Thai nhi 10 tuần tuổi nặng khoảng 5 gam và đã hoàn thiện đầy đủ tay và chân. Bé lúc này đã biết xoè bàn tay và ngậm ngón tay. Các cơ quan khác như não, tim cũng đang được lớn lên và phát triển mỗi ngày. Giai đoạn mang thai 10 tuần tuổi, mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ vi chất và tham khảo các lời khuyên từ chuyên gia để có thai kỳ khoẻ mạnh. Hãy cùng Avisure - Vi chất cho mẹ bầu tìm hiểu các thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây.
Cùng với sự tách biệt và hình thành những bộ phận bên ngoài thì thai nhi 10 tuần cũng đang phát triển mạnh mẽ những cơ quan nội tạng bên trong. Các chồi răng được hình thành dưới nướu, cơ quan sinh sản bên ngoài đã bắt đầu phát triển.
1.1. Thai nhi 10 tuần tuổi nặng bao nhiêu?
Cho đến thời điểm này, kích thước thai nhi 10 tuần tuổi khoảng 4-5 cm, tính từ đầu đến chỏm mông. Đây cũng là thời điểm chúng ta có thể nói về cân nặng của trẻ, trong khi trước đó bé còn quá nhỏ để các bác sĩ tính được trọng lượng cho bé. Thai nhi 10 tuần cân nặng cỡ 5gam.
1.2. Các cơ quan của thai 10 tuần đang được hoàn thiện
Các cơ quan vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn hiện với tốc độ chóng mặt. Các bộ phận tối cần thiết cho cuộc sống như tim, não bộ, phổi, gan, thận, tất cả đang trong quá trình lớn lên cho đến cuối thai kỳ. Trái tim là gần như hoàn tất và đang tiếp tục những nhịp đập khỏe mạnh. Các cơ quan nội tạng đã hoàn thiện sẽ bắt đầu làm việc mặc dù phổi, dạ dày và ruột vẫn đang phát triển.
1.3. Hình thành chồi răng khi thai được 10 tuần
Quan sát hình ảnh thai nhi 10 tuần có thể thấy mặt và đầu của bé vẫn còn đang phát triển. Sự hình thành chồi răng nhỏ là cơ sở tạo thành răng, đã bắt đầu phát triển ở nướu.
1.4. Thai 10 tuần tuổi đã biết xoè bàn tay và ngậm ngón tay
Khi thai nhi 10 tuần tuổi, cánh tay và chân của bé là đã hoàn tất với cổ tay và mắt cá chân. Hơn thế hầu hết các khớp đã được hình thành. Bạn sẽ sớm có thể thấy bé xòe tay ra, nắm tay lại trong những tuần kế tiếp. Nếu bạn có thể quan sát vào trong tử cung, bạn sẽ thấy hình ảnh bé nuốt, ngáp và ngậm ngón tay.
1.5. Phát triển cơ quan sinh dục
Lúc này, các cơ quan sinh dục bên ngoài đã bắt đầu phát triển nhưng chúng rất nhỏ. Kết quả siêu âm xác định giới tính cho thai nhi 10 tuần lúc này có thể đã biết được, nhưng để khẳng định chính xác thì thật là một điều khó khăn. Nếu bé là con trai, một chút hormon sinh dục nam có thể được sản xuất từ tinh hoàn trong tuần này.
Thai nhi 10 tuần tuổi là mốc chính thức kết thúc giai đoạn phôi thai, tức là mẹ có thể yên tâm vì những dị tật bẩm sinh đã hết cơ hội phát triển, bé yêu sẽ bước vào giai đoạn an toàn hơn rất nhiều. Nhưng điều này không có nghĩa là mẹ có thể thoải mái làm những điều mình thích, ăn mọi món mình muốn ăn. Ngược lại, thai phụ cần phải tiếp tục giữ cho mình những thói quen lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, bé sẽ lớn rất nhanh trong giai đoạn tới đây.
2. Những thay đổi ở cơ thể mẹ
Cùng với sự phát triển của bé, các bà mẹ mang thai tuần 10 cũng đang có những chuyển biến tích cực về cơ thể và sức khỏe. Khi những dầu hiệu ốm nghén đang lùi dần, mẹ hãy tranh thủ ăn uống, cung cấp dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, giúp bé yêu lớn lên tốt nhất.
