Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một vitamin thiết yếu của cơ thể giúp cho quá trình hình thành tế bào mới. Nó thuộc nhóm vitamin tan trong nước và hấp thụ hoàn toàn ở ruột non.
Acid folic có vai trò quan trọng trong cơ thể giúp sản sinh và duy trì các tế bào mới. Nó là thành phần không thể thiếu đối với quá trình tạo máu. Nhu cầu acid folic ở mỗi đối tượng lại khác nhau.
Đối với người trưởng thành và trẻ em trên 4 tuổi thì liều lượng khuyến cáo bổ sung hàng ngày là 0,4mg. đặc biệt, nhu cầu về acid folic tăng cao ở phụ nữ có thai và cho con bú với 0,8mg.
Axit folic là vitamin B9 có vai trò trong quá trình tạo máu
Khi đi thăm khám sản phụ khoa, các bà bầu thường được bác sĩ khuyên bổ sung acid folic và sắt trước, trong và sau khi mang thai.
Với phụ nữ mang thai thì việc bổ sung acid folic rất quan trọng vì acid folic giúp cho bào thai được khỏe mạnh, tránh được các biến cố khi mang thai và các bệnh dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, acid folic còn gia tăng quá trình tạo sữa, chống mệt mỏi khi mang thai,...
Tác dụng của axit folic với bà bầu rất quan trọng. Nếu thiếu axit folic trong quá trình mang thai sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho cả bà mẹ lẫn thai nhi:
Tình trạng thiếu máu hồng cầu to, giảm sức đề kháng, tăng các phản ứng stress.
Có thể xảy ra các biến chứng bong nhau non, thai chết lưu, tiền sản giật,...
Tăng nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh,...
Sắt là nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể con người, là thành phần cấu tạo nên hemoglobin của hồng cầu.
Sắt trong cơ thể có tác dụng:
Giúp vận chuyển Oxy và cacbonic giúp cho các tế bào được hoạt động một cách bình thường.
Tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.
Sản xuất và cung cấp năng lượng cho cơ thể từ các tế bào.
Tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung trí tuệ….
Vai trò của sắt cho bà bầu:
Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
Làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, rụng tóc, biểu hiện của nghén khi mang thai,....
Ngăn ngừa các nguy cơ: suy dinh dưỡng bào thai, đẻ non, nhiễm trùng sau sinh, các tai biến sản khoa,...
Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm có chứa sắt thường có thêm thành phần là acid folic khiến cho nhiều người thắc mắc: Liệu acid folic có phải là sắt?
Acid folic có phải lá sắt?
Thực chất thì acid folic và sắt là hai chất hoàn toàn khác nhau. Chúng có cấu tạo hóa học và cơ chế tác dụng. Tuy nhiên, cả hai chất này đều giúp tăng quá trình tạo máu, cùng phối hợp với vitamin B12 giúp điều trị bệnh thiếu máu nên chũng được phối hợp chung trong một chế phẩm.
Sắt và acid folic cũng giống như các vitamin và khoáng chất khác đều có sẵn trong các loại lương thực và thực phẩm.
Vì vậy những người có chế độ ăn bình thường với những thực phẩm đảm bảo chất lượng thì không bao giờ thiếu và không phải bổ sung.
Việc hiểu nhầm axit folic là sắt nên lựa chọn và bổ sung thiếu hoặc sự thiếu hụt bởi các nguyên nhân:
Những người có bệnh lý đường ruột: viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột,...
Những người nghiện rượu: do methanol làm tổn thương đường tiêu hóa, gây xơ làm giảm khả năng dự trữ vitamin ở gan
Do sử dụng các thuốc kháng acid folic như phenytoin, sulfasalazin, methotrexate… do cản trở cơ chế vận chuyển tích cực qua niêm mạc ruột.
Sử dụng đồng thời sắt với các loại thuốc - thực phẩm gây kết tủa sắt như canxi, sữa, tanin,...
Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường hay sử dụng thuốc tránh thai và những liệu pháp thay thế hormon.
