Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 7 tuần tuổi – Sự phát triển của thai nhi, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết

07:43 | 18/08/2017
614 lượt xem

Tim thai của bé bắt đầu có từ lúc 6 tuần, khi thai nhi 7 tuần tuổi, tim thai vẫn cỡ 150 nhịp/phút. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thai nhi 7 tuần chưa có tim thai. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe, tâm trạng của các mẹ, vì nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé trong bụng.

Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Kích thước thai nhi 7 tuần cỡ 13mm, cân nặng khoảng 0,8 gam vào cuối tuần này. Bé bắt đầu thích nghi với cuộc sống trong tử cung. Tuần này, bé đã chính thức sử dụng dây rốn vốn được hình thành để cung cấp chất dinh dưỡng và đưa chất cặn bã của bé ra khỏi túi ối. Đây là thời điểm thích hợp để bạn đi siêu âm kiểm tra sức khỏe cho bé.

Siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi có thể là qua bụng hoặc qua âm đạo. Thông thường, khi thai nhi còn quá nhỏ, siêu âm qua âm đạo sẽ cho kết quả trực quan chính xác và dễ quán sát hơn. Khi siêu âm qua âm đạo, bác sỹ sẽ sử dụng một đầu dò đưa vào âm đạo của người mẹ, thiết bị này dùng sóng âm thanh để truyền qua cổ tử cung đi trực tiếp vào tử cung. Còn khi siêu âm qua ổ bụng, người mẹ cần làm căng tử cung. Vì thai nhi nằm trong khung xương chậu, để quan sát rõ hơn bắt buộc phải nâng tử cung lên. Nhưng khi thai nhi lớn hơn thì tử cung mở rộng, không còn được chứa trong khung vành xương chậu, vì thế không cần nâng tử cung như trước nữa.


Một khuôn mặt nhỏ xinh đang được hình thành trên chiếc đầu lớn của bé. Nếu bạn có thể thấy khuôn mặt nhìn nghiêng của bé, bạn có thể thoáng thấy chóp mũi của bé. Miệng của bé đã có môi và bắt đầu phát triển lưỡi, cùng với lỗ mũi nhỏ. Đôi mắt đang xuất hiện như hai đốm đen dưới lớp da mỏng, trong suốt. Những nụ răng đã xếp hàng trong miệng của bé, chúng chính là khởi đầu cho những chiếc răng nguyên thủy. Tai của bé đang thu thấp tất cả các đặc điểm di truyền đặc thù từ bố hoặc mẹ.

Các cánh tay và chân đang tiếp tục phát triển và thậm chí có thể tạo ra ngón tay, ngón chân.

Tim thai của bé bắt đầu có từ lúc 6 tuần, nhịp tim của thai nhi 7 tuần tuổi vẫn cỡ 150 nhịp/phút. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thai nhi 7 tuần chưa có tim thai. Các mẹ cần biết, có nhiều trường hợp thai nhi 9 thậm chí 10 tuần mới phát hiện được nhịp tim, nhưng cũng có các trường hợp khác phải đau lòng bỏ đi lần thai này vì bé không có tim thai. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe, tâm trạng của các mẹ, vì nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé trong bụng. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa, có thể tham khảo ở một vài địa điểm để so sánh. Các bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định có nên hy vọng hay không, nếu tiếp tục chờ đợi, bạn cần tin tưởng tuyệt đối vào con mình để thật thoải mái và khỏe mạnh, có như vậy bé mới phát triển được. Tất nhiên, các trường hợp có tin vui như vậy cũng rất nhiều. Đừng quá lo lắng.
 

Sự thay đổi của cơ thể mẹ

Ngực của bạn tiếp tục thay đổi, nó lớn lên từng ngày và kéo dài suốt thai kỳ để chuẩn bị cho con bú. Núm vú trở nên nâu hơn, nhô lên chút ít. Các tĩnh mạch trên ngực cũng bắt đầu nhiều hơn do nguồn cung cấp máu tăng. Hãy chuẩn bị cho mình chiếc áo ngực mới vừa vặn hơn. Bạn cần nhớ rằng nó sẽ lớn lên suốt 40 tuần thai kỳ, gần như bạn sẽ phải thay đổi cỡ áo liên tục nếu luôn muốn mình được thoải mái nhất.


