Thai 21 tuần là cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của bé yêu trong bụng mẹ khi cân nặng đã tăng đáng kể tới hơn 400 gram. Song song với sự phát triển của em bé, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận qua các dấu hiệu như tăng cân, rạn da hay ra khí hư nhiều hơn. Để giúp mẹ theo dõi hành trình phát triển của thai trong cơ thể, các chuyên gia Avisure sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết sau đây!
Thai 21 tuần tuổi nặng bao nhiêu là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Theo các chuyên gia, thai nhi tuần 21 có kích thước tương đương một quả chuối già:
- Cân nặng thai nhi tuần 21: 345-458 gram.
- Chiều dài từ đầu đến gót chân: 26,7 cm.
Lưu ý: Số liệu về cân nặng và chiều dài kể trên chỉ mang tính tham khảo. Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân thường co lại, lưng hơi cong hoặc thẳng, khiến bé trông nhỏ gọn hơn. Từ tuần thai thứ 14, các bác sĩ không còn đo chiều dài đầu - mông mà thay vào đó là chiều dài từ đầu đến chân để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của bé.
Ở tuần thai này, bé yêu trong bụng mẹ không ngừng hoàn thiện các cơ quan và giác quan. Thai nhi tuần 21 không chỉ lớn hơn về kích thước mà còn có những cử động rõ rệt hơn.
Nếu mẹ bầu thắc mắc thai 21 tuần là mấy tháng thì câu trả lời là bé đang bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Đây là giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ hai – thời điểm thai nhi phát triển vượt bậc về kích thước, cân nặng và các chức năng cơ thể.
Ở tuần thai 21, các giác quan của bé bắt đầu nhạy bén hơn. Thai nhi không chỉ có thể nghe được âm thanh bên ngoài mà còn cảm nhận được những âm thanh từ cơ thể mẹ như tiếng tim đập hay tiếng máu chảy qua dây rốn.
Nghiên cứu cho thấy thai 21 tuần có thể phản ứng với tiếng nhạc hoặc giọng nói của mẹ. Đây là thời điểm tuyệt vời để mẹ trò chuyện, hát ru hoặc bật những bản nhạc nhẹ nhàng để gắn kết với bé.
Vào tuần thứ 21, thai nhi bắt đầu thể hiện sự “năng động” mạnh mẽ hơn với những cú đạp rõ rệt. Bé lúc này rất năng động và di chuyển linh hoạt trong bọc nước ối.
Mẹ bầu cần chú ý đến trạng thái cảm xúc của mình vì chúng đều ảnh hưởng rõ rệt đến cảm nhận của bé. Những chuyển động thai kỳ 21 tuần này là một dấu hiệu tích cực cho thấy bé yêu đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Thai nhi tuần 21 tiếp tục hoàn thiện các cơ quan quan trọng:
- Ruột: Ruột của em bé ở giai đoạn này dần được hình thành và phát triển qua việc hấp thu lượng nhỏ đường trong nước ối của mẹ. Mặc dù vậy nhưng nhau thai vẫn là cơ quan chủ yếu truyền dinh dưỡng cho bé.
- Gan: Song song với ruột, gan của em bé lúc này đã có thể sản xuất thêm các tế bào máu cho cơ thể.
- Lá lách: Lá lách cũng tham gia vào quá trình sản xuất tế bào máu và sẽ dừng một vài tuần trước khi sinh.
- Tủy xương: Tủy xương cũng đã phát triển đủ để hình thành tế bào máu và sẽ hỗ trợ sản xuất máu tích cực cho cơ thể ở giai đoạn sau sinh.
Siêu âm 4D ở tuần 21 giúp mẹ biết được sự phát triển của em bé qua từng giai đoạn cũng như có thể đồng hành cùng con yêu. Một số chỉ số quan trọng mà mẹ nên chú ý bao gồm:
- GA (Tuổi thai): 21 tuần.
- BPD (Đường kính lưỡng đỉnh tuần 21): 44-59 mm.
- FL (Chiều dài xương đùi thai nhi): 32-41 mm.
- EFW (Cân nặng thai nhi ước tính): 331-546g. Cân nặng thai 21 tuần là một trong những chỉ số được quan tâm.
- AC (Chu vi bụng bầu 21 tuần): 147-196 mm.
- HC (Chu vi đầu): 178-221 mm.
- FT (Chiều dài bàn chân thai nhi): 26 mm.
Tuần thai 21 không chỉ đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thai nhi mà còn mang đến nhiều thay đổi rõ rệt trong cơ thể mẹ. Đây là thời điểm mà mẹ bầu cảm nhận rõ sự thay đổi về cân nặng, nội tiết tố và cả trạng thái cơ thể.
