Theo khuyến cáo từ Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, bất cứ trẻ nhỏ nào uống sữa công thức đều cần bổ sung thêm kẽm. Bởi lượng kẽm chứa trong sữa công thức hoàn toàn không đủ đáp ứng nhu cầu kẽm trong cơ thể của trẻ nhỏ.
Lượng kẽm trong sữa mẹ ở những tháng đầu khá cao từ 2-3mg/lít. Tuy nhiên, đến tháng thứ 5 trở đi, lượng kẽm sữa mẹ cung cấp cũng sẽ giảm đi chỉ còn khoảng 0.9mg/lít. Với trẻ uống sữa công thức cũng chỉ cung cấp tối đa 2mg kẽm trong mỗi ngày và còn tuỳ thuộc loại kẽm và mức độ hấp thu của trẻ.
Trong khi đó, theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được cung cấp tối thiểu 2mg kẽm/ ngày. Bé từ 7 tháng trở đi đến 12 tháng tuổi, lượng kẽm cần bổ sung tăng lên khoảng 3mg kẽm/ ngày.
Do vậy, lượng kẽm có trong sữa mẹ và sữa công thức không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của con. Các mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung thêm kẽm cho bé dù con đang uống sữa mẹ hay sữa công thức.
Nhất là những bé đang gặp vấn đề suy dinh dưỡng, chậm phát triển, còi xương, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi,... Những dấu hiệu này cho thấy cơ thể bé đang bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng và cần mẹ bổ sung sớm. Khi thấy bé yêu nhà mình có các dấu hiệu trên, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện, trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, bổ sung kẽm thông qua sữa mẹ, sữa công thức, thực phẩm giàu kẽm hoặc các loại sản phẩm chứa kẽm đều là phương pháp bổ sung kẽm cho bé hiệu quả.
Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Dinh Dưỡng Nhi Khoa, mẹ cần đảm bảo cho bé bú đủ số cữ mỗi ngày để cung cấp cho con lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Mẹ hãy tham khảo bảng cữ bú tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh theo từng tháng sau đây để giúp bổ sung đủ kẽm cho bé.
Độ tuổi |
Số cữ/ ngày |
Lượng sữa/ cữ |
0-1 tháng tuổi |
8-10 cữ |
60ml |
1-2 tháng tuổi |
7-10 cữ |
90ml |
2-4 tháng tuổi |
6-10 cữ |
120ml |
4-6 tháng tuổi |
6-8 cữ |
150ml |
Cùng với sữa mẹ, sữa công thức cũng là nguồn cung kẽm lớn cho các bé. Việc chọn loại sữa giàu kẽm là cách thức hiệu quả giúp bổ sung dưỡng chất đến cơ thể một cách tự nhiên cho con.
Với các bé sơ sinh đang uống sữa công thức, phụ huynh nên tìm kiếm và chọn lựa cho trẻ các sản phẩm sữa tốt, giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm. Ba mẹ hãy đọc bảng thành phần có trên sản phẩm để biết hàm lượng vi chất kẽm có trong sữa là bao nhiêu. Đặc biệt, một số bé sinh non sẽ cần nhiều kẽm và năng lượng hơn nên mẹ hãy lưu ý để chọn đúng loại sữa tốt nhất cho trẻ.
Nếu vẫn còn băn khoăn, gia đình hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ em để có lựa chọn phù hợp nhất với con yêu của mình.
Bên cạnh cách bổ sung kẽm cho trẻ thông qua sữa mẹ và sữa công thức, mẹ nên tận dụng những thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm. Một số thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, hàu, tôm hay nấm đều là sự lựa chọn hoàn hảo cho một bữa ăn đầy dinh dưỡng và thu hút cho bé. Mẹ có thể chế biến món thịt bò hầm, cháo hàu nấm hay tôm hấp, tôm rang đều rất ngon lành và hấp dẫn trẻ.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các món ăn từ sườn lợn, trứng gà, cua bể,... hay tráng miệng cho bé bằng một số loại quả như: bơ, mâm xôi,... Đây đều là những thực phẩm chứa lượng kẽm dồi dào và có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu.
