Thai 22 tuần là mốc thời gian cho thấy bé phát triển rõ rệt khi đã có cơ quan sinh dục, phát triển thính - thị - vị giác,.... Đây cũng là lúc não bộ và các giác quan hoàn thiện nhanh chóng mang đến một thế giới cảm nhận mới mẻ cho bé. Trong bài viết này, Avisure sẽ cùng bạn khám phá sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi, các chỉ số quan trọng cũng như những lời khuyên giúp mẹ bầu chăm sóc tốt cho thai nhi nhé.
Khi nói đến thai 22 tuần, rất nhiều mẹ bầu thắc mắc 22 tuần là mấy tháng? Thực tế, thai nhi tuần 22 nằm trong tam cá nguyệt thứ hai, tương đương với tháng thứ 5 của thai kỳ. Lúc này, bụng bầu của mẹ đã bắt đầu rõ ràng và mẹ có thể cảm nhận rõ thai máy ở tuần 22, một dấu hiệu tích cực chứng tỏ bé đang khỏe mạnh và phát triển tốt.
Ở giai đoạn thai 22 tuần, bé yêu đang có những bước phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn giác quan, chuẩn bị cho hành trình trưởng thành trong bụng mẹ. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một vài thay đổi quan trọng mà mẹ bầu có thể bất ngờ:
- Phát triển não bộ mạnh mẽ:
Não bộ của bé bắt đầu xuất hiện các nếp gấp, gia tăng diện tích bề mặt để tối ưu hóa khả năng xử lý thông tin. Quá trình này sẽ tiếp tục diễn ra cho đến tuần thai 34, giúp bé chuẩn bị sẵn sàng cho những hoạt động phức tạp hơn sau khi chào đời.
- Hình thành chồi vị giác:
Thai nhi 22 tuần tuổi đã có các chồi vị giác trên lưỡi, bắt đầu cảm nhận được hương vị từ nước ối. Điều này giúp bé dần quen thuộc với những gì mẹ ăn, góp phần hình thành sở thích ăn uống sau này.
- Hoàn thiện cơ quan sinh dục:
Đối với bé gái, buồng trứng và tử cung dường như đã phát triển hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, trong cơ thể bé trai thì tinh hoàn cũng đã bắt đầu di chuyển xuống bìu. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển hệ sinh dục của thai 22 tuần.
- Xuất hiện lớp lông tơ mềm mại:
Lớp lông măng nhẹ nhàng bao phủ cơ thể bé, không chỉ giúp giữ ấm mà còn bảo vệ làn da mỏng manh, nhạy cảm của thai nhi.
- Thính giác và thị giác ngày càng nhạy bén:
Bé ở tuần 22 đã có thể nghe rõ giọng nói dịu dàng của mẹ và cả những âm thanh bên ngoài. Thị giác cũng bắt đầu phân biệt được ánh sáng và bóng tối, dù đôi mắt vẫn đang nhắm.
Các chỉ số thai nhi tuần 22 là dấu hiệu quan trọng để theo dõi sự phát triển của bé. Dưới đây là các thông số chuẩn mà mẹ bầu có thể tham khảo:
- Cân nặng thai 22 tuần: Khoảng 412 – 548g.
- Chiều dài thai nhi tuần 22: Khoảng 27,8cm từ đầu đến gót chân.
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 50 – 62mm.
- Chu vi vòng đầu (HC): 199 – 223mm.
- Chu vi vòng bụng (AC): 172 – 204mm.
- Chiều dài xương đùi (FL): 37 – 44mm.
Những chỉ số này sẽ được bác sĩ cung cấp thông qua các lần siêu âm 4D tuần 22. Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ sự bất thường nào thì hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được tư vấn.
Tổng hợp một số triệu chứng mẹ có thể gặp phải khi mang thai tuần 22:- Khó thở
- Dấu hiệu căng bụng
- Rốn có thể lồi ra trong tuần này
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Nhu cầu quan hệ tình dục tăng
- Tăng cân
- Bàn tay và bàn chân bị sưng
- Đau lưng
- Mệt mỏi
- Tăng thèm ăn
- Tóc phát triển bất thường do thay đổi hormone (Rụng tóc tăng)
- Bệnh trĩ
- Táo bón
- Mất trí nhớ mang thai
Để đồng hành cùng sự phát triển của con yêu, mẹ bầu ở giai đoạn thai 22 tuần nên lưu ý tới một vài vấn đề sau đây:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Ở giai đoạn thai 22 tuần, mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống đa dạng, giàu chất dinh dưỡng. Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, protein, axit folic và vitamin cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm rau xanh, hoa quả để có thêm chất xơ, ngăn ngừa táo bón.
- Bổ sung DHA cho bé:
Ở tuần 22, khoáng chất DHA giúp đẩy nhanh quá trình phát triển não bộ cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu có thể lựa chọn Avisure DHA - sản phẩm được khuyên dùng bởi nhiều chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ lượng DHA cần thiết.
- Nên nằm nghiêng bên trái:
Khi bụng bầu 22 tuần đã lớn hơn thì các mẹ nên ưu tiên nằm nghiêng về bên trái theo khuyến nghị của chuyên gia. Tư thế này không chỉ giúp tăng lưu thông máu đến thai nhi mà còn giảm áp lực lên tĩnh mạch và tử cung từ đó ngăn ngừa các triệu chứng như phù chân hay đau lưng.
- Siêu âm 4D để phát hiện dị tật:
Siêu âm 4D ở thai 22 tuần là thời điểm vàng để kiểm tra chi tiết về cấu trúc và hoạt động của thai nhi. Qua hình ảnh siêu âm 4D, bác sĩ có thể phát hiện sớm các bất thường về hình thái hoặc dị tật, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần thiết.
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu:
Ở giai đoạn thai nhi tuần 22, việc mẹ bầu ngồi hoặc đứng lâu có thể gây cản trở lưu thông máu, dẫn đến phù nề chân tay hoặc đau nhức cơ. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi xen kẽ với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu hoặc các bài tập kéo giãn cơ để giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe.
Việc chăm sóc bản thân đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái mà còn tạo điều kiện tốt nhất để thai nhi 22 tuần tuổi phát triển toàn diện. Đừng quên thăm khám định kỳ và duy trì thói quen sống lành mạnh để đồng hành cùng con yêu trong hành trình chào đời đầy ý nghĩa!
Thai 22 tuần là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của em bé trong bụng mẹ. Việc hiểu rõ về sự phát triển của thai nhi 22 tuần và chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Để biết thêm thông tin chi tiết, mẹ bầu có thể tham khảo sản phẩm Avisure DHA hoặc liên hệ hotline 1800 0016 để tìm hiểu thêm về các vi chất cần thiết cho bà bầu nhé!