Nguyên nhân thiếu nước ối rất đa dạng có thể do các bệnh lý của mẹ hoặc bất thường ở thai nhi. Bởi vậy mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ lưỡng về tình trạng này để biết cách phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Nguyên nhân thiếu nước ối có thể rất đa dạng, thường gặp nhất là các nguyên nhân do thai nhi hoặc do mẹ, bao gồm như sau:
Dưới đây là một số trường hợp mẹ bầu dễ gặp các yếu tố nguy cơ bị thiếu ối hơn so với bình thường, cụ thể bao gồm như sau:
- Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin
- Mẹ bầu mắc các bệnh lý về gan, tiền sản giật, thận, tăng huyết áp, … làm ảnh hưởng đến chức năng tái tạo nước ối và chức năng của nhau thai.
- Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng cần thiết.
- Không uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Nghỉ ngơi và làm việc không hợp lý, không khoa học.
Trong một số trường hợp, thiếu ối có thể do vấn đề bất thường ở thai nhi như sau:
- Quá ngày dự sinh của thai nhi
- Thai nhi nhẹ cân
- Thai nhi phát triển chậm
- Thai bị dị tật bẩm sinh, dị tật đường tiết niệu và ở thận
- Nhiễm trùng bào thai
- Thai chết lưu
Thiếu nước ối nguyên nhân ở nhau thai - nơi cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi qua dây rốn, hội chứng truyền máu song thai, đa thai hoặc song thai chung một bánh nhau, …
Tuy nhiên, một số trường hợp thiếu ối mà không rõ nguyên nhân. Do vậy, nếu mẹ bầu nằm trong diện các nhóm nguy cơ trên đây nên chủ động thăm khám và theo dõi sức khỏe cả hai mẹ con. Nếu nhận thấy thai nhi có dấu hiệu lạ hoặc cử động yếu, thai phụ cần thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời.
Mẹ bầu nên đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám khi nghi ngờ có các dấu hiệu thiếu ối. Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán được chính xác mức độ thiếu nước ối nghiêm trọng như thế nào. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tích cực cũng như chủ động chăm sóc phòng ngừa thiếu ối tại nhà.
- Đối với thai chưa đủ tháng:
Tình trạng thiếu ối nhưng không đi kèm dị dạng bẩm sinh nghiêm trọng thì chưa cần thiết phải can thiệp phương pháp điều trị. Lúc này, thai phụ được khuyến cáo nên nằm nghiêng bên trái, lưu ý chế độ dinh dưỡng và điều trị các bệnh lý đi kèm để giữ thai qua 35 tuần.
Trường hợp, thiếu ối đi kèm với một số dị dạng cấu trúc thai nhi, thai nhi phải làm thêm các xét nghiệm khác để quyết định có nên giữ lại thai nhi hoặc đình chỉ thai.
- Đối với thai đủ tháng:
Xác định bị thiếu ối phải theo dõi bằng monitoring. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra được hướng xử lý thích hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Để phòng ngừa thiếu ối khi mang thai, chị em nên ổn định hoặc có kế hoạch điều trị bệnh lý trước khi mang thai, khám tiền hôn nhân, khám tiền sản để được hướng dẫn kế hoạch chuẩn bị mang thai khoa học.
Bên cạnh đó, khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện định kỳ khám thai để kịp thời phát hiện và điều trị tình trạng thiếu nước ối, tránh xảy ra những bất trắc trong thai kỳ.
Với những thông tin chia sẻ hữu ích trên đây hy vọng giúp mẹ bầu hiểu rõ các nguyên nhân thiếu nước ối, từ đó biết cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ bầu có thể liên hệ đến hotline 1800 0016 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn hỗ trợ miễn phí!