Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai   Sinh nở

Hỏi đáp: trẻ sinh non 27 tuần có nuôi được không?

00:00 | 02/04/2025
60 lượt xem
Nhờ những tiến bộ vượt bậc trong ngành y tế và khoa học, tỷ lệ sống sót và phát triển khỏe mạnh ở trẻ sinh non đã được cải thiện đáng kể ở những năm gần đây. Đây là tin đáng mừng cho những mẹ sinh non. Vậy trẻ sinh non 27 tuần có nuôi được không? Mẹ hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

1. Các mức độ sinh non trong thai kỳ 

Hiện nay, trẻ sinh non được phân chia thành 4 mức độ: 

- Sinh non muộn: Trường hợp sinh non muộn thường được mô tả cho trẻ sinh ra từ tuần 34 đến 36 tuần 6 ngày. 
- Trường hợp sinh non trung bình: Là chỉ các em bé sinh ra ở tuần 32 đến 33 tuần 6 ngày 
- Trường hợp rất non: Chỉ em bé sinh ra từ tuần thai 28 đến 31 tuần 6 ngày
- Cuối cùng truòng hợp sinh cực non là chỉ em bé sinh ra ở trước 28 tuần thai kỳ.
- Tuỳ thuộc vào mức độ sinh non mà tỷ lệ sống xót và phát triển của trẻ cũng khác nhau. Theo đó, với trẻ sinh non tháng ở tuần thai thứ 27 được gọi là trẻ sinh cực non. Trẻ sinh ra ở giai đoạn này đòi hỏi sự chăm sóc y tế đặc biệt, trước khi được đưa về gia đình chăm sóc. 

Các mức độ sinh non
Các mức độ sinh non 

2. Những nguyên nhân điển hình gây sinh non ở tuần 27 thai kỳ 

Sinh non sớm có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp mẹ bầu giảm thiếu tối đa nguy cơ sinh non, mẹ bầu cần chú ý đến một số các nguyên nhân. 
- Mẹ bầu có tiểu sử sinh non như đã từng sinh non thì nguy cơ sinh non ở các lần mang thai sau càng cao. 
- Mẹ bầu mang đa thai như sinh hai hay sinh ba... tỷ lệ sinh non cũng cao. 
- Những mẹ bầu có tiền sử phẫu thuật hay nạo phá thai hoặc mắc các bệnh liên quan đến tử cung cũng có thể dễ bị sinh non trong thai kỳ
- Thai phụ mắc bệnh phụ khoa như nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm âm đạo... cũng là tác nhân gây sinh non sớm ở tuần 27. 
Ngoài ra, những tác nhân khác như mẹ mắc bệnh lý thai kỳ, làm việc căng thẳng, nghiện rượu bia hay té ngã cũng có thể là nguyên nhân gây sinh non ở tuần 27 thai kỳ. Chính vì thế, khi mang thai mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khoẻ, thăm khám định kỳ ... để giữ cho thai kỳ khoẻ mạnh. 

3. Trẻ sinh non 27 tuần có nuôi được không?

Hầu hết trẻ sinh non 26 tuần tuổi đều có cơ hội sống sót, đặc biệt là những trẻ sinh ra ở tuần thứ 27 có tỷ lệ sống sót tới khoảng 92%. Trẻ sinh ra sau 27 tuần đa số đều không gặp trở ngại về phát triển não bộ trong tương lai.

Trẻ sinh non 27 tuần có nuôi được không?
Trẻ sinh non 27 tuần có nuôi được không?

Trẻ sinh non trong giai đoạn này thường có những đặc điểm sau đây:

  • Cân nặng nhẹ.
  • Vẻ bên ngoài của bé khá khác so với những bé đủ tháng. Da các bé thường nhăn nheo, có màu đỏ tím và mỏng đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu ở bên dưới.
  • Mắt bé thường nhắm tịt và chưa có lông mi.
  • Bé ít cử động.
  • Bé cần được hỗ trợ thở oxy.
  • Bé chỉ có thể ăn qua đường tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) cho đến khi có đủ khả năng tự nuốt.
  • Bé chưa khóc được và hầu như chỉ dành thời gian để ngủ.

Như vậy, trẻ sinh non 27 tuần có nuôi được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, những đứa trẻ sinh ra ở giai đoạn này có thể phải đối mặt với một số biến chứng và cần được chăm sóc tại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh ở trong bệnh viện.

