Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào? Theo trung tâm tiêm chủng VNVC, lịch tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai còn phụ thuộc vào thời điểm và lịch sử tiêm phòng trước đó. Nếu mẹ tiêm đủ 5 mũi vaccin ở lần mang thai trước và không quá 10 năm thì không cần phải tiêm nhắc lại. Vậy khi nào cần tiêm, hãy cùng Avisure tìm hiểu qua bài viết sau.
Uốn ván là một tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bệnh gây ra do vi khuẩn Clostridium tetani có độc tố cực mạnh. Đây là loại vi khuẩn có mặt ở mọi nơi, đất, cát, nước. Vi khuẩn có khả năng tồn tại mạnh ở môi trường bên ngoài, và khó tiêu diệt ngay cả với nhiệt độ cao và thời gian dài.
Vi khuẩn gây bệnh uốn ván thông qua các vết thương hở gây nên bệnh uốn ván với các triệu chứng của tổn thương thần kinh nặng, gây co cứng cơ ở toàn cơ thể điển hình là các cơn giật. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong do liệt cơ hấp.
Phụ nữ có thể nhiễm vi khuẩn uốn ván trong quá trình sinh đẻ nếu chưa có kháng thể gây nên uốn ván tử cung. Trẻ em sinh ra từ bà mẹ chưa có kháng thể uốn ván dễ bị nhiễm vi khuẩn uốn ván thông qua vị trí cắt và buộc dây rốn gây nên tình trạng uốn ván rốn.
Uốn ván rốn sơ sinh ra tình trạng vô cùng nguy hiểm do có thể khiến cho trẻ suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tử vong.
Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào? Theo phác đồ từ Bộ Y Tế, lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai lần 2 tùy thuộc vào thời điểm và lịch sử tiêm phòng trước đó. Cụ thể:
- Nếu chị em đã tiêm đủ 5 mũi vắc-xin phòng uốn ván từ lần sinh trước đó, mũi cuối cùng cách không quá 10 năm thì kháng thể trong cơ thể mẹ vẫn còn mạnh mẽ và tạo được khả năng bảo vệ trên 95%. Mẹ không cần tiêm nhắc lại vắc-xin phòng uốn ván ở lần mang thai thứ 2 này nữa.
- Nếu mũi tiêm cuối cùng quá 10 năm, thì mẹ cần tiêm nhắc lại 2 mũi phòng uốn ván ở lần mang thai thứ 2. Bởi khi đó, kháng thể từ lần tiêm trước không còn đủ mạnh để ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công.
- Nếu lần mang thai thứ nhất, chị em tiêm đủ 2 mũi vắc-xin và mũi cuối cùng cách thai kỳ sau không quá 10 năm, thì chị em chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi vắc-xin ở lần mang thai thứ 2 này.
Nhiều chị em thắc mắc, tại sao mang thai lần 2 cần tiêm uốn ván trong khi đã tiêm đủ từ lần mang thai trước đó rồi? Các chuyên gia giải đáp rằng, uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm và gây tỷ lệ tử vong cao, tiêm phòng uốn ván đúng lịch là điều rất cần thiết.
Trẻ sơ sinh mắc uốn ván có tỷ lệ tử vong rất cao, lên đến 95%. Bệnh thường có nguy cơ cao xảy ra trong quá trình chuyển dạ của mẹ. Đặc biệt, trẻ mới sinh chưa có miễn dịch tự nhiên và cũng chưa thể tiêm phòng ngay, kháng thể từ mẹ là hàng rào miễn dịch đầu tiên mà trẻ nhận. Nên việc mẹ bầu lần 2 tiêm uốn ván là cách để giúp mẹ và con nâng cao sức đề kháng và tạo hàng rào miễn dịch mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, hiệu lực của vắc-xin uốn ván không thể duy trì mãi mãi. Lượng kháng thể chống uốn ván trong cơ thể mẹ giảm dần theo thời gian. Qua vài năm, lượng kháng thể đó không còn đủ mạnh để chống lại vi khuẩn uốn ván tấn công, nên mẹ cần tiêm nhắc lại để bổ sung lượng kháng thể cần thiết. Vậy mang thai lần 2 cần tiêm uốn ván khi nào? Mẹ cần áp dụng đúng lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 để tạo hệ miễn dịch hoàn thiện cho bản thân và con yêu trong bụng.
Nếu tiêm đủ liều vắc-xin uốn ván đúng theo phác đồ, mẹ đã giúp ngăn ngừa 95% nguy cơ uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.
Trước khi tiêm uốn ván lần 2, mẹ cần tham khảo vài lưu ý sau để đảm bảo sức khỏe thật tốt:
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: mẹ nên bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc từ các loại viên vitamin tổng hợp. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như: sắt, acid folic, canxi, kẽm,.., hạn chế những thực phẩm không có lợi: đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…
- Xây dựng lối sống lành mạnh: giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress là điều tiên quyết để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ cũng nên luyện tập thể thao thường xuyên, yoga, đi bộ để tăng cường sức khỏe.
