0
Đang mang thai

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 

10:09 | 12/07/2025
17 lượt xem
Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? Để biết thai nhi khỏe mạnh, mẹ hãy theo dõi cử động thai, tim thai, theo dõi sự tăng cân nặng của bản thân và các dấu hiệu mang thai khác. Cụ thể mẹ cần theo dõi những dấu hiệu nào để biết thai nhi khỏe mạnh, hãy cùng Avisure tìm hiểu trong bài viết sau 

1. Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? Mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu thai máy, nhịp tim thai, dấu hiệu đau tức ngực, ốm nghén hay tăng cân đều đặn mỗi ngày. Đây đều là các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh mà không cần phải siêu âm. 

Theo dõi cử động thai (thai máy)

Mẹ bầu có biết một thai nhi khỏe mạnh là một thai nhi hoạt động tốt. Do đó, nếu mẹ mang thai ở 2 quý cuối thai kỳ có thể theo dõi cử động thai hay còn gọi là thai máy để biết thai nhi đang phát triển khoẻ mạnh hay không nhé. 

Những cử động thai mẹ thấy bao gồm bé đạp, xoay người, đá chân hoặc nấc cụt. Tuy nhiên, cách nhận biết này chỉ quan sát và theo dõi được từ tuần thứ 16 trở đi, một số trường hợp mẹ bầu con so hay rau bám mặt trước, bụng mỡ dày có thể phải sau 21 tuần mới cảm nhận được rõ ràng. 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm thai máy
Thai máy là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt

Để theo dõi cử động thai, mẹ bầu có thể chọn 1 thời điểm cố định, yên tĩnh trong ngày. Thường là sau ăn hoặc trước khi đi ngủ đếm số lần cử động thai trong 2 tiếng đồng hồ. Nếu trong 2 tiếng có ít nhất 10 cử động thai máy chứng tỏ em bé của mẹ đang phát triển tốt, nếu mẹ không thấy thai cử động, mẹ có thể đi lại 1 chút hoặc uống 1 cốc nước lạnh để đánh thức bé nhé. Ngược lại mẹ thấy thai ít cử động hoặc yên tĩnh kể cả khi xoa bụng, uống nước hay đi lại thì mẹ nên đi siêu âm, thăm khám nhằm tránh bỏ qua những bất thường có thể xảy ra. 

Dấu hiệu ốm nghén 

Nếu mẹ có thể theo dõi cử động thai để đánh giá thai có phát triển tốt không ở 2 cá nguyệt cuối thì ở tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu có thể theo dõi sự phát triển tốt của thai qua hiện tượng ốm nghén. Bởi các nghiên cứu cho thấy mẹ bầu ốm nghén, mệt mỏi chính là một dấu hiệu tốt cho thấy thai nhi đang phát triển, khoẻ mạnh trong tử cung. 

Đau tức ngực

Hiện tượng đau tức ngực ở những tháng đầu thai kỳ cũng là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Dấu hiệu này hữu ích cho những mẹ bầu có cơ địa trộm vía ít ốm nghén hoặc không ốm nghén. Do đó, nếu mẹ vẫn có các dấu hiệu đau tức ngực, vùng quầng vú nâu sẫm hoặc sạm hơn thì chứng tỏ thai nhi của bạn vẫn đang phát triển tốt đó mẹ bầu nhé. 

làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm dấu hiệu đau ngực
Nếu mẹ vẫn đau tức ngực, thì là dấu hiệu thai nhi phát triển tốt

Cân nặng tăng đều và ổn định 

Cân nặng của mẹ bầu tăng đều và ổn định cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy thai nhi đang phát triển.

 Ở 3 tháng đầu thai kỳ mỗi tuần mẹ bầu tăng nhẹ 0.3 - 0.5kg. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ốm nghén giảm cân thì cũng không phải vấn đề gì quá lo ngại mẹ bầu nhé. Bởi giai đoạn đầu này thai nhi còn khá nhỏ và sự phát triển của thai phụ thuộc chính vào nội tiết của người mẹ.