4. Trẻ sinh non 27 tuần có phát triển bình thường không?

Theo các nghiên cứu, trẻ sinh non 27 tuần tuổi có cân nặng ở thời điểm này vào khoảng gần 1kg. Những trẻ sơ sinh này cần phải được chăm sóc đặc biệt để duy trì sự sống. 

Trong khoảng 40 năm trở lại đây, tỷ lệ sống sót ở trẻ sinh ra ở tuần thứ 27 của thai kỳ đã được kiểm soát và cải thiện đáng kể, nếu được can thiệp và chăm sóc tốt thì trẻ cũng có thể phát triển được bình thường. Tuy nhiên trẻ vẫn có thể sẽ gặp phải một số những biến chứng sau:

Biến chứng ngắn hạn đối với trẻ sinh non tháng 

  • Khó thở: Tình trạng này là do phổi chưa trưởng thành, thiếu chất hoạt động bề mặt surfactant.
  • Vấn đề về tim mạch: Trẻ có thể bị huyết áp thấp và khuyết tật tim.
  • Vấn đề về não: Trẻ có thể bị xuất huyết não và não úng thủy (tích tụ chất dịch trong não).
  • Vấn đề kiểm soát thân nhiệt: Do chất béo trên cơ thể không có đủ nên trẻ sẽ dễ bị hạ nhiệt nhanh chóng.
  • Vấn đề tiêu hóa: Hệ tiêu hóa chưa trưởng thành nên khó tiêu hóa thức ăn, trẻ dễ có nguy cơ bị viêm ruột hoại tử.
  • Vấn đề trao đổi chất: Lượng đường trong máu thấp, sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi lưu trữ glycogen thành glucose do gan chưa trưởng thành.
  • Vấn đề về máu: Trẻ có thể bị thiếu máu và vàng da.
  • Vấn đề về hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ sinh non thường sẽ rất kém, dễ bị nhiễm trùng, nếu nặng có thể đe dọa đến tính mạng.
Biến chứng ngắn hạn đối với trẻ sinh non tháng
Biến chứng ngắn hạn đối với trẻ sinh non tháng

Biến chứng dài hạn đối với bé sinh non ở tuần 27

  • Bại não: Trẻ có thể gặp một rối loạn vận động, cơ bắp hoặc tư thế. Nguyên nhân là do nhiễm trùng, thiếu máu hoặc não bị tổn thương.
  • Khuyết tật trí tuệ: Trí tuệ và khả năng học tập của trẻ sinh non 27 tuần thường thấp hơn so với bạn cùng lứa.
  • Vấn đề về tầm nhìn: Có thể xảy ra tình trạng bong võng mạc, giảm tầm nhìn, thậm chí là mù mắt.
  • Vấn đề về thính giác: Trẻ có nguy cơ cao bị mất thính lực.
  • Vấn đề về răng: Trẻ có thể bị chậm mọc răng, răng đổi màu, răng mọc không đều.
  • Vấn đề về hành vi và tâm lý: Trẻ có thể bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Vấn đề sức khỏe mãn tính: Trẻ sinh non 27 tuần tuổi dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng, hen suyễn, các bệnh khác về tim, phổi, thận,… và hội chứng SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh).
Những biến chứng nguy hiểm xảy ra ở trẻ non tháng
Những biến chứng nguy hiểm xảy ra ở trẻ non tháng 

Tùy thuộc vào các vấn đề sức khỏe mà mỗi bé sinh non ở tuần 27 gặp phải, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị riêng. Bạn sẽ biết bé có phát triển bình thường không sau khi bé được theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.

5 Chăm sóc thai sinh non 27 tuần như thế nào? 

Trẻ sinh non 27 tuần đòi hỏi chế độ chăm sóc khắt khe và đặc biệt hơn. Ngay khi chào đời bé yêu sẽ được các bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện. Sau khi bé khoẻ mạnh, ổn định bác sĩ sẽ cho bé về nhà. Khi bé về nhà gia đình cũng cần theo dõi sát sát và cho bé thăm khám sức khoẻ định kỳ. 