Dùng siro kẽm hay kẽm nhỏ giọt là cách bổ sung kẽm cho trẻ uống sữa công thức được ưa chuộng nhất. Bởi bằng cách dùng các loại chế phẩm chứa kẽm, mẹ có thể biết chính xác lượng kẽm được cung cấp cho bé mỗi ngày thông qua hàm lượng kẽm của từng sản phẩm. Hiện nay, trên thị trường có vô vàn các loại kẽm nước cho bé với thương hiệu khác nhau, một số ba mẹ có thể sẽ bối rối trong việc lựa chọn loại kẽm tốt và phù hợp nhất cho bé.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ em, dạng kẽm phù hợp nhất và giúp hấp thu tốt nhất cho trẻ là các dòng kẽm hữu cơ như kẽm bisglycinate, kẽm gluconate,... Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chứa kẽm hữu cơ như kẽm nhỏ giọt Avisure Zio, kẽm Smartbibi ZinC,... để giúp bé hấp thu tốt nhất.
Khi trẻ uống sữa công thức cần bổ sung kẽm bằng các chế phẩm chứa kẽm, mẹ nên lưu ý không pha kẽm với sữa cho bé uống. Vì kẽm pha với sữa sẽ gây ra hiện tượng kết tủa và làm giảm hấp thu kẽm khi vào cơ thể. Mẹ hãy cho bé uống kẽm cùng nước lọc, pha kẽm với cháo hoặc trộn cùng thức ăn cho bé dùng mỗi ngày.
Có một số lưu ý quan trọng mẹ cần nắm được khi bổ sung kẽm cho trẻ uống sữa công thức:
- Dùng sau ăn
Thời điểm lý tưởng để cơ thể con hấp thụ tốt nhất kẽm, đó là vào buổi sáng, sau bữa ăn từ 1-2 giờ. Lưu ý rằng, thời điểm bổ sung kẽm cực kỳ quan trọng, sẽ ảnh hưởng 60% tới kết quả hấp thu của trẻ nhỏ.
- Không nên pha kẽm với sữa
Mẹ không nên pha kẽm chung với sữa công thức. Bởi việc bạn pha trực tiếp kẽm với sữa không chỉ khiến trẻ khó sử dụng, mà còn xảy ra hiện tượng sữa bị kết tủa. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của con.
- Không dùng kẽm cùng sắt, canxi, magie
Sự xuất hiện của khoáng chất canxi, sắt, magie có thể làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể với khoáng chất khác. Cha mẹ không nên kết hợp kẽm với canxi, magie hoặc sắt cùng lúc vì sẽ gây nên một số tác dụng phụ khiến quá trình hấp thu kẽm bị ức chế, không đạt hiệu quả. Nếu bắt buộc phải bổ sung các dưỡng chất này cùng một thời điểm, mẹ nên ngắt quãng thời gian sử dụng tối thiểu từ 2-3 giờ.
- Nên dùng kẽm cùng vitamin C
Vitamin C kết hợp với kẽm sẽ vô cùng có lợi vì có thể giúp tăng gấp đôi khả năng hấp thụ kẽm cho cơ thể. Khi có hàm lượng vitamin C trong cơ thể đủ lớn, nó sẽ có khả năng kết hợp với kẽm giúp chống oxy hóa. Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen cho cơ thể và giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, một cách hiệu quả hơn.
- Nhờ bác sĩ tư vấn liệu trình sử dụng hợp lý
Cha mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn trong quá trình bố sung kẽm cho con nhỏ. Điều này không chỉ giúp việc bổ sung kẽm cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ cũng không còn lo ngại bé sẽ gặp một số ảnh hưởng xấu vì sử dụng sai cách.
Tóm lại, bài viết trên đã giải thích đầy đủ cho mẹ về câu hỏi trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung kẽm không. Hy vọng bé yêu của mẹ luôn được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện tại những năm tháng đầu đời.