Trong những năm đầu đời, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ giao tiếp và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít trường hợp trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ hay còn được biết đến với cái tên "trẻ chậm nói".
Ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp với thế giới và biểu đạt suy nghĩ. Tuy nhiên, ở trẻ chậm nói thì trình tự phát triển này bị gián đoạn hoặc diễn ra chậm hơn so với bạn đồng trang lứa. Trẻ có thể hiểu được lời nói nhưng không thể biểu đạt bằng lời một cách hoàn chỉnh, từ vựng hạn chế, không tạo được câu.
Nếu tình trạng này chỉ là tạm thời, cha mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách trò chuyện, đọc sách hoặc bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì rất có thể trẻ đang có nguy cơ mắc chứng rối loạn phát triển như tự kỷ hoặc tăng động. Khi đó, cha mẹ cần sát sao theo dõi và thăm khám kịp thời.
Việc nhận biết dấu hiệu chậm nói theo từng độ tuổi sẽ giúp cha mẹ can thiệp đúng thời điểm:
- 1 tuổi: trẻ không bập bẹ hay bắt chước âm thanh của người lớn.
- 18 tháng: bé vẫn chưa biết nói câu đơn giản.
- 2 tuổi: vốn từ < 25 từ khiến cho việc giao tiếp rất hạn chế.
- 2,5 tuổi: trẻ chỉ nói từ rời rạc, không thể nói câu hoàn chỉnh.
- 3 tuổi: phát âm không rõ ràng, người ngoài gia đình khó hiểu trẻ nói gì.
Omega 3 là một axit béo thiết yếu đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển trí não và ngôn ngữ ở trẻ. Bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng tư duy, giao tiếp và tạo đà phát triển ngôn ngữ tự nhiên. Một số tác dụng của omega 3 với trẻ em cụ thể như sau:
Trẻ chậm nói thường khó tiếp nhận từ mới hoặc gặp vấn đề khi lưu giữ thông tin. Omega 3 hỗ trợ trẻ chậm nói sẽ cải thiện trí nhớ giúp trẻ nhớ từ nhanh hơn và hình thành câu hoàn chỉnh. Đồng thời, EPA trong omega 3 giúp trẻ duy trì sự chú ý và tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn.
Vai trò của omega 3 trong phát triển trí não và ngôn ngữ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Theo đó, DHA là thành phần chính trong màng tế bào thần kinh giúp dẫn truyền tín hiệu nhẹ nhàng và nhanh chóng. Nhờ đó sẽ giúp hỗ trợ trẻ xử lý thông tin tốt hơn, gia tăng IQ và khả năng học hỏi hiệu quả.
Bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói không chỉ tốt cho não mà còn kích hoạt vùng ngôn ngữ trên vỏ não. Khi tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt, trẻ phát âm rõ hơn, biết ghép từ thành câu. Ngoài ra, omega 3 còn giúp trẻ bạo dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với người lớn và bạn bè.
Ngoài ra, omega 3 cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn mang lại những lợi ích đáng kể:
- Bảo vệ thị lực, giúp trẻ nhìn rõ để bắt chước và học nói qua quan sát.
- Giảm viêm, tăng đề kháng đồng thành tránh nhiễm bệnh ảnh hưởng tới quá trình học hỏi.
- Hỗ trợ cải thiện tăng động (ADHD) và tự kỷ - Nguyên nhân phổ biến dẫn đến chậm nói.
Phụ huynh nên cân nhắc bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ hoặc đã được chẩn đoán mắc các vấn đề về thần kinh. Ngoài ra, nếu trẻ có chế độ ăn thiếu hụt cá, hải sản hay các thực phẩm giàu omega-3 thì mẹ cũng nên bổ sung để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
Một số dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết con đang chậm nói và cần bổ sung omega 3 như sau:
- Trẻ không theo kịp mốc ngôn ngữ phát triển bình thường theo tuổi.
- Có biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc tự kỷ.
- Lười giao tiếp, không có nhu cầu nói hoặc tương tác xã hội.
Việc bổ sung đúng liều lượng là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Ngay sau đây là khuyến nghị liều dùng omega cho trẻ chậm nói theo từng độ tuổi:
- Từ 0 - 12 tháng tuổi: 0.5g omega-3/ngày
- Từ 12 - 36 tháng tuổi: 0.7g omega-3/ngày
- Từ 4 đến 8 tuổi: 0.9g omega-3/ngày
- Bé gái từ 9 đến 13 tuổi: 1g omega-3/ngày
- Bé trai cùng độ tuổi: 1.2g omega-3/ngày
- Từ 14 - 18 tuổi: Sử dụng 1.6g cho bé trai và 1.1g cho bé gái.
