Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

1001 các kiểu nghén khi mang thai

00:00 | 21/03/2025
30 lượt xem
DS. Nguyễn Phương Thanh
DS. Nguyễn Phương Thanh
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Phương Thanh tốt nghiệp loại Giỏi tại khoa Dược học - Trường Đại học Dược Hà Nội, ngôi trường đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo dược sĩ và nghiên cứu khoa học. Hiện tại, cô đang giữ vai trò là cố vấn chuyên môn tại công ty Cổ phần Dược phẩm Bảo Minh 
Xem thêm thông tin
Nghén khi mang thai là hiện tượng thông thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Sẵn sàng làm mẹ với bách khoa toàn thư 1001 các kiểu nghén khi mang thai.
 

1. Các kiểu nghén khi mang thai thường gặp

Nhiều người lầm tưởng buồn nôn và nôn là biểu hiện của ốm nghén khi mang thai, điều này đúng nhưng chưa đủ. Phụ nữ khi mang thai bị ốm nghén đa phần gặp phải hiện tượng nôn và buồn nôn, là hiện tượng sinh lý thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên ốm nghén có nhiều hình thức khác nhau và phân chia theo cấp độ nặng nhẹ. Ngoài buồn nôn, mẹ bầu còn xuất hiện các kiểu nghén khi mang thai khác như nghén ngủ, nghén chua, nghén ngọt, nghén con trai, con gái… 

Các kiểu ốm nghén khi mang thai
Các kiểu ốm nghén khi mang thai

Nguyên nhân của ốm nghén thường là do nồng độ Hormone, đặc biệt là Estrogen cao khi mang thai, mẹ huyết áp thấp, căng thẳng về tâm lý hay do yếu tố di truyền. Vì vậy với các nguyên nhân ốm nghén khác nhau mà có 1001 các kiểu nghén khi mang thai khác nhau. 

1.1. Ốm nghén nhẹ

Ốm nghén nhẹ khi mang thai thường ở mức độ nhẹ nhàng và không kéo dài. Các biểu hiện của nghén không kéo dài liên tục cũng không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu. 

Mẹ ốm nghén nhẹ thường không nôn, thỉnh thoảng cảm thấy buồn nôn nhưng không liên tục, không bị thiếu nước. Đôi lúc cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, xuất hiện chứng đầy hơi, vẫn ăn uống bình thường nhưng nhạy cảm với thức ăn có mùi. Rối loạn tiêu hoá, dễ bị chuột rút và chảy máu nhẹ. 

1.2. Ốm nghén nặng

Ốm nghén nặng thường gây nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ của mẹ. Lúc này mẹ không chỉ thấy buồn nôn mà xảy ra tình trạng nôn ói thật. Nôn ói chiếm phần lớn thời gian khi ăn uống và nghỉ ngơi. Mẹ rất nhạy cảm với đồ ăn có mùi, nôn nhiều, nôn khan, khó kiểm soát tình trạng nôn mửa liên tục. Cơ thể mất nhiều nước, ít đi tiểu. Cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu năng lượng, rệu rã, nhức đầu, chóng mặt. Không ăn uống được nhiều, mất vị giác. 

1001 các kiểu ốm nghén - Nghén nặng thai kỳ
1001 các kiểu ốm nghén - Nghén nặng thai kỳ

Khác với ốm nghén nhẹ, tình trạng nghén nặng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, không kể ngày hay đêm, có thể kéo dài suốt cả thai kỳ. Tình trạng nôn ói vẫn tiếp diễn vào 3 tháng cuối thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, có thể gây mê sảng, co giật, viêm tắc ruột, viêm đường tiết niệu, nhau bong non … làm nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ, ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng ốm nghén ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ cần phải đi gặp bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị kịp thời. 

1.3. Ốm nghén ngủ

Nghén ngủ là tình trạng cơn buồn ngủ bất chợt ập đến mặc dù mẹ bầu đã ngủ rất nhiều giờ trong ngày. Giấc ngủ của mẹ có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ từ 10-12 tiếng. Nguyên nhân của hiện tượng nghén ngủ là do hormone progesterone sản sinh, tác động đến benzodiazepine kích thích GABA từ đó làm dịu nội bộ, làm mẹ buồn ngủ. Nghén ngủ cũng thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những tháng giữa và cuối kỳ tình trạng nghén ngủ vẫn có thể xuất hiện nhưng nhẹ hơn và giấc ngủ ngắn hơn. 

1.4. Ốm nghén chua - Kiểu ốm nghén thường gặp

Muôn kiểu ốm nghén không thể không có hiện tượng ốm nghén chua. Mẹ bỗng thèm và ăn đồ chua liên tục là biểu hiện đầu tiên dễ phát hiện mẹ mang thai. Nghén chua là tình trạng mẹ thèm vị chua và có thể ăn đồ ăn có vị chua mạnh mà trước đây không thể ăn. Trong thời gian thai kỳ cơ thể mẹ tiết ra hormone có vai trò thúc đẩy tuyến tính màng lông và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Nghén chua trong thai kỳ
Nghén chua trong thai kỳ

Cơ thể mẹ thiếu hụt acid tiết ra để tiêu hoá đồ ăn là nguyên nhân dẫn đến mẹ nghén chua. Mẹ ăn chua có thể cải thiện tình trạng tiêu hoá, kích thích ăn uống, cung cấp thêm vitamin C giúp hình thành và phát triển thai nhi. Tuy nhiên mẹ cần ăn chua điều độ tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày cũng như làm giảm độ pH trong cơ thể. 

