Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Máu báo thai xuất hiện khi nào? Cần làm gì khi thấy máu báo?

10:47 | 30/11/2024
569 lượt xem
Máu báo thai xuất hiện khi nào là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Giải đáp vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết rằng, máu báo thai thường xuất hiện sau 7-10 ngày sau khi thụ thai thành công. Chị em sẽ thấy máu báo xuất hiện cùng với các biểu hiện đau lưng, tức ngực, đau bụng,... Nếu thấy các dấu hiệu này, chị em cũng đừng lo lắng, hãy để Avisure hướng dẫn chị em phải làm gì nếu thấy xuất hiện máu báo nhé.

1. Máu báo thai là gì?

Trước khi tìm hiểu máu báo thai xuất hiện khi nào, chị em cần biết rõ máu báo thai là gì. Máu báo thai là loại máu xuất hiện sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công. Nguyên nhân gây ra hiện tượng máu báo thai là do sau quá trình thụ tinh, phôi thai được hình thành và di chuyển vào tử cung. Tại đây phôi thai sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung và gây ra tình trạng chảy máu ra ngoài âm đạo, còn gọi là máu báo thai.

Máu báo thai là gì
Máu báo thai xuất hiện sau khi được thụ thai thành công

Có khoảng 1/4 phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng máu báo thai. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào dấu hiệu ra máu vùng âm đạo để xác định tình trạng mang thai. Chị em nên sử dụng que thử thai, thử máu hoặc siêu âm để biết được chính xác bản thân có “tin vui” hay không.

2. Dấu hiệu nhận biết máu báo thai

Dưới đây là một số đặc điểm giúp nhận biết máu báo thai như sau:

- Máu báo thai thường có màu hồng nhạt, đỏ tươi, hoặc màu nâu.
- Máu không có mùi hôi.
- Lượng máu ra ít, thường là vài giọt, quan sát trên đũng quần lót thấy lác đác vài giọt máu nhỏ.
- Máu báo thai thường ra khoảng 1-2 ngày đầu, máu ra chủ yếu là vài giờ đầu trong ngày.Tuy nhiên, không ít người lại chưa thể phân biệt máu báo thai với máu hành kinh. Do vậy, chị em cần nắm vững các điểm khác biệt của 2 loại máu này. Máu hành kinh có màu đỏ sẫm hoặc hồng đậm, thường có mùi tanh, lượng máu chảy nhiều và diễn ra trong 3-7 ngày, trong quá trình ra máu hành kinh có thể đau bụng. Khác với máu báo thường có màu hồng nhạt, lượng máu ra ít và chỉ diễn ra trong 1-2 ngày.

3. Máu báo thai xuất hiện khi nào? Vào ngày nào?

Mẹ có biết máu báo thai xuất hiện khi nào không? Sau khi “gần gũi” với người bạn đời, quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng có thể diễn ra chỉ sau 30 phút, lâu nhất là khoảng 5 ngày. Tiếp theo đó, sau khoảng 6-12 ngày thì phôi thai sau khi được sẽ di chuyển vào tử cung và “trú ẩn” tại đây. 

Như vậy, máu báo thai có thể xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi quan hệ tình dục, hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của từng người của phụ nữ. 

Máu báo thai xuất hiện khi nào, vào ngày nào
Máu báo thai thông thường xuất hiện sau quan hệ 7 đến 10 ngày

Máu báo thai chỉ ra với lượng nhỏ, và chỉ kéo dài khoảng vài tiếng. Nếu ra máu báo thai trên 7 ngày cùng với biểu hiện đau bụng nghiêm trọng thì chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe.

4. Khi phát hiện ra máu báo thai cần phải làm gì?

Nhiều người cảm thấy khá căng thẳng và lo lắng khi phát hiện ra máu báo thai, trong trường hợp này thì các chuyên gia đã khuyến cáo, chị em phụ nữ cần:

- Quan sát và theo dõi

 Để có thể quan sát và theo dõi chặt chẽ, chị em nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày và thay băng thường xuyên (khoảng 4-5 giờ/lần). Đồng thời cũng cần chú ý tới các biểu hiện kèm theo như: căng tức ngực, buồn nôn, đau bụng…

- Dùng que thử thai

 Đây là dụng cụ giúp phụ nữ có thể xác định khá chính xác tình trạng mang thai, sau khi máu báo thai ngừng chảy thì nên dùng que tránh thai. Nếu que thử xuất hiện 2 vạch thì khả năng cao là chị em đã mang thai.

- Tiến hành siêu âm và làm các xét nghiệm

 Để biết kết quả chính xác nhất, nữ giới nên đến ngay các bệnh viện để được các bác sĩ siêu âm và làm các xét nghiệm giúp kiểm tra tình trạng mang thai.

Xét nghiệm máu khi thấy máu báo thai
Xét nghiệm máu để xác định nồng độ Beta hCG trong cơ thể chị em

- Chăm sóc sức khỏe cẩn thận

 Khi phát hiện có “tin vui”, phụ nữ nên đặc biệt thận trọng trong sinh hoạt hàng ngày, và chăm sóc sức khỏe cẩn thận để em bé trong bụng có thể phát triển rất tốt. Cụ thể là: 
+ Không nên vận động quá mạnh hoặc làm việc quá sức.
+ Không sử dụng giày dép cao gót, không đi vào các khu vực dễ bị trơn trượt và dễ ngã. 
+ Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ mỗi ngày, không thức quá khuya.
+ Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt cần bổ sung axit folic, sắt, omega 3, canxi để giúp thai nhi phát triển vượt trội. Tránh xa các loại thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều chất kích thích gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho mẹ câu hỏi máu báo thai xuất hiện khi nào. Mong rằng các chị em đã hiểu thêm về tình trạng này và sớm theo dõi tình trạng sức khỏe để sẵn sàng cho việc mang thai an toàn. Nếu chị em còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các kiến thức thai kỳ, chị em hãy tham khảo chuyên mục Đang mang thai của Avisure nhé.

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết và bắt buộc đối với tất cả phụ ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai nhi 10 tuần tuổi nặng khoảng 5 gam và đã hoàn thiện đầy đủ tay và ...
Những loại rau bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu, mẹ không nên bỏ qua!

Những loại rau bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu, mẹ không nên bỏ qua!

Trong chế độ ăn hàng ngày của phụ nữ mang thai có rất nhiều loại rau ...
DHA là gì và tại sao bạn cần nó?

DHA là gì và tại sao bạn cần nó?

DHA là tên gọi không xa lạ đối với mỗi chúng ta. DHA có vai trò ...
Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển như thế nào? Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển như thế nào? Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển như thế nào? Thai 19 tuần là thời điểm ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Đặt hàng ngay

Nhận tư vấn miễn phí

Các tin bài khác
Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn
07/05/2025
9 lượt xem

Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn

Tuần thai thứ 35 là giai đoạn nước rút để thai nhi lấy đà cho quá trình chào đời sắp tới. ...
Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất
06/05/2025
713 lượt xem

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu là nên uống cách nhau từ 1-2 tiếng, tuân thủ liều ...
Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?
30/04/2025
18 lượt xem

Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?

Bà bầu thèm chua, nghén chua trong 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên, bầu ...
Bà bầu ăn đu đủ chín gây sảy thai không? | Avisure mama
25/04/2025
534 lượt xem

Bà bầu ăn đu đủ chín gây sảy thai không? | Avisure mama

Bà bầu ăn đu đủ chín sẽ gây sảy thai là suy nghĩ của một số phụ nữ khi mang thai. ...
Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi
95 lượt xem

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách như thế nào để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tất ...
Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ
24/04/2025
313 lượt xem

Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai quan tâm. Theo tổ chức ...
Đăng ký tư vấn

Nhận tư vấn miễn phí