Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không? Câu trả lời là có, các cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần là dấu hiệu sắp sinh mẹ cần chú ý để đến bệnh viện ngay. Cụ thể cơn gò chuyển dạ như thế nào là sắp sinh, mẹ hãy cùng Avisure tìm hiểu tại bài viết sau.
Cơn gò chuyển dạ chính là những cơn co thắt của tử cung hoạt động cơ bóp để đẩy em bé ra ngoài. Tần suất các cơn gò chuyển dạ từ thưa thớt, tăng dần và dồn dập cả về số lần gò cũng như cường độ cơn gò.
Khi cơn gò xuất hiện mẹ bầu sẽ thấy bụng gò cứng, đau và dần dần mềm và trôi qua. Cơn gò chuyển dạ thật sự sẽ kéo dài và mạnh hơn theo thời gian, đồng thời khoảng thời gian giữa các cơn gò cũng ngắn lại.
Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải là dấu hiệu sắp sinh không? Câu trả lời là có, đây là dấu hiệu sắp sinh mẹ cần chú ý. Nếu các cơn gò xuất hiện đều đặn, khoảng 10 phút 1 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 35 - 40 giây, thì mẹ cần chuẩn bị đến bệnh viện ngay để sinh nở.
Khi cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần, lặp lại đều nhau, cổ tử cung của mẹ bắt đầu mở dần được khoảng 2 - 3cm để bắt đầu cho quá trình sinh nở. Sau đó, các cơn gò sẽ tăng dần về tần suất và cường độ, cơn gò 5 phút 1 lần, 2-3 phút 1 lần cho đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn.
Nếu mẹ bầu tháng cuối thấy xuất hiện cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần kèm các dấu hiệu chuyển dạ như ra dịch hồng, bung nút nhầy, vỡ ối, rỉ ối, đau bụng từng cơn thì cần đến bệnh viện ngay. Mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để sinh nở trong vài giờ tới.
Cơn gò chuyển dạ và cơn gò braxton hicks(cơn gò giả) xuất hiện trong thai kỳ để hỗ trợ quá trình chuyển dạ sinh. Trong đó cơn gò chuyển dạ báo hiệu giải đoạn thai kỳ kết thúc và chào đón thai nhi, còn cơn gò chuyển dạ hay cơn gò luyện tập xuất hiện trong thai kỳ với tình trạng thưa thớt nhằm giúp cơ thể mẹ tập dượt cho quá trình chuyển dạ sắp tới.
Bên cạnh đó, cơn gò chuyển dạ thật và cơn gò chuyển dạ giả có sự khác biệt rõ rệt.
Các cơn gò giả (cơn gò braxton hicks) thường xuất hiện với tần suất thưa thớt còn cơn gò chuyển dạ thật thường xuất hiện đều đặn và liên tục. Do vậy, cơn gò chuyển dạ thật xuất hiện thường xuyên, liên tục khoảng 5-10p phút một lần, còn cơn gò chuyển dạ giả chỉ thi thoảng thoáng qua.
Bên cạnh thời gian cơn gò chuyển dạ bao nhiêu phút một lần để đánh giá và phân biệt cơn gò chuyển dạ thật hay giả. Thì cường độ và sự đều đặn hay tần suất cơn gò cũng là yếu tố đánh giá. Bởi các cơn gò chuyển dạ thật thường mạnh hơn, đau hơn cả về tần suất và thời gian con gò. Trong khi đó, cơn gò giả thường nhẹ hơn, mẹ bầu thường chỉ thấy căng và tức bụng dưới và không tăng dần đều cả về tần suất và cường độ. Do vậy, đối với cơn gò chuyển dạ giả mẹ bầu ít thấy đau đớn hay khó chịu.
Cơn gò chuyển dạ giả sẽ biến mất hoặc giảm bớt khi mẹ thay đổi tư thế hay đi lại nhẹ nhàng. Trong khi có các cơn gò chuyển dạ thật thường sẽ không giảm đau kể cả khi mẹ thay đổi tư thế. Do vậy, đây cũng là một trong những cách giúp mẹ bầu nhận biết cơn gò thật và cơn gò giả trong thai kỳ.
Nếu khi quan sát thời gian cơn gò chuyển dạ bao nhiêu phút 1 lần đúng là cơn gò chuyển dạ rồi thì chắc hẳn mẹ bầu sẽ rất cần các phương pháp hỗ trợ giảm đau khi có cơn gò. Bởi quá trình chuyển dạ chắc chắn gây ra nhiều khó khăn và đau đớn cho mẹ bầu. Một số phương pháp hỗ trợ khi bà bầu đau đẻ mẹ có thể tham khảo.
