0
Đang mang thai

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

13:24 | 04/07/2025
143 lượt xem

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai cần tránh là tư thế ngồi bắt chéo chân, tư thế ngồi không có lưng tựa và nửa mông, tư thế gập người về phía trước, ngồi ngửa người ra đằng sau và ngồi xổm. Các tư thế ngồi sai khi làm việc này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Vậy cụ thể ngồi thế nào mới đúng? Hãy cùng Avisure tìm hiểu tại bài viết sau.

1. Ngồi làm việc sai tư thế ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?

Ngồi làm việc sai tư thế có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Đặc biệt, khi mang thai, cơ thể mẹ đã phải chịu nhiều thay đổi và áp lực khiến vùng thắt lưng và các khớp trở nên đau mỏi và căng cứng. Nếu mẹ ngồi làm việc sai tư thế, sẽ góp phần làm trầm trọng thêm các ảnh hưởng này và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:

- Đau nhức cơ thể:

Ngồi làm việc sai tư thế có thể khiến trọng tâm cơ thể mẹ dồn về phía trước, dẫn đến tăng áp lực lên vùng thắt lưng, gây đau mỏi cột sống thắt lưng. Hơn nữa, mẹ còn có thể gặp căng cứng, đau mỏi cổ vai gáy do các dây thần kinh bị chèn ép, giảm lưu thông máu trong cơ thể.
 

5 tư thế cấm kỵ ngồi làm việc khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi
5 tư thế cấm kỵ ngồi làm việc khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi

- Giãn tĩnh mạch:

Nếu mẹ ngồi ở tư thế sai có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt ở các chi. Suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân dẫn tới sưng phù, đau nhức các chi, thậm chí có khả năng cao hình thành huyết khối.

- Khó sinh:

Ngồi làm việc sai tư thế có nguy cơ khiến thai nhi lệch khỏi vị trí thuận lợi, đặc biệt nếu mẹ đang trong tam cá nguyệt cuối cùng. Hậu quả là thai nhi không về đúng tư thế ngôi thuận, mẹ sinh khó, đau nhiều khi sinh, hoặc thậm chí phải chuyển sang sinh mổ.

- Thai nhi bị ảnh hưởng:

Việc ngồi sai tư thế – đặc biệt là gập người về phía trước, khom lưng hoặc không có tựa lưng ổn định – khiến tử cung bị chèn ép liên tục. Điều này làm giảm không gian vận động của thai nhi, gây khó chịu, thiếu oxy và có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất.

- Khó thở:

Khi ngồi tư thế làm việc không chuẩn, mẹ có khả năng cao bị khó thở khi tử cung chèn vào các cơ quan nội tạng như phổi.

Như vậy, mẹ cần tránh các tư thế ngồi sai, không chuẩn để đảm bảo thai kỳ diễn ra tốt đẹp, con khỏe mạnh chào đời.
- Nguy cơ sinh non - hậu quả nghiêm trọng từ việc ngồi sai tư thế:
Một trong những rủi ro mà rất ít bà bầu biết của việc ngồi sai tư thế khi mang thai chính là nguy cơ sinh non. Đặc biệt, tư thế ngồi gập người về phía trước hoặc ngồi cong lưng co người sẽ gây áp lực trực tiếp lên tử cung – nơi thai nhi đang phát triển. Nếu áp lực của các tư thế trên lặp lại nhiều lần, sẽ ảnh hưởng lớn và gây ra các nguy cơ sau:

  • Thai nhi bị chèn ép trong không gian chật hẹp
  • Giảm lưu lượng máu và oxy truyền đến bé
  • Kích thích tử cung co bóp sớm, dẫn đến nguy cơ sinh non

2. 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai

Vậy 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai là gì? Mẹ cần tuyệt đối tránh xa các tư thế ngồi sau đây để thai nhi không bị chèn ép, mẹ bầu bớt mệt mỏi:

2.1. Tư thế ngồi bắt chéo chân

Tư thế ngồi bắt chéo chân là tư thế thường gặp, nhất là ở các chị em phụ nữ, một phần do thói quen hàng ngày và một phần do tư thế này tạo cảm giác thanh lịch, duyên dáng. Tuy nhiên, tư thế ngồi bắt chéo chân lại có mặt trong top 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai.

