DHA là tên gọi không xa lạ đối với mỗi chúng ta. DHA có vai trò rất quan trọng trong não, tế bào võng mạc mắt và màng tế bào thần kinh. Vậy DHA là gì và tại sao bạn cần nó? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và chia sẻ về chủ đề này nhé.
DHA là từ viết tắt của axit docosahexaenoic, thuộc một trong ba loại axit béo Omega-3. DHA là axit béo quan trọng nhất trong cơ thể. Nó là một chất béo có cấu trúc đặc biệt và có mặt ở khắp mọi nơi trên cơ thể từ mắt, não, tim đến các tế bào khác.
Theo nhiều nghiên cứu, có đến hơn 90% DHA ở mắt và não.
DHA là axit béo mà cơ thể không tự tổng hợp được. Nó tồn tại chủ yếu trong dầu cá, thịt, trứng có nguồn gốc động vật. Vì vậy, bạn có thể được bổ sung qua các dạng thức ăn hàng ngày.
Hiện nay, với những người thường xuyên ăn kiêng và ăn chay thì thường có nguy cơ thiếu hụt Omega-3.
DHA là gì? Không phải mẹ nào cũng hiểu đúng
Hiện nay, chưa có nhiều thông tin cần bổ sung bao nhiêu DHA đơn lẻ mỗi ngày cho người trưởng thành. Tuy nhiên, có con số dinh dưỡng cho rằng, cần bổ sung 200-500 mg cả EPA và DHA mỗi ngày. Nhu cầu này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
DHA bà bầu và cho con bú cần bổ sung khoảng 200 mg. Nhu cầu DHA này để đảm bảo cho sự phát triển của não bộ, mắt và hệ hô hấp.
Chất béo hay còn gọi là cholesterol được chia thành 2 loại chính là: chất béo tốt và chất béo xấu. Vì vậy, không phải cứ ăn đủ chất béo là đủ chất béo tốt.
Khi bạn tiêu thụ các chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol xấu. Loại này sẽ có hại trên các cơ quan, gây xơ hóa mỡ tại đó.
Đặc biệt, người tiêu dùng cần phân loại chất béo tốt và chất béo xấu. Điều này nhằm tăng cường chất béo tốt và tránh dùng chất béo xấu. Vậy sự khác biệt của nó là gì?
Có hai loại omega 3 và omega 6. Đây là hai loại axit béo làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể. Tuy nhiên, hai loại này cần được bổ sung qua đường thức ăn chứ không tự sản xuất ra được.
Chất béo xấu là chất béo mang đồng phân trans trong công thức hóa học không gian. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại chất béo này tuyệt đối nên tránh. Loại chất béo này thường được làm no bão hòa để làm thể chất nó rắn và cứng lại.
Các axit béo này thường ở trong các loại thịt động vật, sữa, bơ và chất béo phụ gia khác. Vì vậy, nên hạn chế tối đã các chất béo có nguồn gốc này.
Nhiều nghiên cứu khoa học được tiến hành trên cả người và động vật cho thấy, DHA có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người.
DHA cấu tạo và hoàn thiện chức năng não bộ, tế bào giác mạc và giảm nguy cơ đau tim, các bệnh tim mạch,…Vì vậy, Thiếu DHA sẽ gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm và khó điều trị trên mắt, não và tim.
Với thai nhi, DHA phải được bổ sung hợp lý để đảm bảo nồng độ DHA với số lượng cao ở mắt và não bộ trong những tuần thai cuối cùng. Hơn thế nữa, não bộ của trẻ cần DHA để hoàn thiện chức năng trong 3 năm đầu đời.
Mẹ đặc biệt chú ý bổ sung DHA cho bà bầu trước, trong khi mang thai và sau khi sinh xong. Điều này, giúp cho mẹ khỏe mạnh và trẻ phát triển toàn diện.
Trong tam cá nguyệt thứ 3, mắt của thai nhi phát triển kết hợp chặt chẽ với não ; phát triển chức năng mắt là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ của võng mạc, chức năng não bộ và dẫn truyền thần kinh.
Do đó, sự phát triển thị giác là sự mở rộng phát triển trí não và thị lực ở trẻ nhỏ là một sự phản ánh của sự phát triển CNS
Nồng độ DHA nhu cầu cao trong mắt và não. Vì nồng độ DHA là cao nhất, chiếm đến hơn 90% trong võng mạc và mô thần kinh. Vì vậy, nó bổ trợ sự phát triển của não và mắt từ khi trẻ còn trong bụng mẹ đến những năm đầu đời.
DHA rất cần thiết ở trẻ sinh thiếu tháng:
Vì thế, việc bổ sung DHA khi mang bầu và cho con bú rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ từ trong bụng mẹ. Các sản phẩm DHA cho mẹ bầu như Avisure mama với hàm lượng DHA cần thiết, an toàn tuyệt đối cho thai nhi phát triển hoàn hảo sẽ đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kì.
Tóm lại, DHA là chất béo tốt cho sự tồn tại và phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Hi vọng rằng, qua bài DHA là gì và tại sao bạn cần nó? sẽ giúp bạn nắm bắt được các thông tin ở trên. Chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc.