện Việt Nam thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Thai nhi từ 16-34 tuần nên can thiệp kỹ thuật truyền ối để hạn chế các tác động nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và con.

6.2 Xác định rõ nguyên nhân

Để có phương pháp điều trị triệt để nhất, điều cần thiết là phải làm rõ nguyên nhân gây thiếu nước ối là do mẹ hay xuất phát từ phôi thai. Khi đó, các bác sĩ sẽ có biện pháp thích hợp nhất để xử lý tình trạng này.

6.3 Uống nhiều nước

Uống nước đều đặn là phương pháp cải thiện lượng nước ối đơn giản, hiệu quả mà mẹ bầu thiểu ối nên thực hiện hàng ngày. Mỗi ngày mẹ hãy uống đủ từ 1,5 lít đến 2 lít nước lọc hoặc các loại nước trái cây phù hợp.

Uống đủ nước giúp cải thiện lượng nước ối
Uống đủ nước giúp cải thiện lượng nước ối

6.4 Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, tránh căng thẳng. Việc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp quá trình tuần hoàn máu đến tử cung diễn ra đều đặn, cung cấp đủ dưỡng chất cho bé phát triển và cải thiện lượng nước ối cho mẹ hiệu quả.

6.5 Khám thai định kỳ

Mẹ nên thường xuyên đi khám thai theo thời gian đã được khuyến cáo trong từng tam cá nguyệt. Khám thai thường xuyên sẽ giúp nhận định chính xác nhất tình trạng phát triển của bé và phát hiện những bất thường của thai nhi để có sự can thiệp kịp thời.

7. Cách làm tăng lượng nước ối cho mẹ bầu

Vậy mẹ bầu nên làm gì khi bị thiểu ối? Sau đây sẽ là một vài gợi ý hữu ích từ chuyên gia Avisure mà mẹ có thể tham khảo:

7.1. Bổ sung trái cây chứa nhiều nước:

Ngoài việc uống đủ nước mỗi ngày, mẹ bầu nên tăng cường các loại trái cây và rau củ có hàm lượng nước cao để hỗ trợ tăng nước ối tự nhiên. Một số thực phẩm giúp tăng nước ối như dưa hấu, dưa chuột, cà chua, cần tây, rau diếp không chỉ giúp cấp nước mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ.

7.2. Hạn chế thực phẩm gây mất nước:

Một số đồ uống và thực phẩm có thể khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng làm giảm lượng nước ối gây ra tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu. Ví dụ như cà phê, nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu, khiến mẹ dễ rơi vào tình trạng mất nước. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu bia hay các chất kích thích không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi mà còn làm giảm nước ối, gây nguy cơ thiếu ối nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống phòng tránh thiểu ối để bảo vệ sức khỏe cho cả hai.

7.3. Vận động hợp lý, tập thể dục điều độ:

Mẹ nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để thúc đẩy tuần hoàn máu đến tử cung và nhau thai, hỗ trợ tăng lượng nước ối. Mẹ có thể tham khảo những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội khoảng 30-45 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

7.4. Nằm đúng tư thế khi ngủ:

Việc chọn tư thế ngủ phù hợp cũng góp phần cải thiện lượng nước ối. Tư thế ngủ giúp tăng nước ối là nằm nghiêng sang trái giúp máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời đây cũng là cách giúp cung cấp oxy và dưỡng chất tối ưu hỗ trợ duy trì lượng nước ối ổn định.

8. Các câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu thiểu ối

Nếu mẹ vẫn còn đang thắc mắc về tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu thì có thể tìm hiểu rõ hơn qua các câu hỏi thường gặp được giải đáp ngay sau đây:

8.1. Thiểu ối có sinh thường được không?

Nếu thai nhi phát triển bình thường và nước ối không quá ít, mẹ vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, nếu chỉ số nước ối thấp dưới mức an toàn thì bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.

8.2. Bà bầu thiểu ối nên uống gì?

Nếu đang trong tình trạng bị thiểu ối 3 tháng đầu, mẹ nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước mía, nước dừa… để bổ sung. Tuy nhiên, mẹ không nên uống quá nhiều nước ép có đường vì có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

8.3. Bà bầu thiếu ối nên ăn gì?

Một số thực phẩm tốt cho mẹ bị thiểu ối 3 tháng đầu gồm:

- Trái cây nhiều nước: Dưa hấu, dứa, cam, quýt, bưởi…

- Rau xanh: Cần tây, rau diếp, bông cải xanh…

- Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, hạt chia, hạt óc chó… giúp cải thiện lưu lượng máu đến thai nhi.

Như vậy có thể thấy thiểu ối 3 tháng đầu là tình trạng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Mẹ bầu cần bổ sung đủ nước, ăn uống khoa học, vận động hợp lý để cải thiện tình trạng ít nước ối trong 3 tháng đầu. Để biết thêm thông tin về dinh dưỡng thai kỳ, mẹ có thể tham khảo các sản phẩm vi chất cho bà bầu tại Avisure hoặc liên hệ 1800 0016 để được tư vấn chi tiết nhé.

Hướng dẫn bà bầu uống canxi đúng cách, không gây dư thừa

Hướng dẫn bà bầu uống canxi đúng cách, không gây dư thừa

Việc thực hiện uống canxi đúng cách rất quan trọng đặc biệt đối với bà bầu. ...
Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là có, ...
Nghén lạnh là trai hay gái? Giải mã thực hư theo khoa học và dân gian

Nghén lạnh là trai hay gái? Giải mã thực hư theo khoa học và dân gian

Nghén lạnh là trai hay gái? Theo dân gian, nghén lạnh là dấu hiệu mang thai ...
Mẹ bầu thèm ngọt 3 tháng cuối cảnh báo nguy cơ không thể bỏ qua

Mẹ bầu thèm ngọt 3 tháng cuối cảnh báo nguy cơ không thể bỏ qua

Mẹ bầu thèm ngọt 3 tháng cuối là hiện tượng khá thường gặp ở mẹ bầu ...
Bầu 35 tuần đau bụng râm râm nguyên nhân và cách xử lý

Bầu 35 tuần đau bụng râm râm nguyên nhân và cách xử lý

Mẹ bầu 35 tuần đau bụng râm râm có sao không? Nguyên nhân gây bụng mẹ ...
Chiều dài xương đùi của thai nhi 35 tuần là bao nhiêu?

Chiều dài xương đùi của thai nhi 35 tuần là bao nhiêu?

Chiều dài xương đùi của thai nhi 35 tuần là chỉ số mẹ ỏng cần quan ...
Dây rốn quấn cổ 2 vòng tuần 35 nguy cơ tiềm ẩn mẹ cần phải biết

Dây rốn quấn cổ 2 vòng tuần 35 nguy cơ tiềm ẩn mẹ cần phải biết

Hiện tượng dây rốn quấn cổ là tình trạng khá gặp trong thai kỳ. Trong đó, ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Bút thử thai và que thử thai cái nào chính xác hơn?
13/06/2025
11 lượt xem

Bút thử thai và que thử thai cái nào chính xác hơn?

Bút thử thai và que thử thai cái nào chính xác hơn? Theo đánh giá từ các chuyên gia, bút thử ...
Bầu tháng đầu kiêng gì? 9 loại thực phẩm mẹ cần tránh xa
13/06/2025
626 lượt xem

Bầu tháng đầu kiêng gì? 9 loại thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bầu tháng đầu kiêng gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi? Theo khuyến cáo, mẹ nên tránh ...
Hướng dẫn uống sắt đúng cách cho mẹ bầu và lưu ý quan trọng
13/06/2025
492 lượt xem

Hướng dẫn uống sắt đúng cách cho mẹ bầu và lưu ý quan trọng

Uống sắt đúng cách là yếu tố then chốt giúp mẹ bầu hấp thu tối đa dưỡng chất quan trọng này. ...
Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Giải mã lý do mẹ luôn buồn ngủ
13/06/2025
9 lượt xem

Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Giải mã lý do mẹ luôn buồn ngủ

Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Theo các chuyên gia, nghén ngủ xuất hiện trong thời gian mang thai 3 tháng ...
Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu
13/06/2025
10 lượt xem

Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt ...
Mới có thai uống nước ép thơm được không? Mẹ có biết?
12/06/2025
18 lượt xem

Mới có thai uống nước ép thơm được không? Mẹ có biết?

Mới có thai uống nước ép thơm được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chị em mới mang thai hoàn ...
Đăng ký tư vấn

Nhận tư vấn miễn phí