0
Đang mang thai

Sinh non có nguy hiểm không? Những rủi ro khi sinh non

11:35 | 24/09/2024
388 lượt xem
Sinh non có nguy hiểm không và sinh non ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy, mời các mẹ bầu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Điều cần biết khi sinh non
Sinh non và những điều mẹ bầu cần biết

1. Sinh non có nguy hiểm không?

Trẻ sinh non có thể gặp phải một số biến chứng trên hô hấp do trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, biến chứng tim mạch do tế bào thành mạch chưa phát triển hoặc biến chứng não bộ do mạch máu não có tính thấm cao và thiếu các men chuyển.

Để trả lời sinh non có nguy hiểm không chúng ta hãy cùng điểm qua một số biến chứng thường gặp ở trẻ sinh non dưới đây:

Biến chứng trên hô hấp

Sau khi sinh, trẻ thường khóc chậm, khóc yếu, thời gian ngừng thở dài (7 đến 10 giây), thở không đều, rối loạn nhịp thở từ 2 đến 3 tuần sau đẻ tùy tuổi thai. Nguyên nhân là do trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, bị ức chế do nồng độ CO2 máu tăng. Các tế bào phổi chưa phát triển hoàn toàn, giãn nở kém, dễ gây ra tình trạng suy hô hấp. Phổi bị ứ đọng dịch.

Biến chứng trên tim mạch

Ở trẻ sinh non, các mao mạch nhỏ, số lượng thường ít hơn so với trẻ đủ tháng. Tổ chức tế bào thành mạch chưa phát triển nên sẽ bị dễ vỡ, dễ phù. Trẻ sinh non thiếu nhiều các yếu tố đông máu nên cũng dễ bị xuất huyết, đặc biệt là nguy cơ xuất huyết não.

Biến chứng trên não bộ

Ở trẻ sinh non, mọi sự hoạt động đều phụ thuộc vào thần kinh thực vật, các phản xạ bẩm sinh yếu hoặc chưa có. Tổ chức não của trẻ chứa nhiều nước, não mềm nhũn. Các mạch máu não có tính thấm cao và thiếu các men chuyển nên sẽ dễ bị tổn thương, xuất huyết, do đó để lại nhiều di chứng sau này.

2. Những rủi ro về sức khỏe của mẹ và bé khi sinh non

Trẻ sinh thiếu tháng không chỉ nhẹ cân mà còn gặp rủi ro về các vấn đề liên quan đến thần kinh, trí tuệ trong quá trình phát triển. Nghiêm trọng hơn là trẻ có thể gặp nguy cơ mắc bệnh bại não, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm khi bị sinh non.

2.1 Sinh non ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người mẹ

Mẹ bầu sinh non có ảnh hưởng gì không? Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, những phụ nữ bị sinh non dễ gặp nhiều biến chứng thai sản hơn những phụ nữ khác. Nguy cơ này còn cao hơn ở những phụ nữ sinh ra trước tuần 32 của thai kỳ.

Các biến chứng mẹ bầu thường gặp là: tiểu đường thai nghén, tăng huyết áp thai nghén và tiền sản giật hoặc sản giật.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, cao huyết áp mạn tính và tiểu đường tuýp 2 là những bệnh thường gặp ở phụ nữ sinh non nhiều hơn ở phụ nữ sinh đủ tháng. Cả 2 bệnh này đều làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng thai sản cho mẹ bầu.

2.2 Rủi ro về sức khỏe đối với trẻ sinh non

Sinh non ảnh hưởng gì đến trẻ? Khi trẻ bị sinh non, phần lớn đều sẽ gặp vấn đề về sức khỏe.

Những biến chứng thường gặp ở trẻ sinh non
Những biến chứng thường gặp ở trẻ sinh non

Một số biến chứng có thể nhận thấy ở trẻ sau khi sinh non là:

Khả năng miễn dịch kém

Do chưa phát triển đầy đủ nên khả năng miễn dịch và sức đề kháng ở trẻ sinh non sẽ bị kém hơn so với những đứa trẻ bình thường. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật cho trẻ sau này.

Khó khăn trong việc hô hấp

Trẻ sinh non thường gặp phải tình trạng khó thở vì hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, những đứa trẻ này thường mắc những căn bệnh mãn tính về đường hô hấp trong cả cuộc đời.

Bại não

Bại não là vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh, ảnh hưởng tới chức năng điều khiển sự vận động của cơ thể trẻ. Trẻ sinh non có thể gặp phải nhiều nguy cơ mắc bại não hơn do các vấn đề về huyết áp hoặc hệ thần kinh non nớt.

Huyết áp thấp

Trẻ sinh non dễ bị huyết áp thấp vì các mạch máu chưa đủ mạnh để chịu đựng được sự lưu thông của máu trong cơ thể. Vì vậy, chúng dễ bị mắc các bệnh về tim.

Dễ mắc các bệnh về máu

Do các tế bào máu rất yếu ớt nên trẻ sinh non thường gặp các chứng bệnh về máu như rối loạn máu, thiếu máu, vàng da,…

Dễ mắc bệnh về thị giác và thính giác

Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt và tai do các cơ quan này chưa phát triển đầy đủ. Mẹ cần cho bé đi kiểm tra trong vài ngày đầu sau khi sinh để bác sĩ phát hiện tình trạng bệnh kịp thời.

