0
Đang mang thai

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

16:00 | 09/07/2025
210 lượt xem

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không? Câu trả lời là có nhưng cần hạn chế, bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn đồ lạnh để tránh ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Những đồ lạnh như nước đá, siro, đá bào, kem,... có thể gây lạnh bụng, lạnh họng cho bà bầu 3 tháng đầu. Cụ thể như thế nào, mời mẹ theo dõi bài viết sau của Avisure.

 

1. Bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không? Theo các bác sĩ sản khoa, bà bầu 3 tháng đầu vẫn có thể ăn đồ lạnh nhưng cần hạn chế, không nên ăn nhiều. Vì ăn đồ lạnh thường xuyên có thể khiến mẹ bị đau họng, tiêu chảy, lạnh bụng, khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Những đồ lạnh như đá lạnh, đá xay luôn tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì có thể được làm từ nguồn nước chưa được lọc sạch và chứa nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn đồ lạnh quá nhiều dễ làm co mạch máu và ảnh hưởng đến cung cấp máu cho thai nhi.

Nếu quá thèm mẹ có thể ăn một ít đồ lạnh, chỉ cần đảm bảo không ăn khi bụng đói, hoặc ăn vào sáng sớm hay tối muộn và hạn chế dùng ít nhất có thể. Nếu cần giải nhiệt vào những ngày hè, mẹ nên uống nước mát, nước lọc là tốt nhất.

Bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?
Bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Xem thêm:
Nghén lạnh là trai hay gái? Giải mã thực hư theo khoa học và dân gian 
28 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu mẹ cần tránh xa

2. Tại sao bầu 3 tháng đầu lại thích ăn đồ lạnh hay thèm nước đá?

Trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi lớn, không chỉ về mặt thể chất mà còn về các nhu cầu sinh hoạt ăn uống. Một trong những hiện tượng thú vị mà nhiều bà bầu gặp phải là cảm giác thèm ăn đồ lạnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn ở các nguyên nhân dưới nhé.

2.1. Thai nghén

Trong ba tháng đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ hormone. Sự gia tăng của các hormone progesterone và estrogen có thể dẫn đến tình trạng ốm nghén với các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn mửa, cảm giác chán ăn, chóng mặt, khô miệng, và mệt mỏi.

Đồ ăn lạnh đặc biệt là nước đá có tác dụng làm dịu các triệu chứng khó chịu này, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Chính vì lý do này, nhiều bà bầu tìm đến các món ăn lạnh như một biện pháp giảm bớt cảm giác ốm nghén trong giai đoạn đầu thai kỳ.

2.2. Giảm ợ hơi, ợ chua

Nồng độ hormone progesterone tăng lên mạnh mẽ, giúp thư giãn cơ bắp và kích thích sự phát triển của tử cung để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, progesterone cũng có tác dụng làm giãn cơ vòng giữa thực quản và dạ dày, khiến axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng ợ nóng và cảm giác đắng miệng, đặc biệt phổ biến ở các bà bầu trong ba tháng đầu.

Ợ nóng gây ra cảm giác bỏng rát và khó chịu tại vùng dạ dày và thực quản, làm nhiều bà bầu tìm đến các món ăn như siro đá bào, thức uống mát lạnh, để giảm bớt sự khó chịu này.

2.3. Triệu chứng của rối loạn ăn uống Pica

Việc thèm ăn đồ lạnh, bao gồm cả ăn viên đá hoặc uống nhiều nước đá, có thể là một dấu hiệu của hội chứng Pica trong thai kỳ. Đây là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi việc bà bầu thèm ăn các vật liệu không phải thực phẩm như: Đá lạnh, đất sét, bột giặt và các chất liệu khác không có giá trị dinh dưỡng.

Hội chứng Pica ở bà bầu 3 tháng đầu có thể do nhiều yếu tố gây ra. Một trong những nguyên nhân phổ biến là sự thiếu hụt các khoáng chất thiết yếu như: Sắt, kẽm, selen và kali. Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và gây ra cảm giác thèm ăn các món không phải thực phẩm.