Sự biến động nội tiết tố-đặc biệt là sự tăng đột ngột progesterone-sẽ khiến bạn trở nên uể oải, bộ máy tiêu hóa cũng có thể chậm chạp hơn. Điều này làm thức ăn bị lưu lại lâu hơn trong ruột, dẫn đến táo bón, kéo dài trong suốt thai kỳ. Để giúp giảm nhẹ triệu chứng, bác sỹ khuyên bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên. Buồn nôn và nôn cũng tiêu tốn một lượng lớn năng lượng cơ thể bạn, làm bạn mệt mỏi và khó chịu. Từ tuần thứ 7 trở đi, bạn cũng sẽ phải quen dần với việc đi tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm, cộng với việc thay đổi nội tiết tố dường như sẽ làm bạn gặp thêm các vấn đề về giấc ngủ nữa. Hãy chuẩn bị tinh thần cho việc này!

Bạn có thể thấy sự thay đổi trên làn da mình ở tuần thai thứ 7 này. Đa số các bà bầu sẽ xuất hiện vết rạn da như những thiếu niên tuổi mới lớn vậy, đồng thời da cũng xạm đi. Ăn một chế độ ăn lành mạnh đầy trái cây tươi và rau quả có thể giúp bạn cải thiện điều này.
 

Lời khuyên cho mẹ

Các bà bầu 7 tuần hãy đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để giúp bé có một môi trường phát triển khỏe mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đừng tiếc những đồ trong tủ lạnh nhiều ngày và những thức ăn không tươi lắm, nó không đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.

Khi mang thai tuần thứ 7 nói riêng hay cả thai kì nói chung, đừng ngại ăn đồ béo. Bạn nên tiêu thụ những lọi chất béo tốt từ cá, các loại hạt, dầu thực vật. Các chất béo này có vai trò trong việc xây dựng não bộ và hệ thần kinh cho trẻ.

Hãy bổ sung 5mg chất sắt vào khẩu phần ăn của bạn để giúp thúc đẩy tủy xương tạo hồng cầu, bạn cần cung cấp máu cho cả cơ thể bé nữa mà.


Đây là tuần mà hầu hết các thai phụ sẽ đến các phòng khám, các sơ sở sản khoa để thăm khám và đảm bảo rằng em bé trong bụng bạn vẫn đang khỏe mạnh. Chăm sóc thai sản sớm là việc làm tiên quyết đến sức khỏe của em bé, vì vậy hãy đặt lịch hẹn với bác sỹ ngay hôm nay! Hãy đề nghị chồng bạn đi khám cùng bạn, hay đơn giản là cùng đọc sách để cả hai được tham gia trong suốt quá trình mang thai bé. Nhưng cũng đừng thất vọng nếu người bố dường như không nghĩ đến con nhiều như bạn, hãy chấp nhận rằng bố không phải là trung tâm của việc này. 

► Xem tiếp: ​Thai nhi 8 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 là dấu hiệu đặc trưng cho thấy mẹ bầu đang ...
Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Trong giai đoạn thai kỳ, dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt với ...
Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Chế độ ăn uống trong thai kỳ luôn là mối quan tâm lớn của các mẹ ...
Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

“Ra máu báo thai có đau lưng không?” là thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến chế độ ăn uống để ...
Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi mà lại ngon lành, dễ kiếm? Mẹ có ...
Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Nhiều chị em trong giai đoạn đầu của thai kỳ thấy xuất hiện máu báo thai ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ
10/10/2024
3 lượt xem

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ối, thì "cách uống nước ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ
09/10/2024
8 lượt xem

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong thời gian ...
Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý
09/10/2024
12 lượt xem

Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

Các chuyên gia phụ sản đã khẳng định, tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu là vô cùng nguy hiểm cho ...
Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai
08/10/2024
20 lượt xem

Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai

Máu báo thai như thế nào là bình thường? Chị em cần lưu ý gì khi thấy xuất hiện máu báo ...
Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ
08/10/2024
12 lượt xem

Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ

Máu báo thai có mùi tanh không, màu sắc thế nào là câu hỏi nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. ...
Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?
08/10/2024
11 lượt xem

Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?

Nhiều chị em thấy ra máu báo thai và không rõ thai nhi khi đó được bao nhiêu tuần. Giải đáp ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure