Omega 3 là chất béo không no đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe con trẻ. Omega 3 chứa tổng cộng 11 loại axit béo, có nguồn gốc từ động vật đến thực vật. Trong số đó, DHA, EPA, ALA là ba loại điển hình.
- DHA là chất béo đóng vai trò cốt cán trong sự phát triển của não bộ, thị lực và hệ thần kinh ở trẻ nhỏ.
- EPA là một loại axit béo không no, thuộc nhóm omega 3 lành mạnh. EPA có khả năng chống viêm, giảm viêm nhiễm và có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.
- ALA hay axit alpha-linolenic thuộc 3 chất béo điển hình nhất trong omega 3. EPA và DHA có nhiều trong động vật có vú, đặc biệt là cá béo nước lạnh. ALA có hàm lượng dồi dào trong thực vật.
Omega 3 có nhiều tác dụng tuyệt vời với trẻ em mà mẹ có thể chưa biết:
Omega 3 là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển não bộ con trẻ. Cụ thể, theo một nghiên cứu đăng trên “The American Journal of Clinical Nutrition”, DHA chiến đến 40% tổng lượng axit béo trong não.
Theo các nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa kỳ (NLM), việc bổ sung omega 3, đặc biệt là DHA đầy đủ sẽ mang lại vô số lợi ích cho hệ thần kinh cho trẻ. cụ thể:
- Bổ sung omega 3 giúp tăng khả năng nhận thức, trí thông minh cho bé yêu.
- Giúp con nhanh nhạy, tư duy tốt, tăng khả năng nói chuyện và kết nối với mọi người.
- Làm giảm tác động tiêu cực do hành vi nhận thực chưa thấu đáo. Đặc biệt, giúp ngăn ngừa chứng ADHA, trầm cảm,...
- Giúp con yêu phát triển ổn định theo đúng độ tuổi.
Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc Gia (NLM), DHA chiếm đến 60% tổng axit béo tại võng mạc đôi mắt. Bé được bổ sung đầy đủ DHA sẽ có đôi mắt sáng khỏe tinh anh, hạn chế tối đa rủi ro mắc các bệnh lý về mắt, như cận thị, viễn thị,...
Nhiều nghiên cứu của Viện Y tế Quốc Gia cũng đã khẳng định, trẻ không được cung cấp đủ lượng DHA tối thiểu sẽ dễ phát sinh các vấn đề về thị lực. Con sẽ dễ mỏi mắt, mờ mắt,.. trong hoạt động học tập và cuộc sống thường nhật.
Theo nghiên cứu DOLAB về chủ đề “Axit béo và giấc ngủ ở trẻ em nước Anh”, việc bổ sung đủ 600mg DHA trong thời gian khoảng 16 tuần có tác dụng cải thiện giấc ngủ trẻ.
Cụ thể, trẻ được dung nạp đủ omega sẽ có giấc ngủ dài, ngủ sâu, không bị gián đoạn, thức giấc hay quấy khóc giữa đêm. Thời gian ngủ kéo dài được hơn 1 tiếng mỗi đêm.
Các kiểm chứng trên thực tế đã chỉ ra omega 3 có tác dụng ức chế sự sản sinh của các cholesterol xấu. Mặt khác, chất béo omega 3 cũng hỗ trợ thúc đẩy việc tạo ra các cholesterol tốt và hoạt chất lipoprotein có lợi cho tim mạch.
Việc bổ sung omega 3 cho trẻ đầy đủ sẽ giúp bé yêu có nền tảng phát triển hệ tim mạch khỏe mạnh. Đặc biệt, omega 3 giúp phòng chống hiện tượng đông máu, đau tim, ngăn ngừa đột quỵ cho tương lai sau này.
Theo một phân tích tổng hợp từ việc thử nghiệm ngẫu nhiên với 699 trẻ em, được công bố trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Tâm thần Trẻ em và Thanh thiếu niên Hoa Kỳ (JAACAP), bổ sung omega 3 giúp giảm triệu chứng ADHD ở trẻ.
Cung cấp đầy đủ lượng omega 3 cần thiết sẽ giúp con tránh được bệnh lý rối loạn hành vi, tăng khả năng tập trung và chú ý. Bên cạnh đó, omega 3 tác động đến tâm lý trẻ, giảm tính hiếu động, bốc đồng quá mức.
Theo nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NIM), việc bổ sung omega 3 giúp ngăn ngừa rủi ro mắc các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là triệu chứng hen suyễn ở trẻ em.
Bé yêu được cung cấp hàm lượng axit béo đầy đủ sẽ tránh được các bệnh lý về phổi, như ho khan, khó thở, thở rít.
Cơ thể béo phì, chỉ số huyết áp cao, tỷ lệ cholesterol HDL thấp, mức triglyceride cao, mất độ nhạy insulin... là một số triệu chứng về bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Các vấn đề trên là nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, bệnh tiểu đường,..
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc dung nạp omega 3 hoàn toàn giúp điều hòa chỉ số lipid máu, chỉ số huyết áp, đường huyết,... Từ đó hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng về rối loạn chuyển hóa.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia sức khỏe, việc uống omega 3 đều đặn cùng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp giảm các cơn đau bụng kinh cho nữ giới.
Đau bụng kinh là hội chứng sinh lý thường xuất hiện ở trẻ vị thành niên. Chứng đau bụng kinh có thể gây bất tiện và ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống và học tập của con. Vì vậy, mẹ nên cho con uống omega 3 đầy đủ để hạn chế tình trạng này.
