Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3 có cần thiết? Cần mấy mũi? | Avisure mama

10:25 | 03/11/2020
1067 lượt xem

Tiêm phòng nhằm mục đích bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các loại vi sinh vật giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Theo các khuyến cáo, tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3 vẫn rất quan trọng? Mời các mẹ tham khảo bài viết sau đây để có thêm thông tin bổ ích.

Tác dụng của mũi tiêm uốn ván cho bà bầu

Uốn ván là một bệnh do trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Clostridium tetani là trực khuẩn Gram dương,  có ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng nông thôn nơi tiếp xúc nhiều với nông nghiệp và chất thải gia súc… Nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương sâu bẩn, nhiễm trùng, vết bình hay tiêm chích.

Thông qua máu và bạch huyết, chúng đến tổ chức thần kinh tiết ra ngoại độc tố  tetanus exotoxin gây bệnh uốn ván cấp tính cho người. Hậu quả là cơ  bị co giật nặng hoặc  có thể ngừng thở và tử vong nếu nhóm cơ hô hấp bị co cứng kéo dài.

Tiêm phòng mang thai lần 3
Tiêm phòng uốn ván mang thai lần 3

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới vào cuối thế kỷ 20 ,có khoảng 500.000 trẻ chết mỗi năm do UVSS ( uốn ván trẻ sơ sinh) ở các nước đang phát triển. Năm 1924, vacxin uốn ván được phát triển và hiện nay, nó nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế Giới.

Vacxin uốn ván là một biến độc tố( độc tính vi khuẩn không còn khả năng gây độc), khi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể, tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa ảnh hưởng của vi trùng uốn ván.  Kháng thể này cũng được truyền từ máu của mẹ sang thai nhi qua nhau thai, ngăn ngừa mắc uốn ván do nhiễm trùng cắt dây rốn khi sinh.

Mang thai lần 3 có cần tiêm uốn ván không?

Cũng như mang thai lần 1 và lần 2, việc tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai lần 3 là cần thiết. Việc này giúp phòng tránh mắc uốn ván khi chuyển dạ, uốn ván thử cung, giúp trẻ tránh uốn ván nhiễm trùng cắt dây rốn.

Theo các chuyên gia, mũi tiêm uốn ván có tác dụng khoảng 10 năm. Khi mang thai lần 1, mẹ bầu đã được yêu cầu tiêm 3 mũi uốn ván. Đến lần mang thai thứ 2, tùy vào thời gian tiêm mũi cuối cùng trước đó. Nếu mũi cuối cùng tiêm chưa đến 5 năm, chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại. Nếu mũi cuối cùng trước khi sinh lần 1 đã tiêm hơn 5 năm thì mẹ bầu được yêu cầu tiêm đủ 2 mũi nhắc lại . Đến lần mang thai thứ 3 này, mặc dù cũng căn cứ vào mũi tiêm cuối cùng lần trước, nhưng số mũi tiêm và lịch  tiêm có khác so với lần 1 và 2.

Mang thai lần 3 tiêm uốn ván để bảo vệ trẻ sơ sinh
Mang thai lần 3 tiêm uốn ván để bảo vệ trẻ sơ sinh

Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào?

Tiêm uốn ván khi mang thai lần 3 phụ thuộc vào khoảng cách giữa những lần tiêm mang thai trước đó. Nếu mũi cuối cùng các mẹ tiêm vào cách đây dưới 10 năm thì không cần tiêm mũi nhắc lại lúc này nữa. Tuy nhiên các mẹ có thể đến các bệnh viện để làm xét nghiệm còn kháng thể hay không.

Nếu mẹ tiêm mũi cuối cùng cách đây trên 10 năm, khi mang thai lần 3 cần được tiêm 2 mũi nhắc lại. Mũi thứ nhất vào tuần 20 của thai kỳ và mũi thứ 2 tiêm vào sau đó 1 tháng.

Mang thai lần 3 có cần tiêm những mũi nào?

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm các loại vacxin là: Sởi- quai bị-rubella, uốn ván, cúm, viêm gan B, thủy đậu, bạch hầu- ho gà- uốn ván.

