Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Bà bầu bị tiêu chảy và những nguy hại khôn lường

06:54 | 01/09/2017
835 lượt xem

Trong thời kỳ mang thai, do sức đề kháng suy giảm mà bà bầu rất dễ mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, ho…Bên cạnh đó, bà bầu bị tiêu chảy cũng là một chứng bệnh thường gặp. Thế nhưng, rất nhiều bà bầu thường bỏ qua triệu chứng này vì cho rằng đó là bệnh thông thường. Thực tế, mẹ tiêu chảy lại ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi mà bà bầu không hề biết.

Các dấu hiệu tiêu chảy khi mang thai

Thông thường, bà bầu bị tiêu chảy nhiều hơn trong những ngày cuối thai kì. Những dấu hiệu của tiêu chảy có thể là: 
  • Nôn và buồn nôn
  • Háo nước
  • Đau đầu, đau cơ
  • Mệt mỏi
  • Sốt, lạnh
  • Đi ngoài phân lỏng, mùi chua…
  • Đau bụng hoặc bị co rút thường xuyên
Tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy nguyên nhân. Khi bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm thì bà bầu nên gọi bác sĩ vì tiêu chảy có thể liên quan tới các biến chứng nguy hiểm.
 

Bà bầu bị tiêu chảy do đâu?

Nguyên nhân chính khiến bà bầu bị tiêu chảy, đau bụng là do chế độ ăn uống hàng ngày không được đảm bảo vệ sinh. 

Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, sức đề kháng của bà bầu bị giảm sút, nên khi ăn uống phải vô cùng thận trọng. Không ít bà bầu vẫn vô tư ăn các món ăn đường phố khoái khẩu mà không biết rằng đó là nguồn lây nhiễm vi khuẩn vô cùng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
 

 
Ngoài ra, một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến hiện tượng bà bầu bị tiêu chảy chính là việc ăn uống các món lạ gây “lạ bụng”.
 
Bên cạnh đó, khi uống phải nước uống không sạch cũng khiến bà bầu không hề dễ chịu. Đặc biệt vào mùa hè, khi thực phẩm, nước uống rất dễ bị ôi thiu thì bà bầu lại càng phải thận trọng với các quán nước vỉa hè.
 
Không chỉ có ăn uống thực phẩm bẩn mà ngay cả thực phẩm sạch cũng có thể tiêu chảy đấy các mẹ ạ. Chẳng hạn ăn cùng lúc nho với sữa chua, cam với sữa tươi…cũng là nguyên nhân khiến bà bầu tiêu chảy.
 
Đôi khi do thể trạng của cơ thể, ví dụ bà bầu có thể bị dị ứng với sữa tươi thì uống sữa sẽ gây tiêu chảy.

Chính vì thế, chị em cần nâng cao kiến thức trong chọn thực phẩm và chế độ ăn uống lành mạnh để giảm thiểu tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
 

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Các dấu hiệu bà bầu hay gặp như: đau bụng xung quanh rốn, đôi khi đau dữ dội và thường kèm theo mót đi ngoài phân lỏng. Đặc biệt, nếu bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước và rồi loạn điện giải nghiêm trọng do nôn nhiều và đi ngoài liên tục. Điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé.
 

 
Nếu gặp những dấu hiệu sau đây, bà bầu cần nhập viện ngay lập tức để nhận được sự hỗ trợ kịp thời:
  • Tiêu chảy nghiêm trọng từ 2 ngày trở lên
  • Tiêu chảy kèm theo nôn mửa và sốt.
  • Phân lẫn máu.
  • Tiêu chảy kèm theo đau bụng dữ dội.
  • Không tiểu được hoặc tiểu rất ít trong khoảng hơn 5 giờ.
Trong thai kỳ, do sức đề kháng kém hơn nên bà bầu dễ mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp thông thường. Không chỉ tác động đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ mà bé cũng bị ảnh hưởng không ít vì bé có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển và nguy hiểm hơn nữa có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.
 

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

  • Uống nhiều nước: Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể bà bầu bị mất nước trầm trọng, do đó, rất cần bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh những loại nước ngọt, nước hoa quả, nước có gas… Tốt nhất là nước lọc, nước đun sôi để nguội.
  • Bổ sung điện giải: Đây cũng là điều cực kỳ quan trọng với bà bầu bị tiêu chảy. Bà bầu nên tích cực uống oresol mỗi giờ để bổ sung điện giải kịp thời.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Do mất nhiều nước, bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều. Vì thế, hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để lấy lại sức cho cả mẹ và bé.

 
Trên đây là nhưng lưu ý cần thiết cho bà bầu bị tiêu chảy. Nếu tình trạng tiêu chảy nhẹ, bà bầu có thể tự điều trị ở nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bà bầu nên nhập viện để tránh các biến chứng nguy hiểm. 
 
 
 
 
Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách như thế nào để tốt cho cả mẹ ...
Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Mẹ muốn thể trạng khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc bổ sung ...
Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết và bắt buộc đối với tất cả phụ ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai nhi 10 tuần tuổi nặng khoảng 5 gam và đã hoàn thiện đầy đủ tay và ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Đặt hàng ngay

Nhận tư vấn miễn phí

Các tin bài khác
Khi nào thì sử dụng kích thích chuyển dạ bằng thuốc?
10/05/2025
3 lượt xem

Khi nào thì sử dụng kích thích chuyển dạ bằng thuốc?

Ngoài các phương pháp kích thích chuyển dạ tự nhiên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về ...
Thực hư mẹo dùng mè đen cho bà bầu sắp sinh có hiệu quả không?
6 lượt xem

Thực hư mẹo dùng mè đen cho bà bầu sắp sinh có hiệu quả không?

Mè đen cho bà bầu sắp sinh có tốt hay không? Quan niệm dân gian kích thích chuyển dạ trước sinh ...
Hỏi đáp thai kỳ: Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?
4 lượt xem

Hỏi đáp thai kỳ: Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của thai nhi. ...
Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn
07/05/2025
16 lượt xem

Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn

Tuần thai thứ 35 là giai đoạn nước rút để thai nhi lấy đà cho quá trình chào đời sắp tới. ...
Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất
06/05/2025
718 lượt xem

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu là nên uống cách nhau từ 1-2 tiếng, tuân thủ liều ...
Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?
30/04/2025
23 lượt xem

Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?

Bà bầu thèm chua, nghén chua trong 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên, bầu ...
Đăng ký tư vấn

Nhận tư vấn miễn phí