Nguyên nhân là do tư thế ngồi bắt chéo chân sẽ gây cản trở lưu thông máu, giãn tĩnh mạch và tăng nguy cơ phù nề chân, đặc biệt nguy hiểm với những mẹ bầu đang gặp tình trạng sưng phù hay tê bì chân tay. Hơn nữa, tư thế ngồi bắt chéo chân còn khiến lưu lượng tuần hoàn về tim bị giảm, dẫn đến giảm lượng máu nuôi thai, khiến con bị thiếu máu, thiếu oxy, kém phát triển.
 

Ngồi bắt chéo chân - 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai
Ngồi bắt chéo chân - 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai

2.2. Tư thế ngồi ngồi không có lưng tựa và nửa mông

Tư thế ngồi nửa mông là tư thế ngồi làm việc khá phổ biến, thường gặp nhất khi mẹ bầu ngồi vội mà chưa kịp đặt hết phần mông lên mặt ghế. Ngồi nửa mông cũng là tư thế đứng đầu trong 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai

Tư thế ngồi nửa mông khiến mẹ lệch trọng tâm của cơ thể và gây ra mất cân bằng trọng lượng. Khi ngồi nửa mông trên ghế, trọng tâm cơ thể mẹ không phân bố đều làm tăng áp lực lên phần cột sống để giữ thăng bằng cho cơ thể. Từ đó, cơ thể mẹ bị tăng áp lực lên vùng đĩa đệm cột sống lưng và căng cơ tại vùng lưng dưới khiến mẹ mệt mỏi, đau nhức vùng lưng. 

Ngồi nửa mông - 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai
Ngồi nửa mông - 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai


Bênh cạnh đó, một trong 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh là tư thế ngồi không có lưng tựa. Tư thế ngồi làm việc không có điểm tựa ở lưng khiến vùng lưng phải hoạt động liên tục để duy trì tư thế. Khi đó, mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng gù lưng, căng thẳng và đau lưng, hoặc mẹ sẽ dễ chuyển sang tư thế gập người ra trước hoặc ngả người ra sau - đây đều là những tư thế không tốt cho thai nhi.

Vậy nên, mẹ hãy chọn những loại ghế có phần đệm tựa hỗ trợ toàn bộ lưng, tránh các loại ghế đẩu hoặc ghế có phần tựa lưng thấp.

2.3. Tư thế ngồi gập người về phía trước

Tư thế ngồi gập người về phía trước rất dễ mắc phải khi mẹ phải làm việc trong văn phòng, tiếp xúc lâu dài với máy tính. Tư thế ngồi gập người về phía trước cũng góp mặt trong 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai điển hình. Bởi tư thế này khiến vùng bụng của mẹ bị chèn ép, gây áp lực lên tử cung và hệ hô hấp, tiêu hóa của mẹ.

Khi ngồi gập người về phía trước, thai nhi bị chèn ép gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Đồng thời, tư thế gập người về đằng trước cũng khiến mẹ bị khó thở, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa.

2.4. Tư thế ngồi ngửa người ra đằng sau

Nếu mẹ tin rằng, tư thế ngồi ngửa người ra đằng sau sẽ làm giảm áp lực lên vùng bụng và tốt cho thai nhi, thì hoàn toàn sai lầm. Tư thế ngồi ngả ra sau là một trong 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai điển hình bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe thai kỳ.
 