Do virus gây ra và gây nguy hiểm cho cơ thể con người. Sởi gây bội nhiễm hệ miễn dịch, gây viêm phổi, cung cấp thiếu oxy cho thai nhi...Phụ nữ mang thai bị quai bị, rubella có thể gây sản giật, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Lưu ý:  Tiêm trước khi có thai 3 tháng.

Mang bầu lần 3 cần tiêm phòng sởi quai bị rubella
Mũi tiêm phòng sởi quai bị Rubella cần thiết cho mẹ bầu

Cúm là một bệnh phổ biến do virus gây ra. Tuy nhiên phụ nữ mang thai mắc cúm dễ gây dị tật cho thai nhi.

Lưu ý: Tiêm trước khi có thai 1 tháng.

Có 95% khả năng lây từ mẹ sang con qua máu cung cấp. Bệnh dễ chuyển sang ung thư gan.

Tiêm 3 mũi, cần xét nghiệm trước khi tiêm. Có thể tiêm trước hoặc trong thời gian mang bầu đều được.

Mẹ mắc thủy đậu có thể gây dị tật thai nhi, liệt chân tay. Tiêm phòng thủy đậu tiêm muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu.

Mẹ mắc uốn ván, các nha bào theo máu sang thai nhi. Bệnh uốn ván  gây hậu quả là cơ  bị co giật nặng hoặc  có thể ngừng thở và tử vong nếu nhóm cơ hô hấp bị co cứng kéo dài.

Khi mang thai lần 2, các mẹ thường chỉ cần tiêm uốn ván, viêm gan B, cúm do mũi tiêm quai bị, sởi, rubella có tác dụng khá dài, lần mang thai đầu tiên đã được yêu cầu tiêm.

Đến lần mang thai thứ 3, căn cứ vào khoảng thời gian mũi tiêm cuối cùng hoặc đến bệnh viện xét nghiệm. Việc này giúp các mẹ sẽ biết được mũi tiêm nào vẫn còn tác dụng và chưa tiêm đủ mũi tiêm nào.

Lời kết: Tiêm phòng là việc cần làm khi phụ nữ có ý định mang thai. Hiệu lực của vacxin  không phải là mãi mãi. Các mẹ mang thai nhiều lần tiếp theo vẫn cần đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm và xem vacxin còn hiệu lực không. Điều này giúp cho cả mẹ và bé phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm.
#TU_VAN

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách như thế nào để tốt cho cả mẹ ...
Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Mẹ muốn thể trạng khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc bổ sung ...
Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết và bắt buộc đối với tất cả phụ ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai nhi 10 tuần tuổi nặng khoảng 5 gam và đã hoàn thiện đầy đủ tay và ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Đặt hàng ngay

Nhận tư vấn miễn phí

Các tin bài khác
Khi nào thì sử dụng kích thích chuyển dạ bằng thuốc?
10/05/2025
16 lượt xem

Khi nào thì sử dụng kích thích chuyển dạ bằng thuốc?

Ngoài các phương pháp kích thích chuyển dạ tự nhiên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về ...
Thực hư mẹo dùng mè đen cho bà bầu sắp sinh có hiệu quả không?
19 lượt xem

Thực hư mẹo dùng mè đen cho bà bầu sắp sinh có hiệu quả không?

Mè đen cho bà bầu sắp sinh có tốt hay không? Quan niệm dân gian kích thích chuyển dạ trước sinh ...
Hỏi đáp thai kỳ: Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?
24 lượt xem

Hỏi đáp thai kỳ: Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của thai nhi. ...
Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn
07/05/2025
27 lượt xem

Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn

Tuần thai thứ 35 là giai đoạn nước rút để thai nhi lấy đà cho quá trình chào đời sắp tới. ...
Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất
06/05/2025
730 lượt xem

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu là nên uống cách nhau từ 1-2 tiếng, tuân thủ liều ...
Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?
30/04/2025
31 lượt xem

Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?

Bà bầu thèm chua, nghén chua trong 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên, bầu ...
Đăng ký tư vấn

Nhận tư vấn miễn phí