2.4. Giải nhiệt

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bà bầu có nhiều thay đổi về mặt sinh lý, trong đó lượng máu trong cơ thể tăng lên để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Sự gia tăng này khiến các mạch máu giãn nở, làm tăng diện tích tiếp xúc với bề mặt da và dẫn đến hiện tượng thân nhiệt của bà bầu tăng cao, hay còn gọi là cảm giác bốc hỏa. Để làm dịu cảm giác nóng bức và giảm nhiệt độ cơ thể, nhiều bà bầu thường tìm đến đồ ăn, uống lạnh như nước đá, chè để giải nhiệt. Tuy nhiên, việc tiêu thụ đồ lạnh trong giai đoạn này có thể cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Xem thêm:
Bà bầu ăn gì cho mát, giải nhiệt những ngày hè nắng nóng?

Tại sao bà bầu 3 tháng đầu lại thích ăn đồ lạnh
Tại sao bà bầu 3 tháng đầu lại thích ăn đồ lạnh

2.5. Thiếu hụt sắt

Trong ba tháng đầu thai kỳ, việc bà bầu thèm ăn đồ lạnh, như: Kem, nước đá, hoặc các món giải khát lạnh, có thể đang gặp một số vấn đề sức khỏe. Một trong những nguyên nhân phổ biến là cơ thể thiếu sắt. Cảm giác mát lạnh có thể giúp giảm mệt mỏi và chóng mặt, hai triệu chứng thường gặp khi thiếu sắt. Hơn nữa, việc nhai đá hoặc uống đồ lạnh có thể kích thích lưu thông máu, giúp cung cấp thêm oxy lên não, từ đó giúp bà bầu cảm thấy tỉnh táo và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc thèm ăn đồ lạnh chỉ là một biện pháp tạm thời và bà bầu cần bổ sung sắt và các dưỡng chất khác đầy đủ để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ.

2.6. Giúp giảm căng thẳng

Sự thay đổi nồng độ hormon như: Estrogen và progesterone có ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bà bầu. Sự thay đổi này là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu dễ cảm thấy căng thẳng, lo âu và bất ổn về tinh thần trong giai đoạn nhạy cảm này.

Nhiều bà bầu tìm đến đồ ăn lạnh như một cách để làm dịu bớt các cảm giác khó chịu và giảm căng thẳng. Cảm giác mát lạnh từ đồ uống lạnh giúp làm dịu cơ thể, khiến họ cảm thấy thoải mái hơn trong tình trạng tâm lý không ổn định. Tuy nhiên, việc sử dụng các món chứa đá hoặc để lạnh trong ba tháng đầu cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

2.7. Chống mất nước

Tình trạng ốm nghén khiến nhiều bà bầu cảm thấy buồn nôn, nôn mửa và mất nước. Việc uống nước thường xuyên trở nên khó khăn, dẫn đến cảm giác khô miệng và mệt mỏi. Để làm dịu cảm giác khó chịu do ốm nghén, nhiều bà bầu thường có xu hướng thèm các đồ uống lạnh, đặc biệt là đồ chứa đá. Việc này không chỉ giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn mà còn bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Xem thêm:
Bà bầu ốm nghén có truyền nước được không?

3. Tác hại của ăn quá nhiều đồ lạnh với bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu được ăn đồ lạnh không? Chắc chắn là không bởi nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm lạnh trong giai đoạn này, mẹ bầu sẽ gặp phải những tác hại sau:

3.1. Nhiễm vi khuẩn Listeria Monocytogenes từ ăn đồ lạnh

Trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ, việc ăn uống đồ lạnh có thể tiềm ẩn một số nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Một trong những mối lo ngại là nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. Vi khuẩn này có mặt trong môi trường tự nhiên, bao gồm nước, đất, sữa, phô mai và rau củ bị hư hỏng. Đặc biệt, Listeria monocytogenes có khả năng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ thấp, từ 1°C đến -45°C. Điều này có nghĩa là môi trường trong tủ lạnh, nơi lưu trữ nước đá, rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn này.

Nếu bà bầu vô tình tiêu thụ đồ ăn lạnh bị nhiễm Listeria monocytogenes, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: Bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, sảy thai, nhiễm trùng huyết ở thai nhi, hoặc thậm chí viêm màng não sau khi sinh. Vì vậy, bà bầu cần hết sức thận trọng với các loại đồ ăn lạnh trong giai đoạn này.