Quá trình trao đổi chất trong cơ thể trẻ diễn ra chậm

Do những chức năng của cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng nên việc sản sinh hormone cũng bị tác động tiêu cực. Do đó, ở nhiều trẻ sinh non, quá trình trao đổi chất thường diễn ra rất chậm.

Hành vi bất thường

Do hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên nhiều trẻ sinh non thường mắc phải các vấn đề liên quan tới sự phát triển hành vi cũng như các vấn đề về tâm lý trong thời thơ ấu.

2.3 Sinh non cần kiêng những gì?

Về việc kiêng cữ sau khi mẹ sinh non cũng không có gì khác biệt quá nhiều so với sau khi sinh thường cho lắm. Nguyên tắc hàng đầu dành cho mẹ bầu đó là phải ăn thực phẩm chín, ngay cả đối với rau luộc. 

Những thực phẩm nên kiêng khi sinh non
Những thực phẩm nên kiêng khi sinh non

Mẹ không nên ăn rau sống và cũng không được ăn các loại thực phẩm gây dị ứng cho mẹ như là hải sản, cá biển,... Mẹ cũng không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích có hại cho cơ thể.

Bài viết vừa rồi đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi sinh non có nguy hiểm không và sinh non ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé sau này. Có thể nói sinh non mang đến vô số nguy hại trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu hãy cố gắng chăm sóc bản thân thật tốt để luôn khỏe mạnh, vui vẻ để đón thiên thần nhỏ chào đời.

Hướng dẫn bà bầu uống canxi đúng cách, không gây dư thừa

Hướng dẫn bà bầu uống canxi đúng cách, không gây dư thừa

Việc thực hiện uống canxi đúng cách rất quan trọng đặc biệt đối với bà bầu. ...
Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là có, ...
Nghén lạnh là trai hay gái? Giải mã thực hư theo khoa học và dân gian

Nghén lạnh là trai hay gái? Giải mã thực hư theo khoa học và dân gian

Nghén lạnh là trai hay gái? Theo dân gian, nghén lạnh là dấu hiệu mang thai ...
Mẹ bầu thèm ngọt 3 tháng cuối cảnh báo nguy cơ không thể bỏ qua

Mẹ bầu thèm ngọt 3 tháng cuối cảnh báo nguy cơ không thể bỏ qua

Mẹ bầu thèm ngọt 3 tháng cuối là hiện tượng khá thường gặp ở mẹ bầu ...
Bầu 35 tuần đau bụng râm râm nguyên nhân và cách xử lý

Bầu 35 tuần đau bụng râm râm nguyên nhân và cách xử lý

Mẹ bầu 35 tuần đau bụng râm râm có sao không? Nguyên nhân gây bụng mẹ ...
Chiều dài xương đùi của thai nhi 35 tuần là bao nhiêu?

Chiều dài xương đùi của thai nhi 35 tuần là bao nhiêu?

Chiều dài xương đùi của thai nhi 35 tuần là chỉ số mẹ ỏng cần quan ...
Dây rốn quấn cổ 2 vòng tuần 35 nguy cơ tiềm ẩn mẹ cần phải biết

Dây rốn quấn cổ 2 vòng tuần 35 nguy cơ tiềm ẩn mẹ cần phải biết

Hiện tượng dây rốn quấn cổ là tình trạng khá gặp trong thai kỳ. Trong đó, ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Bút thử thai và que thử thai cái nào chính xác hơn?
13/06/2025
11 lượt xem

Bút thử thai và que thử thai cái nào chính xác hơn?

Bút thử thai và que thử thai cái nào chính xác hơn? Theo đánh giá từ các chuyên gia, bút thử ...
Bầu tháng đầu kiêng gì? 9 loại thực phẩm mẹ cần tránh xa
13/06/2025
626 lượt xem

Bầu tháng đầu kiêng gì? 9 loại thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bầu tháng đầu kiêng gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi? Theo khuyến cáo, mẹ nên tránh ...
Hướng dẫn uống sắt đúng cách cho mẹ bầu và lưu ý quan trọng
13/06/2025
492 lượt xem

Hướng dẫn uống sắt đúng cách cho mẹ bầu và lưu ý quan trọng

Uống sắt đúng cách là yếu tố then chốt giúp mẹ bầu hấp thu tối đa dưỡng chất quan trọng này. ...
Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Giải mã lý do mẹ luôn buồn ngủ
13/06/2025
9 lượt xem

Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Giải mã lý do mẹ luôn buồn ngủ

Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Theo các chuyên gia, nghén ngủ xuất hiện trong thời gian mang thai 3 tháng ...
Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu
13/06/2025
10 lượt xem

Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt ...
Mới có thai uống nước ép thơm được không? Mẹ có biết?
12/06/2025
18 lượt xem

Mới có thai uống nước ép thơm được không? Mẹ có biết?

Mới có thai uống nước ép thơm được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chị em mới mang thai hoàn ...
Đăng ký tư vấn

Nhận tư vấn miễn phí