Đầu tiên, chúng ta cần hiểu vitamin K là gì? Nó là 1 loại vitamin tan trong dầu. Khi vào cơ thể nếu dư thừa, chúng sẽ được tích trữ tại gan mà không thải ra ngoài. Có 2 loại dạng vitamin K, đó là:
+ Vitamin K1 có nguồn gốc từ thức ăn tự nhiên.
+ Vitamin K2 được tạo ra từ lợi khuẩn trong ruột.
Tác dụng quan trọng của vitamin K với mẹ bầu là:
+ Hạn chế mất máu nhiều khi vượt cạn: do tham gia vào quá trình đông máu, đẩy nhanh quá trình này trong cơ thể. Giúp vết thương do sinh nở của mẹ bầu mau lành.
+ Hỗ trợ tăng hấp thu canxi: Vitamin K là “nhân viên” vận chuyển canxi vào xương của mẹ và thai nhi, để phòng nguy cơ loãng xương ở mẹ, các bệnh về xương ở bé, hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện khung xương.
+ Chống đông máu: Vitamin K còn hỗ trợ tế bào nội mô mạch máu khỏe mạnh, ngăn ngừa một số bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim.... Nó còn là yếu tố quan trọng để phòng chống xuất huyết ở thai nhi, đặc biệt là xuất huyết não.
Việc bổ sung vitamin K cho mẹ bầu đầy đủ giúp hạn chế được rủi ro băng huyết ở thai phụ nhờ sự tổng hợp prothrombin và các thành phần hỗ trợ đông máu. Ngoài ra, vitamin K còn là đòn bẩy đắc lực cho sự phát triển hệ xương của con, đồng thời nâng cao khả năng con yêu được sinh ra an toàn.
Mặt khác, nếu thiếu vitamin K, sản phụ sẽ bị dọa bởi nhiều bệnh lý nguy hiểm. Theo thống kê các ca sinh đẻ thực tế, một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất huyết của thai phụ đều do mẹ bầu không chịu bổ sung vitamin K trong thời gian thai kỳ.
Việc thiếu vitamin K còn liên quan nhiều đến chứng ứ mật ở mẹ bầu với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh mới ra đời chậm phát triển và hoàn thiện não bộ là do mẹ bầu không bổ sung vitamin K trong thai kỳ.
Liều lượng vitamin K trung bình mà một sản phụ trên 19 tuổi cần bổ sung là 90mcg/ngày. Tuy nhiên, hàm lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào cấp độ thiếu hụt vi chất, hoặc do thể trạng và tiền sử bệnh án của mỗi mẹ.
Nếu mẹ bầu có sử dụng thuốc chống co giật, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bổ sung vitamin K vào cuối thai kỳ với liều lượng phù hợp. Cụ thể, nên dung nạp vitamin K cho sản phụ trước thời điểm sinh từ 1-2 tuần. Từ tuần 36 đến cuối thai kỳ, mẹ được phép bổ sung thêm 10mg vitamin K trong vòng 1 tuần.
Nếu mẹ thiếu vitamin K, mẹ sẽ có một số dấu hiệu như dễ bị bầm tím, xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu có lẫn máu. Đặc biệt giai đoạn 3 tháng cuối, thiếu vitamin K sẽ làm kích thích hormone ở túi mật, làm mẹ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, trầm cảm, đặc biệt khi bị thương mẹ bầu có thể bị chảy máu kéo dài, quá trình vượt cạn khó khăn, nguy hiểm hơn.
Thêm nữa, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển xương. Cụ thể con sinh ra sẽ bị dị tật xương bẩm sinh, còi xương, mắc một số bệnh tim mạch, xuất huyết não.
Thiếu vitamin K, cơ thể mẹ bầu sẽ xanh xao, khó thở, gan to, giảm vận động, da đỏ. Con sinh ra bị vàng da, nguy hiểm hơn là bại não.
