Các dấu hiệu tiêu chảy khi mang thai
Thông thường, bà bầu bị tiêu chảy nhiều hơn trong những ngày cuối thai kì. Những dấu hiệu của tiêu chảy có thể là:
- Nôn và buồn nôn
- Háo nước
- Đau đầu, đau cơ
- Mệt mỏi
- Sốt, lạnh
- Đi ngoài phân lỏng, mùi chua…
- Đau bụng hoặc bị co rút thường xuyên
Tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy nguyên nhân. Khi bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm thì bà bầu nên gọi bác sĩ vì tiêu chảy có thể liên quan tới các biến chứng nguy hiểm.
Bà bầu bị tiêu chảy do đâu?
Nguyên nhân chính khiến bà bầu bị tiêu chảy, đau bụng là do chế độ ăn uống hàng ngày không được đảm bảo vệ sinh.
Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, sức đề kháng của bà bầu bị giảm sút, nên khi ăn uống phải vô cùng thận trọng. Không ít bà bầu vẫn vô tư ăn các món ăn đường phố khoái khẩu mà không biết rằng đó là nguồn lây nhiễm vi khuẩn vô cùng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến hiện tượng bà bầu bị tiêu chảy chính là việc ăn uống các món lạ gây “lạ bụng”.
Bên cạnh đó, khi uống phải nước uống không sạch cũng khiến bà bầu không hề dễ chịu. Đặc biệt vào mùa hè, khi thực phẩm, nước uống rất dễ bị ôi thiu thì bà bầu lại càng phải thận trọng với các quán nước vỉa hè.
Không chỉ có ăn uống thực phẩm bẩn mà ngay cả thực phẩm sạch cũng có thể tiêu chảy đấy các mẹ ạ. Chẳng hạn ăn cùng lúc nho với sữa chua, cam với sữa tươi…cũng là nguyên nhân khiến bà bầu tiêu chảy.
Đôi khi do thể trạng của cơ thể, ví dụ bà bầu có thể bị dị ứng với sữa tươi thì uống sữa sẽ gây tiêu chảy.
Chính vì thế, chị em cần nâng cao kiến thức trong chọn thực phẩm và chế độ ăn uống lành mạnh để giảm thiểu tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Các dấu hiệu bà bầu hay gặp như: đau bụng xung quanh rốn, đôi khi đau dữ dội và thường kèm theo mót đi ngoài phân lỏng. Đặc biệt, nếu bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước và rồi loạn điện giải nghiêm trọng do nôn nhiều và đi ngoài liên tục. Điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Nếu gặp những dấu hiệu sau đây, bà bầu cần nhập viện ngay lập tức để nhận được sự hỗ trợ kịp thời:
- Tiêu chảy nghiêm trọng từ 2 ngày trở lên
- Tiêu chảy kèm theo nôn mửa và sốt.
- Phân lẫn máu.
- Tiêu chảy kèm theo đau bụng dữ dội.
- Không tiểu được hoặc tiểu rất ít trong khoảng hơn 5 giờ.
Trong thai kỳ, do sức đề kháng kém hơn nên bà bầu dễ mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp thông thường. Không chỉ tác động đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ mà bé cũng bị ảnh hưởng không ít vì bé có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển và nguy hiểm hơn nữa có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.
Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
- Uống nhiều nước: Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể bà bầu bị mất nước trầm trọng, do đó, rất cần bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh những loại nước ngọt, nước hoa quả, nước có gas… Tốt nhất là nước lọc, nước đun sôi để nguội.
- Bổ sung điện giải: Đây cũng là điều cực kỳ quan trọng với bà bầu bị tiêu chảy. Bà bầu nên tích cực uống oresol mỗi giờ để bổ sung điện giải kịp thời.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Do mất nhiều nước, bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều. Vì thế, hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để lấy lại sức cho cả mẹ và bé.
Trên đây là nhưng lưu ý cần thiết cho bà bầu bị tiêu chảy. Nếu tình trạng tiêu chảy nhẹ, bà bầu có thể tự điều trị ở nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bà bầu nên nhập viện để tránh các biến chứng nguy hiểm.