Ở giai đoạn sau của thai kỳ cân nặng mẹ tăng đều cùng với kích thước vòng bụng tăng lên chính là dấu hiệu nhận biết thai nhi khoẻ mạnh mà không cần phải siêu âm. Mẹ có thể đo và ghi chép lại hàng tuần về cân nặng cũng như chu vi vòng bụng. Nếu cảm thấy có bất thường thì hãy đi siêu âm, thăm khám để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.  
Xem thêm:

Bầu 4 tháng tăng bao nhiêu kg là chuẩn? Bảng tăng cân nặng chuẩn cho mẹ

Đo tim thai

Việc sử dụng máy doppler cầm tay, ống nghe tim thai cũng là giải pháp tốt để ba mẹ theo dõi được thai nhi có đang phát triển khoẻ mạnh hay không ngay tại nhà. Nếu nhịp tim nằm trong khoảng 120 đến 160 bpm thì chứng tỏ thai nhi của mẹ đang khoẻ mạnh mà không cần thiết phải siêu âm. Ngược lại, khi nhịp tim có dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với thai nhi. 

làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm đo tim thai
Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? - Mẹ hãy theo dõi tim thai mỗi ngày

2. Những dấu hiệu cảm báo thai nhi yếu, phát triển không tốt 

Bên cạnh những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh ở trên để giải đáp mối bận tâm “làm thế nào để biết thai nhi khoẻ mạnh mà không cần siêu âm?” thì những dấu hiệu cảnh báo thai nhi yếu cũng là vấn đề Avisure muốn chia sẻ. Bởi việc phát hiện sớm dấu hiệu bất thường sẽ giúp các bác sĩ có cách hỗ trợ xử lý để thai kỳ của mẹ và thai nhi thuận lợi và tốt đẹp hơn. 

Ra máu âm đạo bất thường 

Nhìn chung trừ trường hợp máu báo thai thì hiện tượng ra máu âm đạo đều là bất thường dù ở bất cứ giai đoạn nào ở thai kỳ. Do đó, nếu lượng máu ra nhiều, ồ ạt kèm theo đau bụng, đau hông thì mẹ bầu đến cần đến bệnh viện thăm khám: 

  • Nếu ở 3 tháng đầu có thể dấu hiệu thai ngoài tử cung, sảy thai, doạ sảy. 
  • Ở 3 tháng giữa dấu hiệu dọa sinh non, bong nhau non hay các bệnh lý thai kỳ khác
  • Còn ở 3 tháng cuối hiện tượng ra máu âm đạo có thể dấu hiệu chuyển dạ, sinh non, thai lưu…

Do vậy nếu không phải dấu hiệu máu báo thai với lượng ít màu hồng hoặc nâu nhạt thì hiện tượng ra máu âm đạo mẹ bầu cần đi thăm khám ngay.
Xem thêm:
Thai 5 tuần ra máu đỏ tươi không đau bụng có nguy hiểm hay không?

làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm ra máu âm đạo
Ra máu âm đạo bất thường là dấu hiệu nguy hiểm cho bà bầu

Đau bụng dữ dội

Hiện tượng đau bụng lâm râm ở 3 tháng đầu thường khá gặp và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đau bụng dữ dội, toát mồ hôi thì mẹ bầu cần đi thăm khám ngay bởi đó có thể dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung, sảy thai ở 3 tháng đầu. Ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối hiện tượng đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu bong nhau non, doạ sảy…

Ốm nghén biến mất đột ngột

Ở 3 tháng đầu thai kỳ nếu các dấu hiệu ốm nghén, đau tức ngực tự dưng biến mất đột ngột không rõ lý do thì đó là dấu hiệu thai nhi yếu hoặc ngừng phát triển. Do vậy, mẹ bầu nên đi thăm khám để tránh bỏ qua những nguy hiểm có thể xảy ra. 
Xem thêm:
Mẹ bầu ốm nghén nặng sinh con trai hay con gái?

Thai nhi ít cử động hoặc không cử động

Nếu mẹ bầu nhận thấy thai nhi cử động yếu, ít hơn bình thường thì mẹ bầu cần đi thăm khám. Bởi điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng suy thai hoặc thiếu oxy.

Bụng bầu không phát triển - Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm theo dõi bụng bầu
Theo dõi kích thước bụng bầu để biết thai nhi khỏe mạnh không cần siêu âm

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? Mẹ hãy theo dõi vòng bụng mỗi ngày. Nếu bụng bầu không phát triển, không tăng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung, thai bé. Nên nếu mẹ thấy cân nặng không tăng, chu vi vòng bụng không to lên trong vài ba tuần liên tiếp thì mẹ bầu nên đi thăm khám để được đánh giá sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các bất thường có thể xảy ra. 