1.5. Ốm nghén ngọt

Ốm nghén ngọt là tình trạng mẹ thèm đồ ăn có vị ngọt như kẹo, bánh, socola, đường, trà sữa…và có thể ăn không kiểm soát. Thường nghén ngọt chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu kỳ. 

Là hiện tượng nghén bình thường và không có gì nguy hiểm nếu mẹ biết cách tiết chế và ăn uống một cách điều độ. Cảnh báo với mẹ bầu nếu ăn quá nhiều đồ ngọt trong thai kỳ mẹ có thể bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, nhiễm trùng thận. Mẹ dễ bị béo phì, rạn da và khó giảm cân sau khi sinh con.

1.6. Ốm nghén cay - Kiểu ốm nghén thường gặp

Mẹ bầu khi nghén cay sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn đồ ăn có vị cay. Tuỳ vào mức độ nghén mà mẹ hoàn toàn có thể ăn cay vừa đến rất cay mặc dù trước đây không thể ăn cay. Tuy nhiên ăn cay cần phải kiểm soát và chế độ ăn phù hợp bởi: việc ăn cay kết hợp với sự phát triển của thai nhi gây áp lực cho vùng chậu rất dễ gây ra bệnh trĩ. Nếu ăn nhiều đồ cay mẹ dễ bị đau dạ dày, ợ nóng hoặc khó chịu vùng bụng. Tử cung co bóp ảnh gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Nghén đồ cay nóng
Nghén đồ cay nóng 

1.7.Chồng nghén hộ vợ

Chồng nghén hộ vợ là hiện tượng anh xã cũng cảm thấy buồn nôn, cơ thể đau nhức, thay đổi khẩu vị… ốm nghén như mình đang mang thai. Nguyên nhân ông xã nghén hộ vợ có thể do đắp chung chăn hoặc vì yêu thương vợ mà muốn chia sẻ những điều mệt mỏi, lo lắng khi vợ mang thai. Đây là hiện tượng tâm lý hết sức bình thường khi vợ chồng có mối liên quan đến nhau, có sở thích tương tự nhau dễ sinh ra dòng điện sinh vật khiến chồng ốm nghén thay vợ mình. 

2. Làm thế nào để thoát khỏi cơn ốm nghén?

Khi mang thai, ốm nghén là một phần đặc trưng không thể thiếu với các bà bầu. Vì thế, để thoát khỏi các cơn ốm nghén khi mang bầu thì hãy:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, giảm cảm giác chán ăn. 
  • Bổ sung nhiều tinh bột trong thực đơn của mình
  • Tránh các thực phẩm có mùi gây khó chịu, đồ ăn dầu mỡ kích thích dạ dày, các đồ uống có cồn, cafein…
  • Duy trì tập thể dục nhẹ nhàng, vận động cơ thể thường xuyên nâng cao sức khoẻ.
  • Đối với mẹ bầu ốm nghén nặng cần bổ sung kẽm, vitamin B6, acid folic, sắt, các khoáng chất để tránh thiếu hụt dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cũng như thai nhi phát triển bình thường. 
  • Khi mẹ không thể kiểm soát được tình trạng ốm nghén nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé thì cần đến gặp bác sĩ và có phương án điều trị kịp thời. 
Làm sao để hạn chế ốm nghén cho bà bầu
Làm sao để hạn chế ốm nghén cho bà bầu

Với các kiểu ốm nghén khi mang thai mẹ có thể phân biệt cũng như nhận biết được kiểu nghén của mình. Thời gian ốm nghén sẽ vô cùng mệt mỏi và khó khăn, vì vậy mẹ cần ăn uống khoa học, chế độ sinh hoạt lành mạnh để mẹ và bé cùng khỏe mạnh nhé. 

1001 các kiểu nghén khi mang thai

1001 các kiểu nghén khi mang thai

Nghén khi mang thai là hiện tượng thông thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng ...
Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết

Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết

Trẻ sinh non 33 tuần phải làm sao? Sinh non 33 tuần có nuôi được không ...
Đau lưng khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Đau lưng khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Đau lưng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên, ...
Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Dấu hiệu mang thai tuần 1 thường bị nhầm với những biểu hiện mệt mỏi thông ...
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Mang thai tuần đầu các mẹ nên được chăm sóc đặc biệt, nếu xuất hiện những ...
Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

 Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng ...
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc thường gặp ở các ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure

Sản phẩm dành cho bạn

Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Ốm nghén nặng phải làm sao để hết? Những lưu ý cho mẹ bầu nghén nặng
31/03/2025
12 lượt xem

Ốm nghén nặng phải làm sao để hết? Những lưu ý cho mẹ bầu nghén nặng

Ốm nghén nặng là tình trạng mẹ bầu bị nôn liên tục, không thể kiểm soát. Tình trạng này kéo dài ...
Mang thai tháng đầu ăn gì tốt và an toàn cho mẹ và bé?
30/03/2025
5 lượt xem

Mang thai tháng đầu ăn gì tốt và an toàn cho mẹ và bé?

Mang thai tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt những tháng thai kỳ, chị em ở giai đoạn ...
Sinh non 34 tuần tuổi có những biến chứng gì và lưu ý khi chăm sóc
29/03/2025
5 lượt xem

Sinh non 34 tuần tuổi có những biến chứng gì và lưu ý khi chăm sóc

Sinh non 34 tuần tuổi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần trang ...
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ
27/03/2025
420 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không luôn là câu hỏi được rất nhiều gia đình quan tâm, đặc ...
Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua
27/03/2025
11 lượt xem

Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua

Khi biết mình sắp làm bố, đa số người đàn ông đều thấy rất hạnh phúc xen lẫn với cảm xúc ...
Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?
22/03/2025
23 lượt xem

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không, luôn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure