0
Đang mang thai

Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

09:08 | 12/03/2025
928 lượt xem

Thai 8 tuần tuổi chỉ có kích thước tương đương quả mâm xôi. Bé bắt đầu trông giống người lớn hơn, các bộ phận của cơ thể đã bắt đầu phân chia rõ ràng dù sẽ còn phải hoàn thiện rất nhiều trong những tháng tới. Tim thai đã chia thành 4 ngăn, việc thai nhi 8 tuần tuổi chưa có tim thai lúc này bắt đầu nguy hiểm và cần hỗ trợ trực tiếp từ bác sỹ chuyên khoa. Mời mẹ cùng Avisure tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 8 tuần qua bài viết dưới đây.

1. Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

Thời điểm thai 8 tuần, bé bắt đầu trông giống người lớn hơn, các bộ phận của cơ thể đã bắt đầu phân chia rõ ràng dù sẽ còn phải hoàn thiện rất nhiều trong những tháng tới.

1.1. Nhịp tim thai 8 tuần

Tim thai đã chia thành 4 ngăn, việc thai nhi 8 tuần tuổi chưa có tim thai lúc này bắt đầu nguy hiểm và cần hỗ trợ trực tiếp từ bác sỹ chuyên khoa.
Bình thường, nhịp tim thai 8 tuần tuổi dao động từ 100 nhịp - 160 nhịp mỗi phút. Chỉ số nhịp tim thai nhi có thể đo được thông qua siêu âm đầu dò.
Nhịp tim thai 8 tuần
Nhịp tim thai 8 tuần dao động từ 100- 160 nhịp/ phút

1.2. Hệ thần kinh và não bộ hình thành

Khi thai 8 tuần tuổi, cái “đuôi” bào thai đã hoàn toàn biến mất. Các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh cùng với sự lớn lên của các cơ quan trong cơ thể bé. Mạng lưới thần kinh bắt đầu liên kết với các cơ quan như tim, mắt, tai,... để hình thành một cơ thể hoàn chỉnh.

1.3. Xuất hiện cơ quan sinh dục

Ở thai nhi lúc này cơ quan sinh dục ngoài đã xuất hiện nhưng gần như là chưa đủ để để phân biệt được giới tính khi siêu âm, ba mẹ cần chờ đến cho đến vài tuần nữa. Thông thường, các bác sĩ đã có thể dự đoán giới tính thai nhi từ tuần thứ 12 trở đi nhưng để cho kết quả siêu âm chính xác nhất, ba mẹ hãy kiên nhẫn đợi đến khi con dược 15-16 tuần tuổi. Thời điểm này, cơ quan sinh dục đã có cấu trúc rõ ràng nên việc xác định giới tính có thể chính xác đến 90%.

1.4. Thai 8 tuần tiếp tục hình thành khuôn mặt

Thai nhi 8 tuần tuổi đang tiếp tục hình thành khuôn mặt. Các hàm và mũi đang phát triển, cùng với răng. Đây là một thời điểm quan trọng đối với sự hình thành của mắt và tai. Mắt bé đã được hình thành, tuy nhiên mí mắt lúc này vẫn đóng chặt và chỉ hé mở ở tuần thai thứ 27. Trên khuôn mặt quan sát có thể thấy đôi vành tai nhỏ xíu, cùng với đó là miệng, mũi và lỗ mũi, tuy rất nhỏ nhưng cũng đã có thể phân biệt được.
Hình ảnh thai 8 tuần
Hình ảnh thai 8 tuần đang phát triển trong bụng mẹ

1.5. Chân và tay phát triển

Tế bào xương đang bắt đầu thay thế các sụn gốc đã được đặt ra, như cánh tay và đôi chân dài, và các ngón tay có màng và ngón chân đã bắt đầu phát triển.

1.6. Hệ tuần hoàn của thai nhi 8 tuần đang được hoàn thiện

Hệ tuần hoàn của bé được hoàn thiện dần và bây giờ ba mẹ có thể thấy một mạng lưới các mạch máu dưới một lớp da mỏng trong suốt. Nó sẽ mất một thời gian trước khi cơ thể bé bắt đầu tổng hợp chất béo và đầy đặn lên.

