Ốm nghén không ăn được là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ. Bài viết dưới đây của Avisure sẽ chia sẻ cho bạn về vấn đề "Bầu nghén không ăn được phải làm sao?".
1. Hiện tượng bầu nghén không ăn được là gì?
Bầu nghén không ăn được là tình trạng mà đa số phụ nữ mang thai gặp phải ở tam cá nguyệt đầu tiên. Rất nhiều bà mẹ lo lắng việc ốm nghén không ăn được sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Hiện tượng ốm nghén không ăn được có thể là do khi mang thai lượng hormone progesterone sản sinh ra nhiều, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và khiến mẹ nhạy cảm với nhiều đồ ăn dẫn đến việc nôn ói khi ngửi thấy mùi thức ăn.
Buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày và kéo dài khiến thức ăn sau khi ăn vào lại bị nôn hết ra, khiến mẹ thiếu calo, mệt mỏi. Bầu nghén không ăn được khiến nhiều thai phụ bị mất nước, sụt cân… đặc biệt, nguy hiểm hơn có thể gây trụy tim mạch và đe dọa đến tính mạng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Khi bị ốm nghén nặng, không ăn được mẹ còn không thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, khiến bé chậm phát triển, nhẹ cân.
Nghén bầu thường kết thúc ở tuần 14 hoặc 16 của thai kỳ, lúc này mẹ có thể ăn uống thoải mái hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, vẫn có một số ít phụ nữ mang thai tiếp tục gặp phải triệu chứng ốm nghén ở các tuần sau. Ốm nghén nặng khiến cơ thể mẹ bầu suy nhược thậm chí phải nhập viện.
Để cải thiện tình trạng bầu ốm nghén không ăn được gì mẹ nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng ốm nghén khi mang thai. Lúc này mẹ bầu bừng nên ép mình phải ăn theo một chế độ dinh dưỡng bắt buộc mà hãy ăn những thực phẩm mình yêu thích được khuyến cáo cho thai phụ. Đồng thời, nếu không ăn được nhiều thì mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Một số loại thực phẩm mát như salad, sữa chua, trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa sẽ giúp mẹ giảm ốm nghén và ăn uống tốt hơn. Các thực phẩm khác như bánh mì, gạo, khoai tây, ngũ cốc cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai ở thời kỳ ốm nghén. Bên cạnh đó, bà bầu nên tránh đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ; các chất kích thích, bia, rượu...
Nếu bị nôn ói nhiều, mẹ bầu không nên cố ép mình phải ăn thêm nhiều thức ăn nữa. Lúc này, tốt nhất là mẹ nên nghỉ ngơi đặc biệt là buổi trưa và buổi tối. Đồng thời, không nên làm việc quá sức.
Trong giai đoạn ốm nghén, bà bầu nên sử dụng các đồ ăn hay đồ uống chứa gừng như trà gừng, me sấu ngâm gừng, kẹo gừng… Điều này làm giảm nôn ói, giúp mẹ có thể ăn tốt hơn.
Chanh cũng là một loại quả hữu ích trong việc ngăn chặn những triệu chứng ốm nghén, bạn có thể thể dùng vỏ chanh để ngửi hoặc uống nước chanh...
Nhiều thai phụ buồn nôn, nôn nhiều, chán ăn nên để bụng đói. Việc làm này càng làm tăng thêm tình trạng buồn nôn. Do đó, mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày, những lúc không buồn nôn mẹ nên ăn thêm. Trước khi đi ngủ mẹ cũng nên ăn nhẹ để cung cấp năng lượng và giảm ốm nghén vào sáng hôm sau.
Căng thẳng, áp lực sẽ làm tăng các triệu chứng của ốm nghén vì vậy luôn phải giữ cho mình một tinh thần thoải mái mẹ nhé. Khi bị ốm nghén thay vì căng thẳng, lo ây, mẹ bầu hãy làm những việc mình thích, nghỉ ngơi hợp lý thì ốm nghén sẽ giảm nhanh chóng.
Luyện tập nhẹ nhàng mỗi ngày cũng góp phần làm giảm ốm nghén. Khi đó, mẹ ăn uống tốt hơn, sức khỏe sẽ được cải thiện, con phát triển khỏe mạnh.
Bầu nghén không ăn được gì rất dễ dẫn đến thiếu chất, vậy nên nếu không thể bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm, bà bầu có thể bổ sung từ các thực phẩm chức năng. Đặc biệt, khi cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng thì tình trạng ốm nghén cũng sẽ giảm. Để bổ sung Vitamin và các dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ mẹ có thể lựa chọn viên uống bổ sung Vitamin tổng hợp Avisure Mama. Trong 2 viên Avisure mama Multi và Avisure mama hi-Q đã cung cấp đầy đủ 23 vi chất cần thiết cho mẹ và bé, mẹ không cần phải sử dụng thêm sản phẩm nào khác. Đặc biệt, sản phẩm này đã được nhiều mẹ tin tưởng và bác sĩ khuyến khích sử dụng.
Như vậy, bạn đã có lời khuyên cho câu hỏi "bầu nghén không ăn được phải làm sao?". Hy vọng rằng những thông tin này sẽ góp phần giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển tốt.