Do đó, mẹ bầu lưu ý chỉ bổ sung đủ vitamin K theo khuyến cáo để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra với mẹ và con.
Để đảm bảo hiệu quả tối ưu khi bổ sung vitamin K, mẹ bầu cần nắm được thời gian và phương pháp bổ sung phù hợp.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chị em nên bổ sung vitamin K trong cả ba tam cá nguyệt của thai kỳ và khi thấy dấu hiệu thiếu hụt vitamin K. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình cho thấy mẹ bầu đang thiếu vitamin K, cần được bổ sung ngay và luôn:
- Mẹ bầu có tiền sử bệnh lý liên quan đến khả năng hấp thu như bệnh Celiac, bệnh Corhn, bệnh xơ nang,..
- Thai phụ bị mắc chứng ứ mật trong thai kỳ, hoặc đang sử dụng các loại thuốc ngăn cản khả năng dung nạp vitamin K.
- Thai phụ uống rượu cũng cần phải bổ sung vitamin K.
Đối với các trường hợp trên, bác sĩ thường cân nhắc việc tiêm trực tiếp vitamin K cho mẹ bầu từ 2-4 tuần trước khi sinh thật.
Mẹ có thể bổ sung vitamin K từ thực phẩm hàng ngày như:
+ Các loại rau xanh đậm: súp lơ xanh, salad, mù tạt., mùi tây, xà lách, cà rốt, cải xoong…
+ Các loại rau họ cải.
+ Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn nạc, trứng gà.
+ Một số loại quả như mận, kiwi, bơ, cà chua….
+ Sữa bầu, ngũ cốc cũng là nguồn vitamin cho mẹ bầu trong đó có vitamin K mẹ có thể bổ sung.
Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm dưới đây:
+ Thuốc vitamin K: loại này được bán phổ biến ở các nhà thuốc, khi được bác sĩ chỉ định cần bổ sung thêm vitamin K, mẹ bầu có thể lựa chọn ngay thuốc này. Bởi đây là sản phẩm uy tín, được kiểm soát chặt chẽ từ Bộ Y Tế.
+ Vitamin tổng hợp chứa vitamin K: Các sản phẩm vitamin tổng hợp cho bà bầu chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu suốt thai kì trong đó có vitamin K.
Mời mẹ tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure mama bổ sung DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho phụ nữ trước khi mang thai, trong khi mang thai và trong thời kỳ cho con bú
Tham khảo sản phẩm ngay tại đây: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure mama
Hoặc liên hệ: 1800 0016 để được tư vấn
Bổ sung vitamin K cho bà bầu đúng cách sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cả mẹ và bé. Do vậy, thiết yếu mẹ cần nắm được các lưu ý cơ bản sau:
- Mẹ bầu cần trình bày rõ ràng tiền sử bệnh lý (nếu có) trước đây cho bác sĩ biết. Điều này càng quan trọng đối với mẹ bầu từng mắc các bệnh về máu, gan, thận,...
- Chị em nên đi thăm khám tại bệnh viện, bổ sung vitamin K theo lời chỉ dẫn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Mẹ bầu nên đọc kỹ thông tin và bảng thành phần của thuốc, xem xét rõ những trường hợp gặp tác dụng phụ.
- Nếu có bất cứ dấu hiệu khác thường gì sau khi sử dụng vitamin K, mẹ hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
- Mẹ cần nắm rõ các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng vitamin K. Điển hình là chán ăn, cảm thấy khó thở, da bị vàng,...
Tóm lại, bổ sung vitamin K cho bà bầu là cực kỳ quan trọng để thai phụ khỏe mạnh, bé yêu phát triển tốt. Chị em nên ăn uống điều độ, sử dụng thêm các sản phẩm cung cấp vitamin tổng hợp cho bà bầu để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. Nếu mẹ cần thêm bất cứ sự hỗ trợ nào, liên hệ với Avisure theo hotline 1800 0016 ngay để được giải đáp nhé.