Nhắc đến tác dụng của omega 3 với trẻ em, không thể thiếu khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng đề kháng và hỗ trợ giảm viêm hiệu quả.
Theo dữ liệu từ Healthline - chuyên trang y tế nổi tiếng tại Mỹ, omega 3 có ít nhất 17 tác dụng cho sức khỏe, trong đó có vai trò tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giúp bảo vệ trẻ khỏi những tấn công từ vi khuẩn, virus và các chất viêm nhiễm khác,...
Trẻ thiếu omega 3 sẽ không biểu hiện quá rõ ràng như nhiều bệnh lý khác. Do vậy, ba mẹ cần hết sức để ý đến từng biểu hiện dù là nhỏ nhất của con.
- Con dễ mất tập trung, khó chú ý, khả năng ghi nhớ không tốt.
- Bé học nói chậm, việc phát triển ngôn ngữ và nhận thức kém hơn so với trẻ cùng độ tuổi.
- Mắt con dễ mờ, dễ mỏi mắt khi nhìn quá lâu.
- Trẻ thiếu omega 3 thường da sẽ bị khô, dễ bị dị ứng.
- Con khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc và quấy khóc.
Cung cấp omega 3 nói riêng, và các dưỡng chất nói chung qua chế độ ăn uống hàng ngày là phương pháp mang tính lâu dài, bền vững nhất. Một số thực phẩm giàu omega 3, mẹ nhất định phải biết:
- Cá béo nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích,... chứa rất nhiều DHA, EPA cần thiết cho quá trình phát triển não bộ, thị lực, tim mạch,... Mẹ có thể chiến biến đa dạng, từ chiên, hấp, luộc, xào, nấu súp, nấu cháo,... tùy theo sở thích con yêu.
- Ngũ cốc và các loại hạt khô (hạt chia, óc chó, hạt lanh) là nguồn cung cấp omega 3 khá dồi dào, đặc biệt là ALA. Với loại thực phẩm này, sữa hạt, nấu cháo, ăn cùng sữa chua là một số món ngon gợi ý cho mẹ.
- Dầu thực vật từ đậu nành, dầu oliu,... cũng là nguồn thực phẩm cung cấp ALA cần thiết cho cơ thể bé.
Để hấp thụ đủ lượng và phát huy được hết tác dụng của omega 3 với trẻ em, mẹ nên bổ sung qua bữa ăn và cho con dùng thêm thực phẩm chức năng phù hợp.
Nếu muốn quá trình bổ sung omega 3 phát huy tác dụng tối ưu và an toàn nhất cho con, ba mẹ cần nắm được các lưu ý sau:
- Đảm bảo 100% việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng sản phẩm từ nhà cung cấp và từ bác sĩ chuyên khoa;
- Ba mẹ không được pháp tăng hoặc giảm liều lượng khi chưa có chỉ định từ đội ngũ y tế
- Tìm hiểu và nắm rõ các tác dụng phụ có thể gặp phải ở trẻ sau khi sử dụng omega 3. Một số phản ứng như: Bé đau ngực, đau lưỡi, phù mặt, khó thở, sốt ớn lạnh, chân tay phát ban,...
- Bảo quản thực phẩm chức năng ở không gian thoáng, tránh ánh sáng mạnh và xa tầm với của trẻ em.
Liều lượng omega-3 cho trẻ em theo độ tuổi được khuyến nghị bởi Văn phòng Thực phẩm bổ sung, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ:
Độ tuổi |
Hàm lượng DHA + EPA mỗi ngày |
Bé từ 0 – 6 tháng tuổi |
Chiếm 0.1 - 0.18% hàm lượng dinh dưỡng tiêu thụ trong ngày |
Bé từ 6 - 24 tháng |
10 - 12 mg /kg cân nặng/ ngày |
Trẻ từ 2 - 4 tuổi |
100 – 150 mg/ngày |
Trẻ từ 4 - 6 tuổi |
150 – 200 mg/ngày |
Bé từ 6 - 10 |
200 – 250 mg/ngày |
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc bổ sung omega 3 cần thiết ngay từ khi con mới chào đời. 1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng để trẻ sơ sinh phát triển đầy đủ và hoàn thiện các cơ quan.
Do vậy, ngay từ khi bé sinh ra đời, mẹ đã nên có kế hoạch bổ sung omega 3 cho con. Việc bổ sung cần duy trì ít nhất khi con 3 tuổi, khi mà cơ thể bé gần như đã hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thần kinh và thị giác.
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Cơ thể trẻ luôn cần một hàm lượng omega 3 nhất định để duy trì hoạt động sống và sự phát triển ổn định. Việc bổ sung omega 3 thường xuyên là điều cần thiết.
Tuy nhiên, thể trạng của mỗi bé là khác nhau. Do vậy, lộ trình và độ dài thời gian dung nạp sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào sức khỏe của trẻ. Ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn lộ trình phù hợp nhất nhé.
Như vậy, bài viết trên đã tổng kết các tác dụng của omega 3 với trẻ em. Việc bổ sung omega 3 không chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe của con yêu ở thời điểm hiện tại, mà còn có ý nghĩa lâu dài đến hành trình phát triển tương lai. Với bất cứ băn khoăn gì, ba mẹ hãy liên hệ theo hotline 1800 0016, Avisure luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Xem thêm:
Uống omega 3 lúc nào tốt nhất? Uống sáng hay tối - Trước hay sau ăn?