0
Chăm sóc trẻ em

Liều lượng omega 3 cho trẻ em theo từng độ tuổi: Bổ sung bao nhiêu là đủ?

16:29 | 01/07/2025
28 lượt xem
Bổ sung liều lượng omega 3 cho trẻ em bao nhiêu là đạt chuẩn? Nhu cầu omega 3 cần cho trẻ uống sẽ có sự thay đổi theo độ tuổi. Hàm lượng omega 3 cần bổ sung cho bé dưới 6 tháng chiếm khoảng 0.1-0.18%. Cùng Avisure tìm hiểu cụ thể lượng omega 3 thiết yếu cần cung cấp cho con ngay trong bài viết này. 

1. Omega 3 là gì?

Omega 3 thuộc nhóm axit béo lành mạnh và rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. ALA, EPA và DHA là ba loại chính nhóm axit béo omega 3. Trong số đó, EPA và DHA đóng vai trò then chốt, đồng thời có tầm ảnh hưởng lớn đến cơ thể trẻ.

ALA hay axit alpha-linolenic là một loại axit béo có nhiều trong thực vật. Dầu thực vật (dầu óc chó, dầu hạt lanh,..) và các loại rau xanh là hai nguồn thực phẩm chứa hàm lượng ALA lớn. Dưỡng chất này cần được chủ động bổ sung từ khẩu phần ăn hàng ngày do cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được.

liều lượng omega-3 là gì
Omega-3 là gì?

Axit béo EPA và DHA có nguồn gốc chủ yếu từ động vật có vú. Một trong những nguồn cung cấp EPA và DHA dồi dào nhất là cá béo nước lạnh (cá hồi, cá thu, cá trích,..). Hiện nay, mọi người thường bổ sung EPA và DHA từ các sản phẩm bổ sung như dầu cá, dầu chiết xuất từ nhuyễn thể biển,...

2. Tác dụng của omega 3 với trẻ em

Việc bổ sung liều lượng omega 3 cho trẻ em đầy đủ sẽ đem đến tác dụng đáng kể cho sức khỏe trẻ:

- Tiền đề cho sự phát triển hệ thần kinh. Bé yêu của mẹ thông minh, não bộ phát triển, trí nhớ tốt.

- Phát triển thị lực, có đôi mắt sáng khỏe và tinh anh.

- Tăng khả năng tập trung cao độ, khả năng học tập tốt

- Ngăn ngừa ADHA rối loạn tăng động, lo âu ở con trẻ. Đặc biệt, nhờ khả năng điều hòa các chất truyền dẫn thần kinh (serotonin, dopamine), omega 3 giúp đẩy lùi các bệnh về tâm lý, trầm cảm.

- Hỗ trợ giấc ngủ, giúp con yêu ngủ ngon hơn, giảm tình trạng quấy đêm ở trẻ sơ sinh.

- Điều hòa lượng cholesterol, ngăn chặn cholesterol xấu, thúc đẩy sản sinh cholesterol tốt cho cơ thể.

3. Liều lượng omega 3 cho trẻ em ở từng độ tuổi

Hàm lượng omega 3 cho trẻ em bao nhiêu là đủ? Gợi ý liều lượng omega 3 cần bổ sung theo ALA, DHA và EPA cho mẹ tham khảo như sau:

3.1. Tính liều lượng omega 3 cho trẻ em dựa vào ALA

Với ALA, mức bổ sung cần thiết sẽ có chút khác biệt tùy thuộc theo giới tính của con là trai hay gái.

Độ tuổi trẻ

Nhu cầu ALA của bé trai / ngày

Nhu cầu ALA cho bé gái / ngày

Trẻ dưới 1 tuổi

0,5g

0,5g

Bé từ 1-3 tuổi

0,7g

0,7g

Con từ 4-8 tuổi

0,9g

0,9g

Trẻ từ 9-13 tuổi

1g

1,2g

Trẻ từ 14-18 tuổi

1,1g

1,6g

3.2. Tính liều lượng omega 3 cho trẻ em dựa vào DHA và EPA

Con càng lớn, liều lượng omega 3 cần bổ sung cho con sẽ càng cao. Dưới đây là bảng hàm lượng omega 3 cần bổ sung cho trẻ tính theo lượng DHA, EPA:

Độ tuổi

Hàm lượng DHA + EPA cần bổ sung mỗi ngày

Bé dưới 6 tháng

Chiến 0.1-0.18% năng lượng hấp thụ trong ngày

Con 6-2 tuổi

Trung bình 10-12 mg/kg

2-4 tuổi

100-150mg

4-6 tuổi

150-200mg

6-10 tuổi

200-250mg

4. Bổ sung omega 3 cho bé thiếu hoặc thừa có sao không?

Bổ sung đúng liều lượng omega 3 cho trẻ em sẽ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con. Ngược lại, việc cung cấp không đủ hoặc dư thừa omega 3 cho trẻ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại đến trẻ.

4.1. Bổ sung thiếu omega 3 cho bé

Nếu lượng omega 3 bổ sung không đủ cho nhu cầu cơ thể, con có thể sẽ phải đối mặt với những tác hại sau:

- Thiếu hoạt chất omega 3 sẽ làm quá trình phát triển của bé bị trì trệ. Đặc biệt, thiếu omega 3 gây hạn chế hoạt động của não bộ, ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt và hệ thần kinh con trẻ. Điều này là nguyên nhân khiến con dễ mất tập trung, trí nhớ suy giảm và đôi mắt yếu dần.

- Thiếu DHA sẽ tác động tiêu cực đến vấn đề cân bằng đường huyết, nguy cơ gây bệnh đột quỵ cho trẻ.

- Thiếu omega 3 sẽ khiến bé dễ bị ốm, cảm ho, đau họng,...

liều lượng omega-3 cho trẻ em cần thiết
Bổ sung thiếu omega-3 cho bé khiến bé dễ bị ốm, bệnh

4.2. Bổ sung thừa omega 3 cho bé

Việc cho con uống omega 3 quá mức tiêu chuẩn sẽ gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

- Thừa axit béo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, rối loạn hấp thu ở trẻ. Con thấy nôn nao, đi táo hoặc tiêu chảy khi lượng omega 3 trong cơ thể bị dư thừa.

- Bổ sung quá liều omega 3 còn là nguyên nhân cản trở khả năng đông máu. Do vậy, vết thương của trẻ sẽ cầm máu kém và khó lành.

- Việc dư thừa omega 3 còn khiến con dễ bị kích ứng, dị ứng, mẩn ngứa với các loại thuốc khác.

5. Cách bổ sung omega 3 cho trẻ em hiệu quả

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên bổ sung omega 3 cho bé yêu từ các thực phẩm hàng ngày, đồng thời kết hợp sản phẩm phụ trợ khác.

5.1. Bổ sung omega 3 cho trẻ từ thực phẩm

Muốn con yêu lớn khỏe, thông minh và thị lực tốt, mẹ hãy bỏ túi top 5 loại thực phẩm giàu omega 3 sau:

- Cá ngừ, cá trích, cá thu, cá hồi,... chứa hàm lượng omega 3 rất cao. Một số món ngon mẹ có thể chế biến như: Cơm cuộn cá ngừ, cá trích chiên giòn, cá thu sốt cà chua,...

- Lòng đỏ trứng chứa nhiều dưỡng chất có lợi như folate, sắt, protein, DHA,...

- Các loại hạt khô (óc chó, ngũ cốc, hạnh nhân,...) cũng là loại thực phẩm giàu omega 3 mẹ nên biết. Mẹ có thể nấu sữa hạt hàng ngày cho con yêu sử dụng.

- Rau xanh khá giàu omega 3, vitamin, chất xơ và rất nhiều các dưỡng chất cần thiết khác.

- Thịt gà là món ngon giàu axit béo omega 3 mà mẹ nên thêm và khẩu phần ăn cho bé. Mẹ có thể chế biến linh hoạt như luộc gà, rang gà, nấu cháo gà, súp gà cho bé ăn hàng ngày.

bổ sung liều lượng omega 3 cho trẻ em từ thực phẩm
Muốn con yêu lớn khỏe, mẹ nên bổ sung omega-3 cho bé từ thực phẩm

5.2. Bổ sung omega 3 cho trẻ từ thực phẩm chức năng

Cung cấp omega 3 qua khẩu phần ăn hàng ngày là phương pháp bổ sung dưỡng chất tự nhiên và bền vững nhất. Tuy nhiên, hàm lượng omega 3 trong thực phẩm hàng ngày thường không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể trẻ. Đặc biệt với những bé thiếu hụt omega 3 trầm trọng. Do vậy, mẹ nên tìm kiếm sản phẩm bổ sung omega 3 phù hợp để đảm bảo con yêu luôn đủ chất.

Mẹ muốn con yêu có đôi mắt tinh anh, trí tuệ tốt, mẹ chỉ cần bổ sung đúng liều lượng omega 3 cho trẻ em theo quy định.

6. Tác dụng phụ khi dùng omega 3 cho bé

Việc uống omega 3 khá an toàn, tuy nhiên vẫn tồn tại rủi ro tác dụng phụ cho trẻ. Bổ sung thừa hoặc thiếu omega 3 sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, tiêu hóa như dễ ợ nóng, dễ bị đau đầu.,..

Mẹ cũng đừng quá lo sợ về vấn đề rủi ro sau sử dụng omega 3 ở trẻ. Những tác dụng phụ của omega 3 thường hiếm gặp và nếu có xảy ra thì sẽ ở mức độ nhẹ.