1.7. Hình ảnh và kích thước thai 8 tuần

Kích thước thai nhi 8 tuần tuổi chỉ dài khoảng 1,6cm và nặng khoảng 20 gram. Mẹ có biết, khi con được 8 tuần chỉ có kích thước tương đương một quả mâm xôi.
Kích thước thai 8 tuần
Kích thước thai 8 tuần chỉ tương đương một quả mâm xôi

2. Sự thay đổi của cơ thể mẹ

Cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi khi mang thai tuần thứ 8:
- Tăng cân hoặc sụt cân
Mang thai tuần 8, mẹ có thể nhận thấy mình đã tăng lên vài kí so với trước khi có bầu, những cũng có một số bà bầu lại sụt cân trong giai đoạn này. Mặc dù vòng eo đã lớn hơn chút ít nhưng trông chị em vẫn chưa hẳn giống một bà bầu, hầu hết mọi người xung quanh vẫn chưa thể nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể của chị em.
- Ốm nghén, buồn nôn
Mẹ có thể cảm nhận mình đang mang một sinh linh bé nhỏ trong bụng qua những cơn ốm nghén hay những dấu hiệu sinh lí khác như mệt mỏi, uể oải, mất ngủ. Một số bà mẹ có thể dứt được các triệu chứng ốm nghén khi mang thai tuần 8 nhưng một số khác lại gặp những trận nôn, buồn nôn suốt cả ngày. Tình trạng này sẽ sớm hết trong vài tuần tới.
Xem thêm:
Mẹ bầu ốm nghén nặng sinh con trai hay con gái?
Mẹ mang thai 8 tuần bị ốm nghén
Mẹ thường ốm nghén, buồn nôn khi mang thai tuần 8
- Tính tình thay đổi
Các chị em còn cảm thấy tính khí và cảm xúc của mình thất thường thấy rõ. Chị em thường xuyên cảm thấy bực bội cáu gắt, stress, căng thẳng không rõ nguyên nhân. Đây là trạng thái hoàn toàn bình thường do nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi ảnh hưởng đến cảm xúc.
- Thường xuyên đi vệ sinh
Khi thai 8 tuần tuổi, tử cung của mẹ đã phát triển đáng kể và có thể đã chèn vào bàng quang. Điều này sẽ làm cho mẹ muốn đi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn. Mặc dù bàng quang có thể chứa một lượng nước tiểu nhất định nhưng nếu có thể hãy đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, đừng cố gắng kiềm chế, nó càng khiến mẹ thêm khó chịu, chưa kể việc ảnh hưởng đến tử cung do bàn quang chèn ép ngược trở lại nữa. Còn nếu phải dậy vào ban đêm để đi và nó làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ, mẹ nên uống nước ít hơn vào buổi tối.

3. Mẹ cần làm gì khi mang thai tuần 8?

Siêu âm lần đầu tiên của mẹ để kiểm tra sự phát triển của bé thường được tiến hành từ tuần thai thứ 8 đến 12. Nếu mẹ chưa có hẹn khám thai lần đầu, mẹ và gia đình nên sắp xếp ngay.
Ngoài ra, ngực của mẹ bầu sẽ tiếp tục lớn lên. Mẹ có thể bắt đầu chuẩn bị những chiếc áo ngực dành riêng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú, có bán ở rất nhiều cửa hàng.
Bổ sung vitamin đầy đủ là điều cần thiết trong hành trình mang thai của mẹ. Mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm vitamin tổng hợp bổ sung các vi chất quan trọng giúp thai kỳ khoẻ mạnh.
Bên cạnh đó, mẹ vẫn phải duy trì thói quen nghỉ ngơi đầy đủ. Mẹ mang thai 8 tuần cần ngủ đủ giấc, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Mẹ cũng cần tránh xa các thói quen xấu có thể gây hại cho thai nhi như uống bia rượu hay sử dụng các chất kích thích.
Khám thai định kỳ là điều cần thiết khi mẹ mang thai 8 tuần để chắc chắn rằng con yêu đang được khoẻ mạnh và phát triển đầy đủ trong bụng mẹ.
Như vậy, mọi thông tin trên đã giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của thai 8 tuần và những thay đổi của mẹ khi mang thai. Nếu còn thắc mắc nào khác, mời mẹ tìm đọc thêm các bài viết khác của Avisure hoặc gọi đến tổng đài 1800 0016 để được tư vấn miễn phí.
Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì? Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên bổ ...
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không? Câu trả lời là có ...
Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không? Câu trả lời ...
Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Thèm ngọt là con gì? Thèm ngọt là bầu con trai hay gái? Theo dân gian, ...
Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Theo chuyên gia, bà bầu 3 tháng ...
Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Câu trả lời là có, sashimi cá ...
5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai cần tránh là tư thế ngồi ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ
15/07/2025
142 lượt xem

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ nghén mùi, nhạy cảm với ...
Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết
14/07/2025
148 lượt xem

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Các bác sĩ khuyên rằng, bà bầu tuyệt đối không được uống ...
Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?
14/07/2025
100 lượt xem

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không? Theo các bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt ...
Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 
12/07/2025
16 lượt xem

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? Để biết thai nhi khỏe mạnh, mẹ ...
Vitamin c 1000mg bầu uống được không?
11/07/2025
16 lượt xem

Vitamin c 1000mg bầu uống được không?

Vitamin C 1000mg bầu uống được không? chắc chắn là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để ...
Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu
11/07/2025
430 lượt xem

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, việc thiếu nước ối có thể gây ra rất ...