Ngồi ngừa người ra sau - 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai
Ngồi ngừa người ra sau - 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai

Khi mẹ ngồi làm việc ngửa người ra sau, bụng nhô cao và thõng vai, áp lực của cơ thể sẽ đổ dồn lên cột sống - vốn đã chịu nhiều áp lực do tăng cân và thay đổi trọng tâm khi mang bầu. Lâu dần, mẹ dễ bị đau lưng, chóng mặt, khó thở và căng cơ vùng mông.

2.5. Ngồi xổm khi làm việc

Ngồi xổm là một tư thế hiếm gặp khi ngồi làm việc, tuy nhiên các mẹ bầu thường hay ngồi xổm để nhặt đồ, lau chùi hoặc xử lý công việc ở vị trí thấp. Đây là một trong 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai vì có thể gây mất thăng bằng và tăng áp lực không cần thiết lên vùng bụng dưới.
Khi thai kỳ bước vào giai đoạn giữa và cuối, trọng tâm cơ thể thay đổi rõ rệt. Ngồi xổm trong thời gian dài hoặc đứng lên – ngồi xuống liên tục có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng và tăng nguy cơ té ngã. Đồng thời, tư thế này tạo áp lực lên vùng đáy chậu và tử cung – điều không lý tưởng trong giai đoạn mà cơ thể cần được giữ ổn định để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Với các mẹ bầu có tiền sử như nhau bám thấp, cổ tử cung ngắn hoặc sinh non, tư thế ngồi xổm có thể là yếu tố kích thích các phản ứng không mong muốn, bao gồm co bóp tử cung sớm. Dù trong nhiều trường hợp mẹ không cảm nhận ngay lập tức tác động, việc lặp lại tư thế này thường xuyên vẫn được coi là không an toàn.
Thay vào đó mẹ bầu nên sử dụng ghế thấp, giữ lưng thẳng hoặc nhờ sự hỗ trợ từ người khác khi cần cúi xuống. Trong suốt thai kỳ, việc duy trì tư thế ngồi ổn định, tránh áp lực không cần thiết lên vùng bụng là điều cần thiết và là lý do vì sao ngồi xổm được xếp vào nhóm 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai.

3. Hướng dẫn tư thế ngồi làm việc đúng cho bà bầu

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, mẹ cần tuyệt đối tránh xa 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai và lựa chọn tư thế ngồi làm việc đúng đắn nhất. 

3.1. Tư thế ngồi làm việc đúng cho bà bầu là gì?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, tư thế ngồi làm việc đúng nhất cho bà bầu là ngồi thẳng lưng, vai mở và thả lỏng, lưng tựa nhẹ vào ghế, hai chân đặt vuông góc với sàn nhà 90 độ và có thể dùng thêm ghế kê chân. Cụ thể như sau:

- Lưng và vai: giữ lưng thẳng, cột sống thẳng, tránh cúi người hay cúi đầu về phía trước, vai mở và thả lỏng. 

- Chân: đặt vuông góc 90 độ so với mặt sàn, có thể dạng chân để giúp tư thế thoải mái hơn hoặc sử dụng ghế kê chân, không nên bắt chéo chân vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu

- Ghế và bàn làm việc: ghế và bàn cần điều chỉnh sao cho màn hình làm việc ngang tầm mắt, đảm bảo chân chạm sàn, có thể sử dụng ghế kê chân nếu cần thiết.
Mẹ cần tránh tư thế ngồi gù lưng, ngồi bắt chéo chân hay ngồi quá lâu một chỗ để hạn chế tình trạng giảm lưu thông máu, gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.

Tư thế ngồi tốt cho mẹ bầu khi mang thai
Tư thế ngồi tốt cho mẹ bầu khi mang thai

3.2. Biện pháp hỗ trợ tư thế ngồi thoải mái nhất

Bên cạnh áp dụng tư thế ngồi làm việc đúng cho mẹ trong thai kỳ, mẹ có thể sử dụng các phương pháp sau để hỗ trợ ngồi thoải mái nhất:

- Thay đổi tư thế thường xuyên nếu mẹ phải ngồi làm việc quá lâu trong văn phòng. Mẹ nên đứng dậy và hoạt động ít nhất 5 phút mỗi giờ để tăng cường lưu thông máu và giúp cơ thể thư giãn.