7. Lưu ý khi sử dụng omega 3 cho trẻ em

Khi cho con uống omega 3, đây là các điều ba mẹ cần lưu tâm: 

- Omega 3 không phải là thuốc, do vậy không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh. 

- Ba mẹ nên trao đổi trực tiếp bác sĩ để có lộ trình bổ sung omega 3 cho bé phù hợp nhất.

- Mẹ nên cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn sản phẩm bổ sung omega 3 cho con. Mẹ cần xét đến mức độ uy tín, thương hiệu lâu năm và đánh giá từ người dùng trước rồi hẵng quyết định.

Như vậy, việc bổ sung đúng và đủ liều lượng omega 3 cho trẻ em là rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Mẹ nhớ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nói chung, omega 3 nói riêng từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu có bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, hotline 1800 0016 của Avisure luôn sẵn sàng chờ máy và hỗ trợ mẹ.

Điểm danh 9 tác dụng của omega 3 với trẻ em có thể mẹ chưa biết

Điểm danh 9 tác dụng của omega 3 với trẻ em có thể mẹ chưa biết

Tác dụng của omega 3 với trẻ em là gì? Omega 3 giúp thúc đẩy não ...
Men 10 chủng có trị táo bón không? Cơ chế như thế nào?

Men 10 chủng có trị táo bón không? Cơ chế như thế nào?

Men vi sinh 10 chủng được biết đến bởi tác dụng hỗ trợ cân bằng hệ ...
Bổ sung omega 3 cho trẻ thế nào? Hướng dẫn từ A - Z cho mẹ

Bổ sung omega 3 cho trẻ thế nào? Hướng dẫn từ A - Z cho mẹ

Bổ sung omega 3 cho trẻ đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức ...
Liều lượng omega 3 cho trẻ em theo từng độ tuổi: Bổ sung bao nhiêu là đủ?

Liều lượng omega 3 cho trẻ em theo từng độ tuổi: Bổ sung bao nhiêu là đủ?

Bổ sung liều lượng omega 3 cho trẻ em bao nhiêu là đạt chuẩn? Nhu cầu ...
Cách dùng men 10 chủng và d3k2 hiệu quả cho trẻ

Cách dùng men 10 chủng và d3k2 hiệu quả cho trẻ

Cách dùng men 10 chủng và d3k2 cho trẻ sao cho hiệu quả là một trong ...
Tổng hợp 15 thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ vừa ngon lành vừa bổ dưỡng

Tổng hợp 15 thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ vừa ngon lành vừa bổ dưỡng

Thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ...
Cách uống DHA cho trẻ sơ sinh an toàn và tối ưu hiệu quả

Cách uống DHA cho trẻ sơ sinh an toàn và tối ưu hiệu quả

Cách uống DHA cho trẻ sơ sinh thế nào cho vừa an toàn vừa hiệu quả? ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Men 10 chủng mở nắp được bao lâu? Bảo quản thế nào là đúng?
11/07/2025
14 lượt xem

Men 10 chủng mở nắp được bao lâu? Bảo quản thế nào là đúng?

Men 10 chủng mở nắp được bao lâu? Các loại men 10 chủng sau khi mở nắp thường dùng được trong ...
Men 10 chủng không để tủ lạnh có sao không? Giải đáp chuyên gia
07/07/2025
18 lượt xem

Men 10 chủng không để tủ lạnh có sao không? Giải đáp chuyên gia

Men 10 chủng không để tủ lạnh có sao không? Bảo quản men 10 chủng sao cho đúng để giúp men ...
Men vi sinh probiotic của úc và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
04/07/2025
24 lượt xem

Men vi sinh probiotic của úc và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Men vi sinh Probiotic của Úc chứa lợi khuẩn tốt giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu ...
Bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói như thế nào? Hướng dẫn từ chuyên gia
03/07/2025
22 lượt xem

Bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói như thế nào? Hướng dẫn từ chuyên gia

Bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói đúng cách giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ, phát triển tư duy và ...
Hướng dẫn bổ sung Canxi và DHA cho trẻ sơ sinh đúng cách, hiệu quả cao
02/07/2025
14 lượt xem

Hướng dẫn bổ sung Canxi và DHA cho trẻ sơ sinh đúng cách, hiệu quả cao

Bổ sung canxi và DHA cho trẻ sơ sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao? Theo các chuyên gia ...
Nên bổ sung DHA hay Omega 3 cho bé? Đâu là lựa chọn tốt nhất cho con?
02/07/2025
21 lượt xem

Nên bổ sung DHA hay Omega 3 cho bé? Đâu là lựa chọn tốt nhất cho con?

Nên bổ sung DHA hay Omega 3 cho bé? Omega 3 và DHA đều là hai dưỡng chất thiết yếu, không ...