Để việc hấp thụ omega 3 cho trẻ tự kỷ, chậm nói hiệu quả, mẹ có thể tham khảo theo 2 cách sau đây:
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học là nền tảng giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Một vài loại thực phẩm bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói mà cha mẹ có thể tham khảo như:
- Các loại cá béo: Cá hồi - ngừ - thu - trích,... là nguồn DHA, EPA dồi dào, đặc biệt cá cơm và cá hồi thường được chọn để làm dầu cá chất lượng cao.
- Các loại hạt: Hạt óc chó, hạt chia, hạnh nhân, hạt lanh,... không chỉ giàu omega 3 mà còn chứa vitamin B, đồng, sắt, magie giúp tăng cường trí nhớ và hỗ trợ chức năng thần kinh.
- Các loại rau xanh: Bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ,... chứa ALA - một dạng omega 3 từ thực vật giúp bổ sung thêm chất xơ và dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Nếu thực phẩm hàng ngày chưa cung cấp đủ omega 3 cho trẻ, chưa đủ để tăng khả năng ngôn ngữ của trẻ, thì mẹ nên cân nhắc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung chứa omega 3 bên ngoài.
Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung omega 3 cho bé, mẹ cần chú ý nhất đến thành phần của sản phẩm. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chứa DHA và EPA để con phát triển tốt não bộ, đặc biệt là vùng kiểm soát chức năng biểu đạt ngôn ngữ.
Ngoài ra, mẹ cũng cần chọn các sản phẩm dễ uống, ít mùi tanh cho bé để bé dễ dàng hợp tác sử dụng. Mẹ hãy lưu ý rằng, việc sử dụng sản phẩm bổ sung chỉ nên áp dụng khi có sự tư vấn và khuyến khích từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Xem thêm:
Bổ sung omega 3 cho trẻ thế nào? Hướng dẫn từ A - Z cho mẹ
Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ chậm nói, cha mẹ cũng nên thực hiện thêm các phương pháp hỗ trợ từ môi trường sống và thói quen sinh hoạt như:
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, giúp con dạn dĩ, chủ động giao tiếp hơn.
- Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa để kích thích phản xạ ngôn ngữ tự nhiên.
- Trò chuyện, đọc sách và hát cho trẻ nghe mỗi ngày để trẻ học thêm từ vựng và bắt chước ngữ điệu.
- Tạo tình huống để trẻ tự đưa ra quyết định, tăng khả năng xử lý thông tin và tư duy phản xạ.
Mặc dù việc bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói mang lại nhiều lợi ích nhưng để phát huy tối đa hiệu quả mà không gặp tác dụng phụ, cha mẹ cần chú ý một số điểm sau:
- Bổ sung đúng liều lượng theo độ tuổi. Không nên lạm dụng vì dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa hoặc mất ngủ.
- Ưu tiên nguồn omega 3 từ thực phẩm tự nhiên, chỉ dùng sản phẩm bổ sung khi thực sự cần thiết và có sự hướng dẫn từ chuyên gia.
- Thời điểm lý tưởng để bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói là vào buổi sáng giúp hấp thụ tốt hơn và tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Chọn thực phẩm sạch, tươi và đảm bảo an toàn vệ sinh để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói theo từng đợt kéo dài khoảng 2–3 tháng, sau đó nên tạm ngừng từ 1–2 tháng để cơ thể có thời gian điều chỉnh và tự cân bằng.
Thời gian nghỉ có thể linh hoạt tùy theo thể trạng và loại sản phẩm sử dụng. Trong giai đoạn không dùng, cha mẹ có thể ưu tiên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu omega 3 tự nhiên như cá hồi, cá thu, hạt lanh… để duy trì hiệu quả mà vẫn an toàn cho sức khỏe.
Thời điểm lý tưởng để trẻ uống omega 3 là vào buổi sáng, đặc biệt là sau bữa ăn để tăng khả năng hấp thụ tối đa. Trong một số trường hợp trẻ khó ngủ hoặc thường xuyên tỉnh giấc ban đêm, cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ uống vào buổi tối để giúp cải thiện giấc ngủ và thư giãn thần kinh hiệu quả hơn.
Khi được sử dụng đúng liều lượng, việc bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói thường an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá mức thì trẻ có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn như tiêu chảy, đầy bụng hoặc thậm chí là tăng nguy cơ chảy máu do đặc tính làm loãng máu của omega 3.
Bổ sung omega 3 cho trẻ chậm nói là một trong những giải pháp dinh dưỡng an toàn, hiệu quả và cần thiết trong quá trình phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho bé. Để tìm hiểu chi tiết về chế độ dinh dưỡng cho bé, bạn có thể truy cập trang chủ Avisure hoặc liên hệ hotline 1800 0016 để được hỗ trợ tận tình nhé!
Xem thêm:
Nên bổ sung DHA hay Omega 3 cho bé? Đâu là lựa chọn tốt nhất cho con?