5.1. Chế độ chăm sóc thai sinh non 27 tuần tại bệnh viện 

- Trẻ sinh ở tuần 27 sẽ được nhân viên y tế chuyển về phòng hồi sức sơ sinh. Tại đây, trẻ sẽ được chăm sóc đặc biệt qua các hỗ trợ y tế: 
- Hô hấp: Bé cần được hỗ trợ thở máy, thở áp lực dương liên tục (CPAP) hoặc thở oxy.. 
- Dinh dưỡng: Trẻ sinh non tuần 27 sẽ được nuôi dưỡngg qua đường tĩnh mạch. Bởi giai đoạn này bé chữa thể tự bú mẹ, vì thế bác sĩ sẽ cần truyền dinh dưỡng cho trẻ qua đường truyền. 
- Thân nhiệt ổn định: Trẻ sẽ được nuôi dưỡng trong lồng ấp 
Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng các máy móc để theo dõi nhịp tim, huyết áp, nồng độ oxy cùng các chỉ số quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. 
Ở gi-ai đoạn này, gia đình giữ tinh thần khoẻ mạnh, mẹ bé nghỉ ngơi và sử dụng máy hút sữa, kích sữa về và gửi sữa vào viện cho bé. 

5.2. Chế độ chăm sóc tại nhà cho trẻ sinh non tuần thai 27 

Khi sức khoẻ trẻ ổn định, các bác sĩ cho trẻ xuất viện về nhà. Tại đây, ba mẹ cần thực hiện theo lời khuyên từ bác sĩ, đảm bảo chế độ chăm sóc tốt nhất giúp trẻ sinh non 27 tuần phát triển khoẻ mạnh. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non 27 tuần 

Nếu trẻ đã bú được, mẹ cần cho bé bú mẹ trực tiếp theo nhu cầu của con nhằm giúp tăng cường miễn dịch và phát triển cho trẻ. Nếu bé chưa tự bú tốt mẹ có thể vắt sữa và cho trẻ ăn. Lưu ý khi ăn cần đúng tư thế, tránh trẻ bị sặc sữa, ọc sữa.
Nếu mẹ không đủ sữa nên tham khảo dòng sữa công thức tốt chuyên biệt cho trẻ sinh non. Nhưng nếu được hãy cố gắng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ mẹ nhé.

Giữ ấm và duy trì thân nhiệt cho trẻ sinh non 

Cần đảm bảo nhiệt độ phòng 26 - 28 độ C
Ba mẹ nên tiếp tục áp dụng phương pháp Kangaroo (da kề da) để duy trì thân nhiệt cho trẻ.

Phương pháp kangaroo đảm bảo thân nhiệt cho trẻ non tháng
Phương pháp kangaroo đảm bảo thân nhiệt cho trẻ non tháng

Thăm khám và theo dõi sức khoẻ trẻ

Ba mẹ cần đưa bé đi thăm khám theo lịch hẹn để các bác sĩ kiểm tra và tư vấn sự phát triển của trẻ. 
Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của trẻ. Khi trẻ có bất cứ các dấu hiệu nguy hiểm nào như quấy khóc, lì bì, bỏ bú, sốt... đều cần đến các cơ sở y tế hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia. 

Bổ sung vi chất đấy đủ

Trẻ sinh non tháng cần được bổ sung đầy đủ vitamin D3 và sắt. Do vậy, ba mẹ nên bổ sung cho con theo liều lượng mà bác sĩ kê. 

Trẻ sinh non 27 tuần có nuôi được không phần lớn phụ thuộc vào tình thương ba mẹ dành cho con và sự chăm sóc đặc biệt từ bác sĩ. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp mẹ trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết để đồng hành cùng con yêu trong giai đoạn khó khăn này. Và chúc tất cả em bé đều khoẻ mạnh và phát triển tốt.

6. Một số câu hỏi liên quan đến trẻ sinh non tuần 27 

Chăm sóc trẻ sinh non tuần 27 chắc chắn đòi hỏi ba mẹ sự kiên nhẫn và yêu thương. Thêm vào đó, các kiến thức cơ bản sẽ hỗ trợ giúp ba mẹ chăm sóc trẻ sinh non tốt hơn. Dưới đây, chính là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến trẻ sinh non ở tuần 27. 

6.1. Trẻ sinh non 27 tuần có cần chăm sóc đặc biệt không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi giai đoạn thai 27 tuần là giai đoạn sinh cực non, ở thời kỳ này các cơ quan của trẻ chưa thực sự phát triển hoàn thiện. Do vậy, ngay sau khi sinh trẻ cần được sự hỗ trợ tích cực từ y tế và yter cần được chuyển đến đơn vị chăm sóc tích dành cho trẻ sơ sinh trong thời gian 1 - 3 tháng, tuỳ thuộc vào sự phát triển của trẻ. 

6.2. Cần ấp kangaroo da kề da cho trẻ sinh non tuần 27 đến khi nào? 

Nên thực hiện phương pháp ấp kangaroo cho trẻ sinh cực non tuần 27 càng lâu càng tốt hoặc ít nhất cho đến khi cân nặng của trẻ đạt khoảng 2,5kg. Việc kéo dài thời gian da kê da bao lâu bạn nên tham khảo trực tiếp bác sĩ thăm khám và chăm sóc sức khoẻ của trẻ. 