3.2. Làm nguy hại dạ dày

Nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes có thể có mặt trong nước đá và các món ăn lạnh, gây ra sự co thắt đột ngột ở niêm mạc dạ dày. Điều này có thể dẫn đến cơn đau dạ dày cho mẹ bầu trong ba tháng đầu thai kỳ, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn sơ khai khi thai nhi còn đang hình thành.

Tác hại của ăn quá nhiều đồ lạnh với bà bầu 3 tháng đầu
Tác hại của ăn quá nhiều đồ lạnh với bà bầu 3 tháng đầu

3.3. Tiêu hóa kém do ăn đồ lạnh quá nhiều

Nhiệt độ của đồ ăn lạnh cũng là một nguyên nhân khiến cho niêm mạc dạ dày co lại đột ngột, dịch vị tiết ra ít hơn, khiến quá trình hấp thụ thức ăn bị rối loạn. Do nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes cũng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày. Do đó, bà bầu dễ bị đau dạ dày, ăn không ngon miệng, đau bụng ảnh hưởng tới bản thân và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu.

3.4. Ăn uống đồ lạnh làm viêm nhiễm đường hô hấp

Đồ ăn lạnh, với đặc tính hàn, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. Khi vi khuẩn xâm nhập, mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng như đau họng, ho và cảm giác rát ở vùng cổ. Trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường không được khuyến cáo, đồng thời hệ miễn dịch của mẹ cũng đang yếu hơn. Điều này làm tăng nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

3.5. Ăn đồ lạnh làm kích thích thai nhi

Việc tiêu thụ đồ lạnh, đặc biệt là nước đá, có thể tác động đến thai nhi, khiến tần suất cử động của thai tăng lên. Nhiệt độ thấp từ đồ lạnh kích thích sự hoạt động của thai, khiến nó di chuyển nhiều hơn trong tử cung. Nếu mẹ bầu uống quá nhiều nước đá trong một lần hoặc tiêu thụ đồ lạnh liên tục trong nhiều ngày, điều này có thể làm tăng tần số cử động của thai nhi, gây căng thẳng cho thai và tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ bầu cần thận trọng và hạn chế việc ăn uống đồ lạnh để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

3.6. Nguy cơ co thắt tử cung từ việc sử dụng đồ lạnh

Một trong những tác hại nguy hiểm nhất đó là nguy cơ co thắt tử cung từ việc ăn nhiều đồ lạnh quá thường xuyên. Khi tử cung co lại, quá trình lưu thông máu đến thai nhi bị cản trở, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Tình trạng co thắt này cũng có thể làm tăng nguy cơ động thai hoặc sảy thai, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý hạn chế sử dụng đồ lạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Vậy, "Bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?" câu trả lời là nên hạn chế. Tiêu thụ đồ lạnh quá nhiều có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm nguy cơ nhiễm khuẩn, vấn đề tiêu hóa, viêm nhiễm đường hô hấp, kích thích thai nhi và co thắt tử cung. Mẹ bầu nên hạn chế đồ lạnh để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

4. Những lưu ý khi bà bầu uống nước hoặc ăn đồ lạnh

Trong ba tháng đầu thai kỳ, việc tiêu thụ nước đá hoặc đồ lạnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nhưng bà bầu cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn: Các món ăn làm từ đá có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không được làm từ nguồn nước sạch hoặc không bảo đảm vệ sinh, điều này có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Cẩn thận với vấn đề tiêu hóa: Nếu mẹ bầu có các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa, hoặc dễ bị đau bụng khi tiêu thụ đồ lạnh, tốt nhất nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn các loại thức uống lạnh.
  • Lắng nghe cơ thể: Nếu sau khi ăn uống đồ lạnh, mẹ bầu cảm thấy không thoải mái, nên điều chỉnh lượng đồ lạnh tiêu thụ hoặc tránh xa hoàn toàn, vì cơ thể có thể phản ứng khác nhau trong suốt thai kỳ.