- Nên lựa chọn ghế ngồi có phần tựa lưng cao, tốt nhất là phủ hoàn toàn lưng để hỗ trợ tốt cho phần thắt lưng và cổ

- Ghế ngồi nên có thêm tay vịn để hỗ trợ mẹ bầu khi đứng lên và ngồi xuống.

- Dùng ghế có độ mềm vừa phải, tránh ngồi ghế quá mềm hoặc quá cứng.

- Mẹ có thể sử dụng thêm gối tựa lưng hoặc gác chân để tăng cường sự thoải mái khi làm việc.

4. Lưu ý khi ngồi làm việc trong thai kỳ

Ngoài việc tránh xa 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý đến một số điều sau để làm việc trong thai kỳ được thoải mái và an toàn nhất:

- Trang phục thoải mái:

Mẹ nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái khi làm việc để tránh bị bó chặt vùng bụng, gây áp lực lên tử cung.

- Giày dép phù hợp:

Mẹ nên lựa chọn giày đế bằng hoặc các loại giày có đệm mềm để tránh gây áp lực lên khớp gối. Tránh các loại giày cao gót hoặc giày gót nhọn vì chúng vừa làm tăng áp lực cho vùng chân, vừa dễ ngã và gây nguy hiểm cho thai nhi
 

Những lưu ý về tư thế ngồi làm việc khi mang thai
Những lưu ý về tư thế ngồi làm việc khi mang thai

- Bàn làm việc sắp xếp hợp lý:

Khi làm việc với máy tính, mẹ cần điều chỉnh ghế ngồi sao cho bàn làm việc ngang tầm tay, màn hình máy tính ngang tầm mắt để tránh mỏi cổ.

- Vận động nhẹ nhàng:

Tránh ngồi làm việc quá lâu hoặc duy trì quá lâu 1 tư thế. Mẹ nên hoạt động nhẹ nhàng, đứng dậy và di chuyển thường xuyên, ít nhất vài phút mỗi giờ để máu lưu thông dễ dàng hơn và tránh bị cứng, mỏi cơ.

- Tránh làm việc quá sức:

Mẹ cần làm việc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và thai nhi.

Như vậy, mẹ đã được cảnh báo 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai. Nếu mẹ bầu đang mắc phải tư thế này, mẹ cần thay đổi ngay để thai kỳ được an toàn và khỏe mạnh hơn. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy tham khảo các bài viết tại chuyên mục Mang thai an toàn của Avisure.

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì? Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên bổ ...
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không? Câu trả lời là có ...
Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không? Câu trả lời ...
Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Thèm ngọt là con gì? Thèm ngọt là bầu con trai hay gái? Theo dân gian, ...
Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Theo chuyên gia, bà bầu 3 tháng ...
Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Câu trả lời là có, sashimi cá ...
5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai cần tránh là tư thế ngồi ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ
15/07/2025
142 lượt xem

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ nghén mùi, nhạy cảm với ...
Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết
14/07/2025
148 lượt xem

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Các bác sĩ khuyên rằng, bà bầu tuyệt đối không được uống ...
Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?
14/07/2025
100 lượt xem

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không? Theo các bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt ...
Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 
12/07/2025
17 lượt xem

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? Để biết thai nhi khỏe mạnh, mẹ ...
Vitamin c 1000mg bầu uống được không?
11/07/2025
16 lượt xem

Vitamin c 1000mg bầu uống được không?

Vitamin C 1000mg bầu uống được không? chắc chắn là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để ...
Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu
11/07/2025
430 lượt xem

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, việc thiếu nước ối có thể gây ra rất ...