Bị đa ối có nguy hiểm không? Câu trả lời được khẳng định: Dư ối có nguy hiểm. Nếu mẹ bầu bị dư ối hay thiểu ối khi mang thai, ít nhiều đều gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong thời gian thai kỳ hoặc khi sinh đẻ.
Theo thống kê của khoa sản tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc, tỉ lệ mẹ bầu thiểu ối trong thời gian thai kỳ có thể lên đến 5% và tỷ lệ dư ối chỉ xảy ra 1%. Con số này tuy nhỏ, nhưng hậu quả của hiện tượng dư ối có thể mang đến nhiều nguy hại và rủi ro lớn cho cả mẹ và thai nhi.
Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Lượng nước ối dư càng nhiều, mức độ nguy hiểm sẽ càng cao. Đặc biệt nếu thai nhi lớn hơn 38 tuần tuổi, lượng nước ối không giảm mà vẫn tăng, sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng cho sản phụ.
Trường hợp lượng ối trong cơ thể mẹ bị thừa ở mức thấp và kịp thời có phương án kiểm soát , mẹ bầu sẽ không gặp nhiều tác động đáng lo ngại. Nếu mức dư ối đã vượt mức quá cao, các biến chứng nguy hiểm sẽ không chỉ xảy ra trong thời gian mang thai mà còn cả sau khi sinh em bé.
Cụ thể, dư ối nhiều vào thời gian đầu thai kỳ - tam cá nguyệt thứ nhất có thể dẫn đến thai nhi chết lưu trong bụng mẹ. Tình trạng lượng nước ối dư quá lớn, xảy ra vào tuần thứ 16-20 của thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, chuyển dạ sớm. Bên cạnh đó, nếu cơ thể mẹ có dấu hiệu lạ thường báo hiệu tình trạng dư ối ở mức báo động, rất có thể giải pháp cuối cùng là chấm dứt thai kỳ để bảo toàn sự sống cho mẹ.
Dư ối tuần 39 có nguy hiểm không? Khi lượng nước ối dư quá lớn, trường hợp thừa ối trở nên nghiêm trọng đặc biệt vào thời gian bé sau 39 tuần tuổi. Thừa ối và thời điểm này sẽ kéo theo nguy cơ mẹ bầu bị vỡ ối cực kỳ cao. Màng bao nước ối bị rách dẫn đến em bé sẽ sinh sớm hơn dự kiến, ảnh hưởng lớn đến tình trạng phát triển và tăng trưởng của bé. Thêm vào đó, mẹ có thể gặp tình trạng xuất huyết không ngừng.
Hơn thế nữa, theo khảo sát thực tế các ca bệnh dư ối của mẹ bầu, một số biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra với thai nhi như: dị tật xương cho trẻ, dây rốn bị kẹt vào bé cản trở quá trình cung cấp oxi,...
Chung quy lại, tình trạng dư ối là nguồn cơn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và em bé. Chính vì vậy, việc thường xuyên theo dõi sức khỏe sản phụ và tình trạng phát triển của thai nhi là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh câu hỏi “dư ối có nguy hiểm không?”. Thì vấn đề xoay quanh những biện pháp khắc phục hiện trạng trên, cũng được các mẹ bầu rất quan tâm. Nhiều trường hợp mẹ chủ quan, đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Do vậy, dù mức độ dư ối của bạn đang nghiêm trọng hay ở mức thấp, việc tuân thủ các đề xuất dưới đây đều vô cùng cần thiết:
- Mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ:
Để cơ thể mẹ không bị mệt mỏi, đảm bảo các thành phần cần thiết cho em bé, sản phụ cần có thời gian ăn uống và ngủ nghỉ đầy đủ. Khi cơ thể mẹ bầu được thư giãn, không bị căng thẳng sẽ tác động tích cực đến quá trình trao đổi các chất, từ đó giúp lượng nước ối được cân bằng xung quanh ngưỡng lý tưởng.
- Cẩn thận chọn lựa thực đơn ăn hàng ngày:
Bà bầu bị dư ối cần hết sức chú đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Mẹ cần ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều protein và chất đạm như: Các loại thịt, hải sản,... Bên cạnh đó, tích cực bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn để tăng hàm lượng vitamin và chất xơ. Một lưu ý nhỏ mà mẹ cần nắm được, đó là hạn chế việc ăn nhiều thực phẩm, hoa quả mọng nước.
- Kiểm soát lượng đường huyết trong máu:
Một trong những nguyên nhân gây dư ối là do bất cân bằng lượng đường huyết. Các mẹ bầu bị dư ối thường là sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Chính vì vậy, các mẹ nên chú ý kiểm soát đường huyết của bản thân khi mang thai để tránh xảy ra tình trạng dư ối.
- Mẹ nên chú ý đến các biểu hiện bất thường xảy ra:
Khi nhận thấy một số dấu hiệu kỳ lạ trong thai kỳ, chẳng hạn: Bụng mẹ bầu to hơn so với tuổi thai, việc nghe tim thai trở nên khó khăn, mẹ hay cảm thấy khó thở, hệ tiêu hóa thường có vấn đề, ăn uống khó tiêu,...90% sản phụ đang bị mắc tình trạng dư nước ối trong tử cung đạt mức đáng báo động. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế thực hiện siêu âm, những chẩn đoán chính xác từ bác sĩ sẽ giúp mẹ có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Duy trì khám thai theo định kỳ:
Muốn nhận định và hiểu rõ tình trạng phát triển của bé, mẹ cần thường xuyên đi khám thai, cũng như tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ. Việc đi khám thai đều đặn sẽ giúp nhanh chóng phát hiện ra những bất thường nếu có trong cơ thể mẹ. Bác sĩ sẽ kịp thời tư vấn và đưa ra những giải pháp thích hợp nhất giúp mẹ khắc phục.
- Sinh con trong bệnh viện:
Khi tình trạng dư ối trong những tháng sát sinh không có dấu hiệu giảm, các bác sĩ luôn khuyến nghị mẹ nên nhập viện sớm. Việc sinh con trong bệnh viện sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé ở mức cao nhất.
Chắc hẳn qua bài viết trên, mẹ bầu đều có thể hiểu rõ câu trả lời của câu hỏi “Dư ối có nguy hiểm không”? Để “mẹ tròn con vuông”, sản phụ cần phải nắm bắt được những kiến thức xoay quanh vấn đề mang thai và sinh đẻ, không chỉ là hiện tượng dư ối. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh và an toàn, để chào đón giây phút con yêu ra đời một cách trọn vẹn nhất!