5. Câu hỏi thường gặp (FAQs)

5.1. Mẹ bầu uống nước đá có sao không?

Mẹ bầu uống nước đá dễ bị viêm họng, ho, viêm amidan nếu hệ hô hấp yếu. Nếu uống nhiều nước đá, mẹ có thể bị lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi,...

5.2. Mang thai 3 tháng đầu uống nước đá được không?

Mang thai 3 tháng đầu có thể uống nước đá nhưng cần hạn chế. Vì ở 3 tháng đầu, hệ miễn dịch của mẹ còn yếu, dễ bị viêm họng, cảm lạnh, tiêu chảy nếu uống quá nhiều nước đá.

5.3. Uống nước đá có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Uống nước đá không ảnh hưởng trực tiếp cho thai nhi. Nhưng nếu mẹ uống nhiều nước đá, có thể khiến mạch máu vùng bụng bị co lại, ảnh hưởng đến lượng tuần hoàn tới thai nhi. Nếu mẹ bị viêm họng, tiêu chảy khi uống nước đá, sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi Bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không, là có những cần hạn chế. Mẹ nên hạn chế dùng đồ lạnh ở giai đoạn 3 tháng đầu và cả thai kỳ để đảm bảo tốt nhất cho thai nhi. Nếu còn băn khoăn nào khác, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Dinh dưỡng khi mang thai của Avisure.

Nhạc cho bà bầu tháng thứ 8 giúp con phát triển trí thông minh

Nhạc cho bà bầu tháng thứ 8 giúp con phát triển trí thông minh

Nhạc cho bà bầu tháng thứ 8 là công cụ thai giáo tuyệt vời giúp bé ...
Thai 23 tuần là mấy tháng? Cơ thể mẹ bầu có thay đổi gì?

Thai 23 tuần là mấy tháng? Cơ thể mẹ bầu có thay đổi gì?

Thai 23 tuần đánh dấu một cột mốc quan trọng trong thai kỳ. Ở thời điểm ...
Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa nào tốt? Nên nghiêng trái hay phải?

Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa nào tốt? Nên nghiêng trái hay phải?

Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe ...
Siêu âm thai có được ăn sáng không? Lưu ý cần thiết khi siêu âm thai cho mẹ

Siêu âm thai có được ăn sáng không? Lưu ý cần thiết khi siêu âm thai cho mẹ

Siêu âm thai có được ăn sáng không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thực ...
Mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không?

Mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không?

Mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không? Theo các bác sĩ, bà bầu ...
Nghén con trai thèm ăn gì? Món ăn mẹ bầu nghén khi mang bầu con trai

Nghén con trai thèm ăn gì? Món ăn mẹ bầu nghén khi mang bầu con trai

Nghén con trai thèm ăn gì? Theo dân gian, mẹ bầu con trai thường thèm các ...
Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai? Chưa có tim thai có nguy hiểm không?

Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai? Chưa có tim thai có nguy hiểm không?

Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai? Theo các bác sĩ sản khoa, tim ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?
09/07/2025
101 lượt xem

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không? Câu trả lời là có, các cơn gò ...
Thèm ngọt là con gì? Bầu trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học
09/07/2025
280 lượt xem

Thèm ngọt là con gì? Bầu trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Thèm ngọt là con gì? Thèm ngọt là bầu trai hay gái? Theo dân gian, bà bầu nghén ngọt, thèm ngọt ...
Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?
09/07/2025
94 lượt xem

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Theo chuyên gia, bà bầu 3 tháng cuối có thể ăn được ...
Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu
08/07/2025
100 lượt xem

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Câu trả lời là có, sashimi cá hồi là món ăn thơm ...
5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh
04/07/2025
136 lượt xem

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai cần tránh là tư thế ngồi bắt chéo chân, tư thế ...
Bầu 4 tháng tăng bao nhiêu kg là chuẩn? Bảng tăng cân nặng chuẩn cho mẹ
02/07/2025
28 lượt xem

Bầu 4 tháng tăng bao nhiêu kg là chuẩn? Bảng tăng cân nặng chuẩn cho mẹ

Bầu 4 tháng tăng bao nhiêu kg là chuẩn? Theo khuyến cáo, mẹ bầu 4 tháng nên tăng khoảng 1,5kg đến ...