Ở giai đoạn thai 21 tuần, cân nặng của mẹ thường tăng thêm từ 3-5 kg so với trước khi mang thai. Nguyên nhân là do sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi, tử cung và nhau thai. Thai ở giai đoạn này thường nặng khoảng 345-458 gram cùng với nước ối và máu tăng cường tuần hoàn, tạo áp lực đáng kể lên cơ thể mẹ.
Điều này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy loạng choạng khi di chuyển, thậm chí dễ bị mất thăng bằng. Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể tăng cũng gây chèn ép lên các tĩnh mạch, làm mẹ bị phù chân hoặc giãn tĩnh mạch. Đây là hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu 21 tuần nên mẹ không cần quá lo lắng.
Sự gia tăng hormone thai kỳ ở tuần thai 21 khiến làn da mẹ bầu thay đổi một cách đáng kể. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra một loại hormone có hàm lượng lớn là progesterone. Loại hormone này có tác dụng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Đó cũng là lý do mà nhiều mẹ hay gặp phải hiện tượng nổi mụn trứng cá ở mặt, lưng, ngực hoặc thậm chí cả bụng.
Đồng thời, khi thai 21 tuần phát triển nhanh chóng, da bụng, đùi và ngực của mẹ bị căng giãn quá mức, dẫn đến xuất hiện các vết rạn. Những vết rạn này thường có màu hồng hoặc tím lúc đầu sau đó sẽ chuyển sang màu trắng hoặc bạc. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng mẹ bầu có thể sử dụng kem dưỡng chuyên dụng để giảm thiểu tình trạng này.
Nội tiết tố thai kỳ đóng vai trò kích thích sự phát triển của tóc và móng trong giai đoạn thai 21 tuần này. Mẹ bầu có thể nhận thấy tóc mình mọc nhanh, dày và bóng mượt hơn so với trước. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng khiến móng tay và móng chân mọc nhanh nhưng dễ giòn, dễ gãy nếu không được chăm sóc kỹ.
Ở giai đoạn thai 21 tuần, mẹ bầu có thể nhận thấy lượng dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường. Dịch này thường có màu trắng trong, không mùi hoặc mùi nhẹ và là cơ chế tự nhiên của cơ thể để bảo vệ vùng kín khỏi vi khuẩn gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo có màu vàng, xanh hoặc có mùi hôi bất thường, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra tránh các biến chứng không mong muốn trong thai kỳ.
Để đảm bảo thai 21 tuần phát triển khỏe mạnh và toàn diện, mẹ bầu cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân và bé yêu một cách toàn diện. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà mẹ không nên bỏ qua:
- Làm các xét nghiệm cần thiết:
Mẹ bầu ở tuần thai 21 cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Các xét nghiệm bao gồm đo cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nguy cơ tiền sản giật, siêu âm thai 21 tuần hình thái học để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như tiêm ngừa uốn ván theo chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung nước đầy đủ
Mẹ nên bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để duy trì quá trình trao đổi chất và tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu như sắt, canxi và axit folic. Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thai 21 tuần phát triển toàn diện, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, loãng xương và dị tật ống thần kinh ở bé.
- Thực hiện các bài tập vận động nhẹ:
Bụng bầu ở tuần 21 có vẻ đã khá to nên mẹ ưu tiên tập các bài tập nhẹ như yoga hoặc đôi khi chỉ đơn giản là đi bộ. Các hoạt động nhẹ nhàng không chỉ giúp cải thiện lưu thông máu, giảm tình trạng phù chân thường gặp ở tuần thai 21 mà còn giúp cơ thể mẹ linh hoạt hơn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở sau này.
- Tránh stress, áp lực:
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hoặc áp lực. Mẹ hãy dành thời gian thư giãn, nghe nhạc, trò chuyện cùng người thân hoặc tham gia các hoạt động yêu thích để duy trì tâm trạng tích cực.
- Tuân thủ lịch khám thai:
Khám thai đúng lịch hẹn là điều vô cùng quan trọng trong thai 21 tuần, giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe tổng quát của mẹ. Qua các lần thăm khám, mẹ có thể biết rõ hơn về cân nặng, chiều dài của bé yêu đồng thời nhận được lời khuyên hữu ích để thai kỳ diễn ra thuận lợi.
Thai 21 tuần là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt bậc của cả mẹ và bé. Hiểu rõ về cân nặng thai nhi 21 tuần, các chỉ số siêu âm 4D và thay đổi của cơ thể mẹ sẽ giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đừng quên truy cập Avisure – nhãn hàng cung cấp vitamin và khoáng chất chất lượng cao dành cho mẹ bầu để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích hoặc gọi ngay hotline 1800 0016 để được tư vấn chi tiết ngay nhé.