Sau khi xác định thời gian cơn gò chuyển dạ bao nhiêu phút một lần để nhận biết được quá trình chuyển dạ đã đến thì phương pháp thở đúng sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát cơn đau và giảm căng thẳng cho quá trình chuyển dạ. Việc áp dụng kỹ thuật thở đúng sẽ giúp mẹ bầu giảm đau cơn gò hiệu quả.
Một trong những kỹ thuật thở phổ biến nhất là thở sâu bằng bụng. Mẹ bầu nên hít sâu bằng mũi để bụng phình lên. Sau đó thở chậm ra bằng miệng, để bụng xẹp xuống. Kỹ thuật này giúp cung cấp oxy cho cả mẹ và bé, đồng thời giúp giảm căng thẳng và đau đớn. Một kỹ thuật khác là thở nông và nhanh khi cơn gò trở nên mạnh hơn. Quan trọng là mẹ bầu cần tập trung vào nhịp thở và duy trì sự bình tĩnh. Việc thực hành các kỹ thuật thở này trước khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ bầu tự tin hơn và kiểm soát cơn đau tốt hơn.
Massage cũng là một trong những liệu pháp giảm đau khá hữu hiệu cho mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ. Liệu pháp này có thể được thực hiện bởi người nhà hoặc chuyên gia.
Các động tác massage nhẹ nhàng ở vùng lưng dưới hoặc vai có thể giúp giảm căng cơ và đau nhức. Nên sử dụng các loại dầu massage có mùi thơm dịu nhẹ cũng có thể giúp tạo cảm giác thư giãn.
Bên cạnh đó, việc tắm nước ấm, nghe nhạc hoặc một số phương pháp kích thích có thể giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng và xoa dịu cơn gò chuyển dạ tốt hơn. Mẹ bầu nên thả lỏng, thư giãn và tham khảo thêm kinh nghiệm người đi trước để chuyển dạ được tốt nhất.
Phương pháp đẻ không đau bằng cách gây tê màng cứng là phương pháp hỗ trợ giảm đau chuyển dạ sinh được nhiều lựa chọn. Phương pháp này vẫn giúp thai phụ tỉnh táo biết được các cơn gò chuyển dạ, vẫn thở rặn đẻ được chỉ khác là mức độ cơn đau đã được thuốc làm giảm đi được hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ.
Hiện nay các loại thuốc giảm đau thường sử dụng để gây tê ngoài màng cứng (epidural) và thuốc giảm đau toàn thân. Việc lựa chọn các sản phẩm phụ thuộc sức khỏe của mẹ cũng như tư vấn của bác sĩ. Thai phụ nên thảo luận kỹ với bác sĩ để biết về những lợi ích cũng như rủi ro của các loại thuốc này trước khi sử dụng.
Xem thêm:
Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Bật mí cho mẹ
Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ cho cả mẹ và bé
Thông thường cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện 5-10 phút 1 lần. Sau đó, tần suất các cơn gò tăng dần và khoảng 2-3 phút một lần. Thời gian mỗi cơn gò sẽ kéo dài từ 230-60 giây.
Thông thường, cơn gò chuyển dạ kéo dài khoảng 12 - 24 giờ thì sinh nở. Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể có thời gian chuyển dạ nhanh hơn (đối với mẹ sinh con rạ) hoặc lâu hơn (ở những mẹ sinh con so).
Mẹ tham khảo cách đếm cơn gò chuyển dạ như sau: theo dõi thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cơn gò (khoảng 20 - 60 giây) và khoảng cách giữa các cơn gò (kéo dài từ 5 - 10 phút). Nếu thấy các cơn gò chuyển dạ mạnh dần và gấp gáp hơn, mẹ hãy đến bệnh viện ngay để chuẩn bị sinh nở.
Trên đây, chính là một số thông tin về cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần cho các thai phụ. Hy vọng, bài viết giúp các thai phụ nhận biết rõ hơn về cơn gò chuyển dạ, thời gian cơn gò và các cách giúp giảm đau khi có cơn gò. Chúc mẹ bầu và thai nhi có cuộc chuyển dạ thuận lợi, an toàn.
Xem thêm: Top 9 dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện mẹ bầu cần biết