Rò rỉ nước ối

Tình trạng rỉ ối trong thai kỳ mà chưa đến chuyển dạ sinh con đều là một dấu hiệu bất thường. Mẹ bầu thấy quần lót thường xuyên ẩm ướt, dịch không tiết ra màu, mùi thì rất có thể là mẹ bị rỉ ối. Khi gặp tình trạng này, mẹ bầu cần đi thăm khám tránh tình trạng thiểu ối, sinh non hoặc nhiễm trùng ối. 

Nhịp tim thai bất thường dấu hiệu cảnh báo 

Khi mẹ dùng máy đo nhịp tim bằng tay tại nhà, nếu thấy nhịp tim thai nhi nhanh quá 160 lần/phút hoặc yếu dưới 120 nhịp/phút thì mẹ bầu nên đi thăm khám để xem nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Điều này tránh được những bất thường, suy thai có thể xảy ra.

Dấu hiệu sưng phù bất thường ở mặt, tay, chân

làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm dấu hiệu sưng phù tay chân
Mẹ bầu bị sưng phù ở tay, chân là hiện tượng bình thường

Sưng phù nhẹ ở chân trong thai kỳ là hiện tượng bình thường, nhưng nếu sưng phù xuất hiện đột ngột ở mặt, tay, chân và kèm theo các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mẹ cần đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu này để được theo dõi và điều trị kịp thời.

3. Một số lời khuyên giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh 

Ngoài việc theo dõi các dấu hiệu thai nhi phát triển khoẻ mạnh trong thai kỳ thì một số vấn đề về dinh dưỡng, lối sống và y tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ bầu nên chú ý một số những lời khuyên như sau. 

- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối

Trong thai kỳ nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và thai nhi tăng cao. Điều này đòi hỏi mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Các bữa ăn của mẹ bầu luôn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: Bột đường, đạm, chất xơ, nước. Các thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, luôn phải đầy đủ. 

- Bổ sung đầy đủ acid folic, sắt, canxi, DHA cho cả thai kỳ khỏe mạnh cũng như đề phòng dị tật bẩm sinh. 

- Uống đủ nước và hạn chế caffeine, các chất kích thích cũng như trà sữa, nước ngọt. 

- Vận động nhẹ nhàng khoảng 30- 40p mỗi ngày thông qua việc đi bộ, tập yoga hay các bài tập phù hợp

- Ngủ sớm, tránh thức khuya, làm việc nhẹ nhàng không làm việc quá sức. 

- Nghỉ ngơi tránh stress, căng thẳng kéo dài. 

Trên đây, chính là toàn bộ nội dung giải đáp câu hỏi “làm thế nào để biết thai nhi khoẻ mạnh mà không cần siêu âm” do Avisure chia sẻ. Chúng tôi hy vọng những kiến thức này giúp các mẹ bầu chăm sóc thai kỳ tốt hơn. Nếu mẹ bầu còn băn khoăn thắc mắc hãy nhấc máy gọi đến tổng đài 18000016 để được hỗ trợ và tư vấn ngay. 

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì? Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên bổ ...
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không? Câu trả lời là có ...
Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không? Câu trả lời ...
Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Thèm ngọt là con gì? Thèm ngọt là bầu con trai hay gái? Theo dân gian, ...
Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Theo chuyên gia, bà bầu 3 tháng ...
Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Câu trả lời là có, sashimi cá ...
5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai cần tránh là tư thế ngồi ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ
15/07/2025
142 lượt xem

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ nghén mùi, nhạy cảm với ...
Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết
14/07/2025
148 lượt xem

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Các bác sĩ khuyên rằng, bà bầu tuyệt đối không được uống ...
Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?
14/07/2025
100 lượt xem

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không? Theo các bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt ...
Vitamin c 1000mg bầu uống được không?
11/07/2025
16 lượt xem

Vitamin c 1000mg bầu uống được không?

Vitamin C 1000mg bầu uống được không? chắc chắn là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để ...
Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu
11/07/2025
430 lượt xem

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, việc thiếu nước ối có thể gây ra rất ...
Thai 26 tuần là mấy tháng? Phát triển như thế nào?
11/07/2025
779 lượt xem

Thai 26 tuần là mấy tháng? Phát triển như thế nào?

  Thai 26 tuần là mấy tháng? Mẹ bầu 26 tuần là được 6 tháng 2 ngày. Mẹ đang ở tháng cuối ...