2.1. Tăng nội tiết tố khi mẹ mang thai tuần 10
Khi thai nhi 10 tuần tuổi, mẹ có đang cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn, những dấu hiệu ốm nghén, những cơn buồn nôn đang dần dần biến mất. Đổi lại sự tăng nội tiết tố vẫn tiếp tục, cơ thể mẹ có thể nóng hơn đôi chút, mẹ có thể rơi vào tình trạng luôn thấy đói, khát, cũng như dễ xúc động hơn bình thường.
2.2. Tử cung mở rộng hơn
Khi thai phụ sắp vượt qua ba tháng đầu tiên của thai kỳ, tử cung sẽ phát triển to cỡ một quả bưởi, là không gian cho bé yêu của mẹ phát triển. Bà bầu thậm chí có thể cảm giác thấy tử cung đang thay đổi và lớn dần ra trong cơ thể mình.
2.3. Mẹ bầu thai 10 tuần bị thèm ăn
Mẹ có thể gặp những cơn thèm ăn khi mang thai 10 tuần tuổi. Mẹ hãy tin rằng sau khi sinh, mẹ hoàn toàn có thể lấy lại vóc dáng như cũ. Còn hiện tại, dinh dưỡng cho bé mới là điều quan trọng. Mẹ đừng nghĩ đến chuyện giữ dáng hay sợ tăng cân bởi điều đó không tốt cho thai nhi, dễ khiến con bị thiếu chất hoặc suy thai. Vì vậy, khi cơn thèm ăn tới, mẹ hãy thoải mái ăn uống và bổ sung những món ăn ngon, có lợi cho thai kỳ của mình.
2.4. Táo bón, ợ chua khi thai nhi 10 tuần tuổi
Khi mang thai tuần thứ 10, bạn bắt đầu phải đối mặt với chứng táo bón và ợ nóng, ợ chua. Nguyên nhân là do nội tiết trong cơ thể mẹ thay đổi, nó làm quá trình tiêu hóa chậm lại, làm lỏng van ngăn giữa thực quản và dạ dày của bà bầu. Cùng với đó, khung chậu và bàng quang có chút thay đổi, các cơ chậu đã được nới lỏng hơn trước, gây són tiểu khi bạn cười hay hắt hơi.
3. Lời khuyên cho mẹ ở giai đoạn thai nhi 10 tuần tuổi
Khi thai nhi 10 tuần tuổi, mẹ hãy chú ý giữ gìn sức khoẻ thật tốt và tuân thủ các điều cần lưu ý sau để có thai kỳ khoẻ mạnh, con yêu phát triển đầy đủ:
- Uống đủ nước
Bà bầu cần uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ nước, đủ máu cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ nên chăm chỉ uống nước, bổ sung các loại sinh tố trái cây, nước từ bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ lượng nước theo nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên, mẹ hãy cẩn thận tránh xa các loại đồ uống có ga, đồ uống có cồn hay chất kích thích như cà phê, nước ngọt vì chúng gây hại cho sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi.
- Vận động thường xuyên
Mẹ hãy xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để giữ một cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, một sức khoẻ thật tốt sẵn sàng cho quãng thời gian mang thai vất vả phải trải qua. Mẹ hãy chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc aerobic, tránh các bài tập nguy hiểm với động tác mạnh tại giai đoạn mang thai tuần thứ 10.
- Giữ tinh thần thoải mái
Khi mang thai, đặc biệt ở giai đoạn thai nhi 10 tuần tuổi, mẹ cần giữ tinh thần thật thoải mái, tránh stress, căng thẳng. Mẹ hãy trò chuyện với gia đình, bạn bè, tâm sự thường xuyên với người bạn đời của mình để luôn thoải mái, lạc quan.
- Bổ sung vitamin đầy đủ khi mang thai 10 tuần tuổi
Ngay từ khi bắt đầu mang thai, hoặc khi thai nhi được 10 tuần tuổi, mẹ cần bổ sung vitamin mỗi ngày để bé yêu phát triển hoàn hảo nhất. Vitamin tổng hợp Avisure mamacung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, DHA là lựa chọn thích hợp nhất cho các mẹ đang mang thai từ tuần thứ 10 trở đi.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết cho mẹ ở giai đoạn thai nhi 10 tuần tuổi. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy đừng chần chừ mà liên hệ ngay đến số hotline: 1800 0016 để được các dược sĩ có chuyên môn giải đáp cặn kẽ. Chúc mẹ và bé yêu cùng nhau trải qua khoảng thời gian mang thai thật hạnh phúc và khoẻ mạnh.