Thứ nhất, chúng ta cùng tìm hiểu kẽm là gì? Nó là 1 nguyên tố vi lượng, được hấp thu vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa. Kẽm tham gia vào cấu tạo các loại tế bào trong cơ thể thông qua 80 loại enzym khác nhau, tác động vào hầu hết quá trình sinh học, đặc biệt là trong hệ thống tổng hợp và phân giải acid nucleic và protein.
Vai trò của kẽm cho bà bầu
Do đó, có các tác dụng quan trọng đối với bà bầu và thai nhi như sau:
+ Tăng cường sức đề kháng của mẹ và con do kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch. Giúp mẹ bầu khỏe mạnh, ít bị bệnh trong giai đoạn thai kỳ, phòng ngừa bệnh tật do vi khuẩn cho con.
+ Hoạt hóa tế bào hoạt động, đẩy nhanh quá trình hồi phục và làm lành vết thương ở mẹ.
+ Hỗ trợ sự phát triển tốt cho thai nhi: bởi kẽm tham gia vào quá trình phân chia tế bào, giúp thai nhi phát triển hoàn thiện về mọi mặt như chiều cao, cân nặng, hoàn thiện hệ thống dẫn truyền thần kinh.
+ Ngoài ra, kẽm còn giúp mẹ có cảm giác ngon miệng, giúp hấp thu các vi chất khác như đồng, mangan, magie...
Khi mẹ bầu không bổ sung đủ kẽm, cơ thể bị thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ lẫn con, cụ thể là:
+ Mẹ bầu có nguy cơ sinh non cao hơn gấp 3 lần so với bình thường, sức khỏe yếu, chán ăn, mệt mỏi.
+ Thai nhi phát triển kém, sinh ra bị nhẹ cân, chiều cao thấp hơn so với tuổi. Giai đoạn sau, bé có thể bị suy dinh dưỡng, chậm dậy thì, chức năng sinh dục bị giảm... ảnh hưởng đến cả tương lai của bé.
Dù vai trò của kẽm rất quan trọng nhưng không vì thế mà các mẹ nên bổ sung nhiều, khi thừa kẽm cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sau:
+ Mẹ bầu xuất hiện cảm giác đắng họng, có vị kim loại ở miệng, gây chán ăn, tiêu chảy.
Thừa kẽm khiến bà bầu dễ buồn nôn vì có vị kim loại ở miệng
+ Thấy buồn nôn, hoa mắt, xuất hiện ảo giác.
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiết niệu.
+ Hệ miễn dịch suy giảm ở cả mẹ lẫn con.
+ Thai nhi sẽ bị ngộ độc khi mẹ thừa kẽm, gây quái thai hoặc sinh ra bị chậm phát triển, rối loạn hệ thần kinh.
+ Ngoài ra, thừa kẽm còn dẫn đến việc cơ thể mẹ và con thiếu các vi chất khác do kém ngăn cản quá trình hấp thu như đồng, sắt...
Do đó, mẹ bầu chỉ nên bổ sung kẽm đủ theo hàm lượng khuyến cáo của Bộ Y Tế, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hàm lượng kẽm theo khuyến cáo mà mẹ bầu cần bổ sung là 11- 12mg/ ngày. Các mẹ có thể bổ sung kẽm từ các nguồn sau đây:
Kẽm có mặt ở hầu hết các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn. Tuy nhiên các loại thịt này nếu mẹ bầu ăn nhiều sản phẩm chế biến sẵn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Vậy nên các mẹ lưu ý chỉ nên ăn vừa đủ thôi nhé!
Bổ sung kẽm cho bà bầu bằng thực phẩm
Các loại cua, sò, ốc, hến, hàu đều là nguồn chứa kẽm dồi dào. Các mẹ cần chú ý là phải chế biến chín hoàn toàn để tránh bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.
Các loại cây họ đậu như đậu co ve, đậu lăng… đều chứa nhiều kẽm. Ngoài ra đây còn là nguồn chất xơ rất tốt cho các mẹ.
Các loại hạt như hạt bí, hạt đậu, hạt lanh… Vừa là nguồn kẽm dồi dào vừa cung cấp thêm cho mẹ các vitamin và khoáng chất khác, rất tốt cho thai kỳ.
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu chứa hàm lượng kẽm vừa đủ theo khuyến cáo.
Bổ sung kẽm cho bà bầu bằng thuốc bầu
Các mẹ có thể tham khảo một số loại sau đây:
+ Thuốc gluconat kẽm hoặc sufat kẽm: 2 sản phẩm này có mặt ở hầu hết các nhà thuốc, khi được chỉ định phải bổ sung kẽm thì đây chính là sự lựa chọn tối ưu nhất cho các mẹ.
+ Vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit: Loại này nhập khẩu từ Úc, thành phần chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu, trong đó kẽm có hàm lượng là 11mg, phù hợp với nhu cầu các mẹ.
+ Avisure mama: Sản phẩm này sản xuất tại Việt Nam, đã được Bộ Y Tế kiểm chứng chất lượng. Ngoài kẽm sulfat ( 37mg), Avisure mama còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác, đặc biệt là acid folic sản xuất theo công nghệ quatrefolic, giúp hấp thu tối ưu vào cơ thể mẹ.
Trên đây là các thông tin về bổ sung kẽm cho bà bầu, hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức cho các mẹ về tầm quan trọng của kẽm, và cách bổ sung hiệu quả.