Những tháng cuối của thai kỳ là khoảng thời gian các mẹ bầu cảm thấy lo lắng vì không thể biết chính xác thời điểm chuyển dạ. Tuy nhiên, những dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện dưới đây sẽ giúp các mẹ giải tỏa được phần nào nỗi lo này.
Ra máu âm đạo là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ. Hiện tượng ra máu âm đạo thường xảy ra khi sản phụ sắp sinh vài giờ đến vài ngày tuỳ thuộc màu sắc máu báo.
Nếu máu âm đạo màu hồng kèm dịch nhàu thì đó là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ bầu cần đến viện khám. Tuy nhiên, nếu máu ra nhiều, ồ ạt, màu máu đỏ tươi dù kèm đau bụng hay không đau bụng thì mẹ bầu cần đến viện ngay lập tức.Bởi việc ra máu tươi, ra máu nhiều có thể là hiện tượng bong nhau non hay một số nguy hiểm của các biến chứng sản khoa nguy hiểm. Ra máu âm đạo khá nguy hiểm, nên các mẹ cần lưu ý và có sự thăm khám kịp thời.
Hiện tượng vỡ ối là dấu hiệu báo hiệu con đã sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, tỉ lệ vỡ ối chỉ chiếm khoảng 8-10% ở thai phụ trước khi sinh.
Hiện tượng vỡ ối, rỉ ối là hiện tượng mà mẹ bầu không làm gì cũng thấy nước và chất nhầy chảy ra từ âm đạo. Tùy mỗi cơ thể thai phụ mà lượng nước ối có thể khác nhau, nhiều hay ít, chảy thành dòng hay nhỏ giọt. Nếu vỡ ối thì nước chảo ồ ạt, nhiều trong khi rỉ ối thì nước ối ra nhỏ giọt khiến thai phụ cảm thấy khó chịu.
Nước ối thường sẽ có màu trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Vì vậy, nếu các mẹ phát hiện nước ối có màu vàng nâu, màu máu hay màu xanh lục thì hãy báo ngay cho bác sĩ và nhập viện để theo dõi.
Bên cạnh đó, khi vỡ ối, các mẹ nên ghi lại khoảng thời gian vỡ ối, lượng nước ối và màu sắc của nước ối. Trong trường hợp khẩn cấp, các mẹ phải đến bệnh viện ngay để tư vấn, và đặc biệt lưu ý khi thai kỳ của mẹ dưới 37 tuần.
Việc vùng bụng dưới có cảm giác nặng và vùng cổ tử cung hơi đau nhẹ là biểu hiện thông thường của các bà mẹ mang thai khi bước vào giai đoạn sinh. Vì thế, các mẹ sẽ không để ý nhiều đến những dấu hiệu này.
Tuy nhiên, nếu các mẹ có những cơn đau bụng dưới và vùng tử cung dữ dội thì cần đến bệnh viện ngay vì đây có thể là những dấu hiệu bất thường ở tử cung.
Ngoài ra, khi các mẹ đang trong thai kỳ dưới 37 tuần gặp phải cơn đau liên tục và không mất đi, các mẹ hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám, theo dõi vì đó là dấu hiệu có khả năng sinh sớm.
Trong các tuần cuối của thai kỳ, các thai phụ sẽ cảm thấy những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn. Cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh.
Nếu đây là lần đầu mang thai, dấu hiệu đau lưng sẽ rõ ràng và dữ dội hơn. Khi đó, các khớp ở vùng xương chậu và tử cung sẽ bị kéo căng ra để chuẩn bị cho thai nhi ra đời.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, vị trí của bé sẽ có sự dịch chuyển, đầu của bé bắt đầu di chuyển xuống tiểu khung.
Vị trí mới của bé có thể gây thêm áp lực lên xương chậu và bàng quang của thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu thường xuyên đi tiểu nhiều trong suốt thai kỳ.
Đi tiểu với mật độ nhiều hơn cũng là một trong những dấu hiệu của cơn chuyển dạ sắp đến.
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác bụng tụt hơn, vì thai nhi sẽ tụt xuống dần xuống khu vực khung xương chậu của thai phụ. Lúc này, đầu bé quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp, và đã ở trong tư thế sẵn sàng chào đời.
Bởi vì thai nhi sẽ dịch chuyển xuống khung chậu nên sẽ gây áp lực lên cổ tự cung và bàng quang, dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều hơn ở các mẹ.
Thế nhưng, khi dấu hiệu này xuất hiện, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn đè lên cơ hoành và chèn ép phổi của mẹ nữa.
Chất nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Nút nhầy là sự tích tụ bảo vệ của chất nhầy trong lỗ mở của cổ tử cung.
Khi cổ tử cung giãn ra, nút nhầy này có thể được đưa vào âm đạo và thải ra ngoài trước khi bắt đầu chuyển dạ.
Vào khoảng tuần 37-40 tuần trong thai kỳ, các mẹ sẽ thấy dịch âm đạo có chứa chất nhầy này có thể đặc hơn. Dịch nhầy thường có màu trong suốt, màu hồng hoặc có lẫn một ít máu.
Đây là dấu hiệu cho thấy một trong vài ngày tới bé yêu của mẹ sẽ chào đời. Tuy nhiên, mốt số thai phụ phải chờ đến 1-2 tuần sau đó mới thực sự chuyển dạ.
Các cơn co tử cung hay còn gọi là co thắt sinh lý braxton hicks. Braxton hicks là những cơn co thắt nhẹ xảy ra không đều và trở nên phổ biến hơn trong quý III của thai kỳ.
Bạn có thể trải qua các cơn co thắt braxton hicks trước khi các dấu hiệu sắp chuyển dạ khác xuất hiện. Chúng có xu hướng trở nên mạnh hơn và thường xuyên hơn khi bạn càng gần đến ngày dự sinh.
Ở ba tháng cuối thai kỳ việc theo dõi cử động thai là vô cùng quan trọng. Nếu một ngày mẹ thấy số cử động thai bị giảm đi rõ rệt hoặc sau 4- 6 giờ mà không thấy con cử động trong bụng dù mẹ đã uống cốc nước lạnh, đi lại hay xoa xoa vào bụng... Trong trường hợp này mẹ cần đi thăm khám ở phòng khám hoặc bệnh viện gấp nhé.
Trên đây là một số dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện mà các mẹ cần biết và lưu ý. Hi vọng các mẹ sẽ chuẩn bị tâm lý và hành trang sẵn sàng trên hành trình chào đón các con yêu.