- Khám thai đúng lịch: mẹ nên tuân thủ lịch khám thai đều đặn để chuẩn bị sẵn sàng cho lịch tiêm phòng sắp tới, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như phát hiện những bất thường trong quá trình phát triển của bé để có biện pháp can thiệp và xử trí kịp thời.
Vậy bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào? Khi đến đúng lịch hẹn tiêm chủng, mẹ lưu ý cần khai báo y tế và theo dõi các phản ứng của cơ thể sau khi tiêm:
- Khai báo y tế: mẹ cần cung cấp thông tin về các bệnh lý và tiền sử dị ứng của bản thân cho bác sĩ đầy đủ trước khi tiêm. Đặc biệt, khai báo kỹ lưỡng nếu mẹ từng có triệu chứng khó thở, phát ban, dị ứng nặng sau lần tiêm thứ nhất.
- Theo dõi phản ứng sau tiêm: sau khi tiêm, mẹ nên ở lại tại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng bất thường có thể xảy ra. Các phản ứng như sốt, đau, buốt tại vị trí tiêm là các phản ứng bình thường và có thể hết sau 1-2 ngày.
Bên cạnh vắc-xin uốn ván, mẹ bầu lần 2 cần tiêm thêm một số loại vắc-xin quan trọng để củng cố hàng rào miễn dịch, tạo lớp bảo vệ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con. Thông thường, mẹ sẽ được đánh giá hiệu lực miễn dịch của các loại kháng thể trong cơ thể, xem có còn đủ mạnh để giữ an toàn cho thai phụ không. Vậy mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì? Một số loại vắc-xin nên tiêm khi mang thai lần 2 bao gồm:
- Vắc-xin uốn ván (VAT): tiêm khi chưa từng tiêm đủ tại lần mang thai trước hoặc khi thai kỳ sau cách lần tiêm trước quá lâu.
- Vắc-xin cúm mùa: tiêm hàng năm, tốt nhất vào thời điểm cúm mùa
- Vắc-xin ho gà (Tdap): nên tiêm ở giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 3, tức tầm tuần 27 của thai kỳ trở đi để có tác dụng tốt nhất. Mẹ cần tiêm nhắc lại mỗi lần mang thai, bất kể có tiêm vắc-xin ho gà trước đó hay chưa.
- Vắc-xin viêm gan B: khi mẹ chưa từng tiêm, hoặc chưa có kháng thể viêm gan B, cần tiêm 3 mũi theo lịch
- Các loại vắc-xin khác: viêm gan A, bệnh màng não mô cầu, bạch hầu,... nên được tiêm khi có nguy cơ cao hoặc dịch bệnh bùng phát. Các loại vắc-xin sống như sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu,... không được tiêm trong thai kỳ, cần tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng
Mẹ cần lưu ý cất giữ sổ tiêm chủng để theo dõi và tham gia tiêm chủng đúng lịch.
Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào và vào tháng thứ mấy? Những câu hỏi thường gặp khi tiêm uốn ván ở lần mang thai thứ 2:
Theo Trung tâm tiêm chủng VNVC, mẹ bầu lần 2 nên tiêm uốn ván vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi vắc-xin và cách thai kỳ sau không quá 10 năm, thì không cần phải tiêm nhắc lại. Còn nếu quá 10 năm thì mẹ cần tiêm đủ 2 mũi nhắc lại.
Nếu mẹ bầu lần 2 tiêm uốn ván đủ 2 mũi ở lần mang thai trước, và thời gian tiêm không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại từ tuần thứ 20.
Theo VNVC, dù có ở lần mang thai thứ mấy, nếu cần tiêm vắc-xin uốn ván, mẹ nên tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày (1 tháng) bởi vì, cần thời gian để cơ thể mẹ tạo đủ kháng thể và truyền kháng thể qua nhau thai từ mẹ sang con.
Chi phí tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 dao động tùy thuộc vào cơ sở tiêm chủng, thời điểm tiêm chủng và loại vắc-xin:
- Vắc-xin uốn ván hấp phụ TT: dao động từ 115.000 - 165.000đ/ liều
- Vắc-xin phối hợp 3 trong 1 (uốn ván - bạch hầu - ho gà):
Để biết chính xác giá vắc-xin, mẹ hãy liên hệ trực tiếp tới cơ sở tiêm chủng để có thông tin cụ thể.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho mẹ về việc mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào. Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y tế để biết lịch tiêm chính xác. Nếu còn thắc mắc về vấn đề nào khác, mẹ hãy tìm hiểu tại chuyên mục Mang thai lần thứ 2 của Avisure.
Xem thêm:
Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào? | Avisure Mama
Mang thai lần 2 và những điều mẹ bầu cần phải biết
Nhận tư vấn miễn phí
Nhận tư vấn miễn phí