Tại sao khi mang thai phụ nữ cần nhiều sắt hơn?
Cơ thể người sử dụng sắt để tạo hemoglobin, một chất có trong hồng cầu đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, bên cạnh nhu cầu của bản thân, cơ thể phụ nữ còn phải cung cấp máu và oxy cho bé, vì vậy mà thể tích máu của phụ nữ mang thai sẽ tăng lên 50% so với bình thường, nhu cầu sắt cũng vì thế mà tăng lên để có thể cung cấp đủ máu cho cơ thể, đảm bảo các hoạt động trao đổi chất cơ bản của cơ thể mẹ bầu diễn ra bình thường. Trên thực tế, mỗi ngày cơ thể bà bầu sẽ cần bổ sung lượng sắt cao gấp đôi so với bình thường, trong trường hợp không bổ sung sắt cho bà bầu đủ theo nhu cầu sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến những biến chứng thai kỳ như suy dinh dưỡng bào thai, sẩy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, gây nguy hiểm đến sức của khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, nếu mẹ bị thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ thì trẻ sinh ra cũng sẽ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt trong những năm đầu đời.
Dấu hiệu cơ thể thiếu sắt
- Da xanh xao, tái nhợt, niêm mạc nhạt, thường rõ nhất ở lòng bàn tay, mô móng, niêm mạc mắt, mồm, chân tay lạnh, móng dễ gãy, tóc cũng gãy rụng nhiều.
- Mệt mỏi, uể oải, cảm giác khó chịu, dễ bực tức, thay đổi tâm trạng, giảm khả năng làm việc thể chất
- Hay khó thở, đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh.
Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng của cơ thể khi thiếu sắt đều rất nhẹ và không đặc hiệu, vì thế bạn cần tiến hành làm xét nghiệm máu vào lần khám thai đầu tiên và định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Thực phẩm nào giàu chất sắt nhất?
Sắt được cung cấp cho cơ thể từ hai nguồn: Sắt ở dạng Hem và không ở dạng Hem. Hem là thành phần của hemoglobin, đến từ các nguồn động vật, như thịt đỏ, cá, và gia cầm.. Sắt không-heme chủ yếu được tìm thấy trong đậu, các loại rau có lá xanh đậm, trái cây sấy khô, trứng, ngũ cốc nguyên hạt. Cơ thể hấp thu sắt heme tốt nhất, vì thế bạn nên đặc biệt tập trung bổ sung sắt cho bà bầu từ những thực phẩm giàu sắt hem để giúp duy trì nồng độ trong thời gian mang thai. Ngoài ra, khi bổ sung sắt qua đường ăn uống, phụ nữ mang thai cũng lưu ý hạn chế những thực phẩm gây giảm hấp thu sắt và nên chú ý đến cách chế biến và các thực phẩm ăn kèm để hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn.
Tuy nhiên, dù cho chế độ ăn uống hàng ngày có khoa học và dinh dưỡng đến đâu thì cũng rất khó để có thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cơ thể, đặc biệt là khi nhu cầu sắt của thai phụ ngày càng tăng lên ở các tháng tiếp theo của thai kỳ. Vì vậy, các bác sĩ và chuyên gia y tế thường khuyên nên bổ sung sắt cho bà bầu từ các chế phẩm khác ngoài cách bổ sung qua chế độ dinh dưỡng.
Nên bắt đầu bổ sung sắt cho bà bầu từ lúc nào?
Theo chuẩn Việt Nam, phụ nữ mang thai nên bắt đầu uống 50 - 60mg sắt nguyên tố/ngày từ khi biết có thai để dự phòng và tăng liều đối với các trường hợp thiếu máu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thời điểm thích hợp để uống viên sắt và những lưu ý cần nhớ
Thời gian tốt nhất để uống thuốc sắt là một hoặc hai giờ trước hoặc sau bữa ăn vì chúng được hấp thụ tốt hơn khi bụng đói. Một số loại thực phẩm có thể giúp làm tăng sự hấp thụ sắt là những thực phẩm giàu vitamin C, gồm có dâu tây, nước cam, bưởi, ớt và bông cải xanh.
Một lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu chính là không dùng cùng lúc với các thực phẩm như sữa, trà, cà phê, phó mát, trứng, rau bina, sữa chua và chế phẩm canxi bởi các thực phẩm này có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt.
Loại sắt nào tốt nhất hiện nay
Ghi nhận lại phản hồi từ phía các bà bầu cho thấy, khi sử dụng viên sắt, cơ thể bà bầu thường gặp phải những tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, phân có màu đen, bị kích ứng dạ dày hoặc bị nóng trong (nhiệt). Có điều này là do muối sắt trong các chế phẩm này thường là dạng muối sắt hóa trị II nên dễ gây kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, hấp thu ion sắt II là thụ động và không có kiểm soát nên có thể gây ra dư thừa sắt và gây độc cho cơ thể.
Vitamin tổng hơp Avisure Mama(*) là chế phẩm bổ sung có chứa muối sắt IPC
Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp được một loại muối sắt mới là Iron polymaltose complex (gọi tắt là IPC). IPC cung cấp sắt hóa trị III, và so với các dạng muối sắt vô cơ thì IPC an toàn và có độc tính thấp vì nó làm giảm lượng ion sắt tự do. Dạng sắt không ion hóa của IPC làm giảm kích ứng dạ dày, giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn khi điều trị các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt trong thời gian dài. Hiệu quả của IPC trong phòng ngừa và điều trị chứng thiếu máu do thiếu sắt đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng. Vì vậy, khi mua sản phẩm viên uống bổ sung sắt cho bà bầu, bạn nên chú ý đọc kỹ thành phần cấu tạo in trên bao bì và lựa chọn những chế phẩm có chứa muối sắt IPC.
Tìm hiểu thêm Muối sắt IPC có trong chế phẩm bổ sung nào?
Trên đây là những thông tin hữu ích về bổ sung sắt cho bà bầu trong thai kỳ. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hoặc có ý kiến đóng góp, hãy comment ở phía dưới để giúp bài viết hoàn thiện hơn hoặc gọi điện đến tổng đài miễn cước 18000065 để được tư vấn trực tiếp nhé!
*Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.