Do nhu cầu cơ thể tăng trong các trường hợp: phụ nữ có thai và cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì, sau khi bị bệnh nặng, thiếu máu do tan huyết, bệnh bong da,...
Những trường hợp thiếu nhẹ có thể bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng hoặc bổ sung bằng thuốc chỉ khi không ăn được. Còn đối với các trường hợp nặng việc bổ sung bằng thuốc là rất cần thiết.
Ngoài ra, ở một số đối tượng cũng có nhu cầu sắt tăng mà việc cung cấp không đủ dễ gây thiếu máu như người hoạt động thể lực nhiều, những người hiến máu thường xuyên,...
Thiếu acid folic có thể phát hiện khi làm xét nghiệm huyết học và chỉ số MCV > 125fL (chỉ số thể tích trung bình hồng cầu).
Thiếu sắt là tình trạng khi lượng huyết sắt tố (Hb) nhỏ hơn 6 g/l khi làm xét nghiệm huyết học.
Khi thiếu sắt và acid folic sẽ gây ra ảnh hưởng tới những cơ quan khác nhau và ở mỗi đối tượng lại có những biểu hiện khác nhau.
Dấu hiệu về nhận thức: dễ cáu gắt, khó tập trung, hay quên,...
Làn da thường nhợt nhạt, xanh xao
Cơ thể thường mệt mỏi, đau nhức
Khó thở
Các biểu hiện ở hệ tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chán ăn ,... dẫn đến sụt cân nhanh.
Hoạt động của cơ bắp giảm, luôn cảm thấy mệt mỏi, làm hạn chế vận động.
Tóc xơ dễ gãy rụng, móng dễ bong và xước.
Ngoài các biểu hiện chung, các bà bầu khi thiếu acid folic và sắt sẽ có các biểu hiện khác hoặc tăng mức các biểu hiện chung. Dưới đây là các biểu hiện hay gặp:
Tăng các biểu hiện của giai đoạn nghén: buồn nôn, nôn, chán ăn, mất ngủ, mất tập trung,...
Các biểu hiện của thiếu máu khi mang thai: da xanh, niêm mạc nhợt, hay chóng mặt, hoa mắt,..
Vị giác thay đổi do mẹ bầu có thể bị loét miệng.
Tăng các biểu hiện như tê tay, tê chân, đau lưng khi mang thai do thiếu acid folic.
Khi có các biểu hiện thiếu sắt và acid folic, cần phải đi tìm nguyên nhân và loại bỏ được nguyên nhân đó.Sau đó, với các trường hợp nhẹ có thể bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Đặc biệt đối với các bà bầu thì việc này rất quan trọng, cần đến sự tư vấn của những người có chuyên môn.
Nhu cầu đối với một người trưởng thành đối với hai chất này là:
Acid folic: 0,2 - 0,4 mg/ngày
Sắt: 10 -15mg/ ngày
Nhu cầu đối với hai chất này tăng gấp 2-3 lần ở phụ nữ có thai. Vì vậy, việc bổ sung chúng thông qua các thực phẩm hàng ngày chỉ đáp ứng được một phần nhỏ của nhu cầu. Do đó, việc bổ sung thông qua các loại thuốc là rất cần thiết.
Ngoài việc bổ sung và cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể, thì việc phối hợp các biện pháp khác cũng làm cải thiện khả năng hấp thu. Đó là kết hợp các chế độ rèn luyện phù hợp.
Đối với các bà bầu thì chế độ vận động nhẹ nhàng không chỉ giúp tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, còn giúp cho quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, điều này còn giúp các chị em dễ lấy lại vóc dáng sau sinh.
Hy vọng với thông tin đầy đủ trong bài viết trên đây mẹ đã không còn thắc mắc “axit folic có phải là sắt không?” rồi nhé! Hiểu được vai trò cần thiết của 2 chất này, mẹ hãy bổ sung theo đúng khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa để chuẩn bị tốt nhất khi mang thai.