Đau đẻ hay còn gọi là chuyển dạ chính là quá trình giãn nở để giúp mở dần cổ tử cung. Hiện tượng này sẽ xuất hiện khi các cơ ở tử cung co thắt nhằm đẩy thai nhi ngoài. Một khi thai nhi đã được đẩy ra thì cổ tử cũng sẽ giãn. Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy có những cơn đau co thắt quanh bụng, nhưng những cơn đau này không thường xuyên và liên tiếp, cũng không có dấu hiệu tăng dần cường độ. Đây là những cơn chuyển dạ giả và sẽ không làm giãn nở cổ tử cung như cơn đau đẻ thật.
Dấu hiệu nhận biết khi bà bầu đau đẻ
Thay đổi tâm trạng thất thường: Bạn có thể cảm thấy xúc động, vui mừng hoặc hồi hộp, lo lắng hay bồn chồn, mất kiên nhẫn.
Đau vùng bụng dưới và lưng dưới: Những cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới và lưng dưới với cảm giác giống như thời kỳ tiền kinh nguyệt. Những cơn đau này có tần suất và cường độ bất thường.
Đau vùng bụng dưới và lưng dưới là 1 trong những dấu hiệu để nhận biết bà bầu đau đẻ
Nước đầu ối: Là thứ chất nhầy màu hồng nhạt hoặc đỏ xuất hiện ở âm đạo. Với tác dụng bảo vệ dạ con khỏi nhiễm trùng trong thời gian mang thai, sự xuất hiện của nước đầu ối chính là một trong những dấu hiệu báo mẹ bầu biết rằng cơn đau đẻ đã đến rất gần rồi.
Vỡ nước ối: Màng ối của bạn có thể bị vỡ và nước ối có thể chảy ra thành dòng hoặc rỉ từ từ. Tuy nhiên thường thì chỉ có 10% số ca sinh nở có hiện tượng túi ối bị vỡ trước khi bà bầu đau đẻ.
Bắt đầu xuất hiện những cơn co bóp: Những cơn co thắt mạnh mẽ ở tử cung có thể diễn ra hàng giờ nhằm gây áp lực lên cổ tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài. Khi bà bầu đau đẻ như vậy gia đình nên nhanh chóng đưa sản phụ đến bệnh viện để các bác sĩ chuẩn bị cho quá trình đỡ đẻ.
Ba giai đoạn của quá trình bà bầu đau đẻ
Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên của quá trình bà bầu đau đẻ này diễn ra với những cơn co thắt liên tục ở tử cung, với cường độ mạnh mẽ, những cơn co thắt này sẽ khiến cổ tử cung giãn ra, cho đến khi cổ tử cung đủ mở để đầu thai nhi có thể chui qua (khoảng 10cm) thì giai đoạn 1 kết thúc.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài từ khi cổ tử cung mở hoàn chỉnh 10cm cho đến khi em bé chào đời.
Giai đoạn 3: Bắt đầu sau khi kết thúc giai đoạn 2 và kéo dài cho đến khi nhau thai và màng ối được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.
Cũng có ý kiến cho rằng, quá trình bà bầu đau đẻ và sinh em bé có 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ 4 hay giai đoạn cuối cùng chính là khoảng thời gian sau khi nhau thai và màng ối được đẩy ra ngoài cơ thể mẹ và tử cung co bóp trở lại.
Quá trình bà bầu đau đẻ thường kéo dài bao lâu?
Mỗi mẹ bầu lại có thời gian đau đẻ khác nhau, và với những mẹ bầu sinh con lần đầu thì thời gian này sẽ dài hơn so với những sản phụ sinh con lần 2, lần 3.
Cụ thể, thời gian bà bầu đau đẻ được tính là thời gian của giai đoạn 1&2 và thường kéo dài khoảng 14-15 tiếng. Tuy nhiên như đã nói ở trên, thời gian này khác nhau đối với mỗi sản phụ. Có mẹ bầu chỉ đau đẻ trong khoảng từ 1-2 tiếng, cũng có những mẹ bầu vật vã với cơn đau đẻ kéo dài 20-24 tiếng và thậm chí là lâu hơn.
Thời gian bà bầu đau đẻ khác nhau giữa mỗi sản phụ
Cơn đau đẻ có thể là nỗi lo lắng của các mẹ bầu, tuy nhiên thay vì sợ hãi hay hoảng loạn thì mẹ bầu hãy can đảm đối mặt với những cơn đau và giữ cho mình tâm lý bình tĩnh để quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng và tốt đẹp.