Ấp kangaroo cho trẻ sinh non 27 tuần đến khi nào
Ấp kangaroo cho trẻ sinh non 27 tuần đến khi nào

6.3. Trẻ sinh non 27 tuần bao lâu được xuất viện

Thời gian xuất viện của trẻ sinh non 27 tuần sẽ phụ thuộc vào sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Thời gian này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. 

6.4. Trẻ sinh non tuần 27 có cần tiêm phòng không? 

Có, đối trẻ sinh non rất cần tiêm phòng đầy đủ. Bởi đề kháng của trẻ sinh non thường kém hơn so với trẻ đủ tháng, do vậy việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sinh non 27 tuần là cần thiết. Tuy nhiên, lịch tiêm phòng cần được y bác sĩ điều chỉnh phù hợp với thể trạng, tuổi thai của trẻ. Thời điểm tiêm phòng sẽ phù thuộc vào sức khoẻ và cân nặng hiện tại của trẻ 
Trên đây chính là một số thông tin giải đáp các thắc mắc của bố mẹ về trẻ sinh non 27 tuần có nuôi được không? Làm sao để chăm sóc trẻ sinh non tuần 27 tốt nhất. Hy vọng kiến thức này giúp ba mẹ yên tâm và chăm sóc trẻ cách chu đáo, khoẻ mạnh. Chúc các thiên thần nhỏ khoẻ mạnh và phát triển tốt. 

Trẻ sinh non 33 tuần có sao không? Chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần

Trẻ sinh non 33 tuần có sao không? Chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần

Trẻ sinh non 33 tuần có sao không? Sinh non 33 tuần có nuôi được không ...
Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

 Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng ...
Đa ối có nên mổ sớm không? Lời khuyên cho mẹ bầu đa ối từ chuyên gia

Đa ối có nên mổ sớm không? Lời khuyên cho mẹ bầu đa ối từ chuyên gia

Đa ối có nên mổ sớm không, luôn là vấn đề thắc mắc của nhiều sản ...
Tổng hợp 6 bài tập giúp chuyển dạ nhanh, ít đau cho mẹ bầu

Tổng hợp 6 bài tập giúp chuyển dạ nhanh, ít đau cho mẹ bầu

Chuyển dạ là quá trình đau đớn, là hành trình cuối cùng để đón con yêu ...
Ăn dứa có giúp chuyển dạ nhanh dễ đẻ hay không?

Ăn dứa có giúp chuyển dạ nhanh dễ đẻ hay không?

Một trong những phương pháp dân gian được cho rằng có tác dụng đẩy nhanh quá ...
Ăn gì để chuyển dạ nhanh nhất - 9 món ăn giúp mẹ bầu dễ đẻ

Ăn gì để chuyển dạ nhanh nhất - 9 món ăn giúp mẹ bầu dễ đẻ

Ăn gì để chuyển dạ nhanh hay ăn gì để dễ đẻ chắc chắn là một ...
Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 là dấu hiệu đặc trưng cho thấy mẹ bầu đang ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure

Sản phẩm dành cho bạn

Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi
52 lượt xem

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách như thế nào để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tất ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?
23/04/2025
17 lượt xem

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các mẹ bầu. Đó cũng là ...
Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?
17/04/2025
39 lượt xem

Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?

Nghén mùi khi mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến của các mẹ bầu, điều này cũng là ...
Top 9 dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện mẹ bầu cần biết
07/04/2025
35 lượt xem

Top 9 dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện mẹ bầu cần biết

Những tháng cuối của thai kỳ là khoảng thời gian các mẹ bầu cảm thấy lo lắng vì không thể biết ...
Vỡ ối tuần 39 - Những thông tin mẹ bầu nên biết
05/04/2025
23 lượt xem

Vỡ ối tuần 39 - Những thông tin mẹ bầu nên biết

 Vỡ ối là một trong những dấu hiệu thông báo mẹ bầu chuyển bị chuyển dạ, chào đón bé yêu ra ...
Sinh non 34 tuần tuổi có những biến chứng gì và lưu ý khi chăm sóc
29/03/2025
58 lượt xem

Sinh non 34 tuần tuổi có những biến chứng gì và lưu ý khi chăm sóc

Sinh non 34 tuần tuổi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần trang ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure